Hà Nội ẩn chứa trầm tích văn hóa ngàn năm

Di sản văn hóa thế giới - Khu Di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: Ngọc Nguyễn)
Di sản văn hóa thế giới - Khu Di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: Ngọc Nguyễn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục quan trọng của cả nước, Hà Nội còn chứa đựng trầm tích văn hóa được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc. Trong dòng chảy thời gian hơn 10 thế kỷ, những di sản này vẫn có sức sống mãnh liệt.

Nơi lắng hồn núi sông ngàn năm

Hơn 1.000 năm trước, vào thế kỷ XI - năm 1010, đất Thăng Long xưa - Hà Nội nay được Vua Lý Thái Tổ chọn làm Kinh đô của nước Đại Việt và đặt tên là Thăng Long với mong muốn Kinh đô ngày càng phồn thịnh như linh vật rồng thiêng bay lên. Trong suốt hơn 10 thế kỷ, từ thời Lý (thế kỷ XI - thế kỷ XII) đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX - thế kỷ XX), các triều đại phong kiến Việt Nam đã liên tục kế thừa, xây dựng và phát triển với vai trò, vị trí là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước.

Thủ đô Hà Nội là “Thành phố di sản” với những trầm tích vô cùng phong phú, đa dạng, gồm 5.922 di tích lịch sử, văn hóa; 21 di tích và cụm di tích quốc gia đặc biệt. Đặc biệt, Khu Di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2010. Sau khi Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, TP Hà Nội đã phối hợp các cơ quan thực hiện nghiêm túc những cam kết của Chính phủ với UNESCO, thực hiện nghiên cứu khoa học, bảo tồn sự an toàn của di sản, các giải pháp phát huy giá trị... Các nhà khoa học khẳng định đây không chỉ là trung tâm quyền lực quan trọng nhất của Ðại Việt qua nhiều thế kỷ, mà còn khẳng định nền kiến trúc, mỹ thuật Việt Nam độc đáo, giàu bản sắc, có tính liên tục qua các thời kỳ. Ông Christian Manhart - nguyên Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam nhiều lần khẳng định, Hoàng thành Thăng Long minh chứng cho hơn 10 thế kỷ giao lưu và ảnh hưởng văn hóa khắp châu Á. Ngày nay, các tầng văn hóa khảo cổ phản ánh những bước phát triển nối tiếp nhau của các triều đại đã trị vì. Hiếm có di sản nào trên thế giới thể hiện tính liên tục lâu dài như Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Ngoài Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phố cổ Hà Nội, chùa Một Cột, hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, chùa Trấn Quốc, đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Quán Thánh, chùa Hương, chùa Tây Phương, chùa Thầy, Khu Di tích thành Cổ Loa, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, làng cổ Đường Lâm…, Hà Nội còn có: Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Hà Nội, Nhà hát Lớn Hà Nội... được xem là những di sản nổi bật của Hà Nội. Với kiến trúc độc đáo, bề dày lịch sử hàng trăm năm, thậm chí cả nghìn năm, mang đậm dấu ấn văn hóa Thăng Long.

Thời gian qua Hà Nội đã, đang hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững kinh tế Thủ đô, trong đó có du lịch văn hóa. Hà Nội đã quan tâm, đầu tư cho công tác tu bổ di tích, đặc biệt là Nghị quyết của Thành ủy đã đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng cho 500 di tích. Hà Nội cũng xây dựng chính sách về xã hội hóa hoạt động bảo tồn, tôn tạo di tích, trong đó quy định về quyền lợi và trách nhiệm của người đóng góp vốn trùng tu tôn tạo, quyền lợi và trách nhiệm của chính quyền địa phương quản lý di tích.

Lễ rước ngựa của thôn Phù Mã (xã Phù Linh) tại lễ hội Gióng. (Ảnh: Trần Hoàng)

Lễ rước ngựa của thôn Phù Mã (xã Phù Linh) tại lễ hội Gióng. (Ảnh: Trần Hoàng)

Thủ đô Hà Nội với lịch sử ngàn năm văn hiến, được mệnh danh là “mảnh đất trăm nghề”, với 1.350 làng nghề và làng có nghề (chiếm gần 30% tổng số làng nghề và làng có nghề của cả nước). Nhiều làng nghề có lịch sử lâu đời nhất nước. Hiện nay, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của Hà Nội rất đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã, đặc biệt có những sản phẩm mang tính riêng biệt đặc thù mà chỉ ở Hà Nội mới có như: gốm sứ Bát Tràng, dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ; gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng; lụa Vạn Phúc, đúc đồng Ngũ Xã; tò he Xuân La; sừng Thụy Ứng… cùng những làng hoa, cây cảnh nổi tiếng, như Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm, Tây Tựu, Mê Linh... Hà Nội có văn hóa ẩm thực đặc sắc với những món ăn nức tiếng, như: bún chả, bún thang, bún ốc, bánh cuốn, chả cá, bánh tôm…

Gửi hồn vào những điệu múa, lời ca, lễ hội

Hà Nội quyến rũ hơn so với những thành phố khác trên thế giới chính là hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể đồ sộ, hàm chứa những câu chuyện lịch sử hấp dẫn, đậm tính nhân văn đang ẩn chứa và tái hiện qua các lễ hội truyền thống. Trong không gian của lễ hội cổ truyền, in đậm sắc mầu dân gian, có sự hiện diện của quần thể những lễ hội dân gian nằm ở nhiều vùng quê, các làng xã thuộc các huyện ngoại thành của Hà Nội.

Theo số liệu thống kê, Hà Nội có 1.206 lễ hội với các chủ đề, quy mô và hình thức khác nhau. Các lễ hội truyền thống mang dấu ấn văn hiến ngàn năm của Thủ đô, thể hiện rõ nét tinh thần, đặc trưng nguồn gốc văn hóa, lịch sử cũng như những khát vọng của người Việt và của người Thăng Long xưa. Trong những lễ hội lớn ở Hà Nội phải kể đến như: hội chùa Hương, hội gò Đống Đa, hội Gióng, hội Phù Đổng, hội chùa Thầy, hội đền Hai Bà Trưng, hội làng Lệ Mật… Sau 14 năm được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã phục dựng một số di sản văn hóa phi vật thể như: Lễ trồng, hạ cây nêu, lễ thả cá chép trong Tết Táo quân, Lễ tiến tịch…

Hà Nội cũng có nhiều loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống và sinh hoạt văn nghệ dân gian, trong đó có những loại hình được vinh danh là di sản văn hóa thế giới như: ca trù, xẩm, hát văn…

Với những di sản văn hóa vừa giàu có, vừa đa dạng, Hà Nội còn là nơi tập trung nhiều người tài giỏi, sáng tạo, đặc biệt là nhiều nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. PGS.TS. Trần Thị An, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội cho hay, trong mối quan hệ giữa di sản văn hoá phi vật thể với việc hình thành bản sắc văn hoá người Hà Nội, nghệ nhân di sản với vai trò là trung tâm trao truyền di sản, nhân vật năng động và sáng tạo trong thực hành di sản góp phần lớn trong việc trao truyền những giá trị tinh tuý của văn hoá hàng nghìn năm, giúp kiến tạo vốn văn hoá cho con người Hà Nội hôm nay. Tiêu biểu trong đó là 18 nghệ nhân nhân dân, 113 nghệ nhân ưu tú.

Giáo phường Ca trù Thăng Long biểu diễn ca trù phục vụ du khách tại đền Quan Đế (Hàng Buồm, Hà Nội). (Ảnh: Hải Hùng)

Giáo phường Ca trù Thăng Long biểu diễn ca trù phục vụ du khách tại đền Quan Đế (Hàng Buồm, Hà Nội). (Ảnh: Hải Hùng)

Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội đã và luôn có những chính sách quan tâm tới công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, trong đó có việc vinh danh các nghệ nhân, những người sáng tạo, gìn giữ, phát huy và trao truyền lại cho các thế hệ kế tiếp để các loại hình di sản văn hóa truyền thống được tồn tại, phát triển cùng với sự phát triển chung của xã hội. Đây thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, đồng thời cũng chính là thực hiện đúng tinh thần của Công ước quốc tế 2003 “Nghệ nhân dân gian là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo tồn và phát huy của mọi hiện tượng văn hóa phi vật thể. Không có nghệ nhân dân gian thì cũng không có văn hóa dân gian”.

Các địa phương Đan Phượng, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Đông Anh, Hoài Đức, Quốc Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Long Biên… đã hỗ trợ các câu lạc bộ và nghệ nhân tổ chức nhiều lớp truyền dạy, nhiều đợt truyền dạy với các di sản như: hát ca trù, hát trống quân, hát tuồng, múa rối nước, hát dô, hát chèo, cồng chiêng của người Mường, múa rối cạn, nặn tò he, xẩm, hát múa bài bông, hát múa ải lao…

Theo mục tiêu phát triển bền vững của UNESCO, việc kiểm kê được 1.793 di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội (lễ hội, tập quán xã hội và tín ngưỡng, nghề thủ công truyền thống, di sản về tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, di sản về ngữ văn dân gian) có ý nghĩa góp phần “bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và phát triển bền vững ở cấp quốc gia”.

Có thể thấy, Hà Nội đang nỗ lực giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa - những trầm tích ông cha để lại từ ngàn năm. Theo GS. TSKH Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô, trải qua hơn 1.000 năm với bao thăng trầm của Thủ đô và đất nước, Thăng Long - Hà Nội vẫn là hình tượng tiêu biểu nhất cho “khí phách cha ông, hồn thiêng sông núi”, là kinh đô của các vương triều, là Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Hà Nội đã sở hữu nhiều danh hiệu do UNESCO vinh danh như: Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Di sản Văn hóa thế giới); 82 bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Di sản tư liệu thế giới); Hội Gióng (Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại); Nghi lễ và trò chơi kéo co (Di sản văn hóa phi vật thể thế giới); Tín ngưỡng thờ Mẫu (Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại); Ca trù (Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp).

Đọc thêm

“Kho báu” văn hóa trong đời sống

Thủ tướng Phạm Minh Chính với Đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín. (Ảnh:xaydungdang.org.vn).
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có cuộc gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải
(PLVN) - Chiều 17/4, UBND huyện Đông Hải long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Nghinh Ông lần thứ XXI tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, để tưởng nhớ tới công ơn của loài cá voi được ngư dân miền biển phong là thần Đại tướng quân Nam Hải (lễ hội diễn ra từ ngày 17 và 18/4 (nhằm mùng 9 - 10/3 âm lịch).

Gần 100 món nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên

Sản phẩm bánh dày tại hội thi.
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ I năm 2024. Liên hoan đã hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng.

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến

Dấu ấn cội nguồn dân tộc trên đất Phố Hiến
(PLVN) - Là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi lắng đọng tinh hoa văn hóa ngàn năm, Phố Hiến - Hưng Yên, hiện vẫn còn lưu lại dấu ấn đậm nét về thời kỳ Hùng Vương, Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân, tại phường Lam Sơn, TP Hưng Yên, thờ vị vua sơ khai mở đầu cho 18 đời vua Hùng Vương dựng nước, gắn với truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Phú Thọ tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ

Phần tế được cử hành theo nghi lễ truyền thống, trang trọng, thành kính
(PLVN) - Ngày 14/4 (tức mùng 6/3 âm lịch), tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Đền Mẫu Âu Cơ thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sỹ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài đã tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.

Huyện Quốc Oai đón Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Bằng công nhận lễ hội truyền thống chùa Thầy là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Kim Nhuệ - Hà Nội mới)
(PLVN) - Tối 12/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) diễn ra Lễ khai hội chùa Thầy, đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia Lễ hội chùa Thầy và khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch, Xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2024 với chủ đề “Quốc Oai-khơi nguồn di sản".