Thiện nguyện và sự nửa vời…

Thiện nguyện và sự nửa vời…
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tuần qua, câu chuyện nghệ sỹ Hoài Linh “lặng thinh” sau nửa năm kêu gọi thiện nguyện trong bão lũ miền Trung đã và đang gây ồn ào dư luận. Dù không có “quy định cứng” về thời gian giải ngân tiền vận động ủng hộ, nhưng cá nhân có trách nhiệm công khai, báo cáo số tiền huy động với cơ quan chức năng. Đây cũng là quy định sắp tới được Bộ Tài chính cụ thể hóa bằng Nghị định…

Khi từ thiện còn tự phát

Tháng 10/2020, trước tình hình mưa lũ nghiêm trọng ở miền Trung, nhiều nghệ sĩ kêu gọi các mạnh thường quân quyên góp để khắc phục hậu quả thiên tai như: Thủy Tiên, Kỳ Duyên, Minh Triệu... Ngày 20/10/2020, Hoài Linh cho biết là người con của vùng đất này, nhìn cảnh mọi người mất người thân, nhà cửa, anh đau xót, vì vậy, đứng ra quyên góp với hình thức khán giả gửi tiền vào tài khoản ngân hàng do anh lập ra. Đến ngày 11/11/2020, nghệ sĩ thông báo trên trang cá nhân, tài khoản nhận được hơn 13,4 tỷ đồng, công bố ngừng nhận đóng góp và sẽ về miền Trung để trao số tiền.

Tuy vậy, khác nhiều nghệ sĩ đi trao tiền và quà trực tiếp, cũng như công khai các khoản thu chi thiện nguyện, danh hài chưa lên tiếng về kế hoạch dùng số tiền cứu trợ sau sáu tháng kêu gọi đóng góp. Giữa tháng 5 đến nay, nhiều khán giả đề nghị Hoài Linh phải minh bạch hoạt động này.

Hoài Linh sinh năm 1969, quê ở Quảng Nam. Thập niên 1990, anh gây tiếng vang ở hải ngoại khi đóng kịch hài cùng Vân Sơn. Đầu những năm 2000, anh về nước sống và làm việc. Ngoài diễn kịch, anh làm giám khảo game show, đóng nhiều phim điện ảnh. Hiện Hoài Linh chủ yếu sống ở nhà thờ tổ nghiệp của anh tại TP HCM. 

Khi bị nghi ngờ ăn chặn số tiền này, danh hài xin lỗi về việc chậm giải ngân hơn 13 tỷ đồng và hứa sẽ báo cáo với khán giả về những khoản chi. Danh hài cho biết số tiền từ thiện chính xác là hơn 14,67 tỷ đồng và vẫn nằm trong tài khoản riêng dành cho mục đích từ thiện mà anh đã thiết lập. Nghệ sĩ Hoài Linh cho biết do dịch bệnh Covid-19 bùng phát cộng với quy định giải ngân số tiền cần có xác nhận của các địa phương nên số tiền chưa thể giải ngân được. Theo quy định pháp luật, do các bên không có thỏa thuận thời hạn thực hiện việc chuyển tiền đến tay người dân bị bão lũ nên thời hạn 6 tháng vẫn nằm trong thời hạn pháp luật cho phép. Anh khẳng định không ăn chặn và sẽ gửi tiền đến đúng người, đúng đối tượng. 

Trao đổi với báo chí về việc NSƯT Hoài Linh bị tố chưa chuyển tiền ủng hộ, đại diện Vụ Tài chính ngân sách, Bộ Tài chính cho biết không có “quy định cứng” về thời giải ngân tiền vận động ủng hộ. Tuy nhiên, theo đại diện Vụ Tài chính ngân sách, cá nhân có trách nhiệm công khai, báo cáo số tiền huy động với cơ quan chức năng. Và đây cũng là quy định sắp tới được Bộ Tài chính cụ thể hóa bằng Nghị định. Đại diện Bộ Tài chính cho biết, dự thảo Nghị định bộ luật này đang hoàn thiện cho phép cá nhân vận động, tiếp nhận và phân phối tiền từ thiện, nhưng phải công khai, minh bạch và thông báo cho chính quyền địa phương.

Theo đó, từ năm 2008 đến nay, việc vận động, tiếp nhận và phân phối các nguồn đóng góp tự nguyện được thực hiện theo Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ. Đáng chú ý trong dự thảo Nghị định này, Bộ Tài chính đề xuất cá nhân được tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục thiên tai, dịch bệnh. Lãnh đạo Vụ Ngân sách Nhà nước cho biết, cá nhân muốn vận động nguồn tài trợ thì phải thông báo với chính quyền nơi cư trú về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động.

Về phân phối, sử dụng nguồn tài trợ tự nguyện, đại diện Vụ Ngân sách Nhà nước nhấn mạnh, cá nhân phải thông báo cho chính quyền địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ để được hướng dẫn, phối hợp phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện cũng như đảm bảo an toàn, trật tự xã hội.

Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Cá nhân có trách nhiệm báo cáo, công khai về hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện khi được yêu cầu. 

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Quách Thành Lực (Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Giám đốc Công ty Luật TNHH LSX) cho rằng, số tiền Hoài Linh nhận được từ khán giả, người ủng hộ sau khi vận động quyên góp để hỗ trợ bà con miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt được xác định là tiền cứu trợ theo khái niệm nêu tại khoản 2.4 Điều 2 Thông tư số 72/2008/TT-BTC.

Việc Hoài Linh chậm chuyển số tiền ủng hộ đến bà con chịu bão lũ miền Trung, nếu đánh giá trên góc độ pháp luật hiện hành thì không có vi phạm nghiêm trọng, không làm thay đổi bản chất tốt đẹp của hoạt động từ thiện. Tuy nhiên, đứng trên góc độ tâm lý của người chuyển tiền, muốn số tiền đến ngay lập tức với đồng bào đang hoạn nạn giúp họ giải quyết ngay được khó khăn thì thời hạn 6 tháng là một thời gian quá lâu. Thời gian này làm ảnh hưởng đến ý nghĩa, mục đích của hoạt động ủng hộ, cứu trợ.

Đã nhận lòng tin, đừng nửa vời

Có thể nói, nghệ sĩ là những người có tầm ảnh hưởng đối với công chúng vì thế mỗi khi họ lên tiếng kêu gọi quyên góp từ thiện đều được khán giả ủng hộ hết lòng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, showbiz Việt bất ngờ xảy ra loạt lùm xùm không đáng có liên quan đến chuyện nghệ sĩ và số tiền kêu gọi từ thiện lớn. Ở sự việc này, thực tế, chưa có ý kiến nào cho rằng Hoài Linh muốn chiếm lấy số tiền kể trên. Phần lớn chỉ thắc mắc vì sao danh hài này kêu gọi từ thiện kể từ tháng 10 năm ngoái, nhưng bây giờ số tiền vẫn còn nguyên vẹn?

Bởi đây là số tiền từ những tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp, người có ít góp ít, thậm chí có người chỉ vài ngàn đồng, những mong được góp một chút cho đồng bào trong hoạn nạn. Vì Hoài Linh là một danh hài nổi tiếng, có vị thế nhất định trong lòng công chúng, nhưng không đồng nghĩa được phép giữ số tiền này dài hơn nửa năm. Ngoài ra, người hâm mộ có quyền đặt câu hỏi về chuyện kêu gọi mọi người quyên góp để làm từ thiện. Nếu xuất phát từ chữ tâm thì người nghệ sĩ nhất định phải làm mọi cách để tiền bạc đến tay những người dân bị thiên tai, đúng như mục đích kêu gọi và vào đúng thời điểm người dân cần nhất. Hoặc chí ít cũng sẽ là những hoạch định an sinh lâu dài…

Sở dĩ, ca sỹ Thủy Tiên quyên góp được số tiền khổng lồ trong thời gian ngắn, bởi cô lặn lội trong bão lũ, đến tận nơi, trao tận tay cho bà con khi “đói”, khi thực sự cần nhất. Thủy Tiên từng công khai số tiền hơn 178 tỷ đồng để giúp đỡ người dân khó khăn vì trận lũ lụt lịch sử xảy ra ở miền Trung vào tháng 10/2020. Nàng WAGs số 1 của bóng đá Việt Nam tiết lộ bỏ thêm tiền túi hơn 3,6 tỷ đồng, trong đó có lý do là Công Vinh muốn Thủy Tiên bỏ tiền túi vì sợ ảnh hưởng uy tín. Nghệ sĩ, người nổi tiếng, cầu thủ hay giới WAGs, tất cả đều có ảnh hưởng rất lớn với người hâm mộ, cộng đồng. Vậy nên, nếu ai quyết định gánh trên vai trách nhiệm với chuyện quyên góp từ thiện thì nhất định phải làm cho xứng đáng với niềm tin, tình yêu của mọi người. 

Trước sự việc này, ca sỹ Thái Thùy Linh, thủ lĩnh của nhiều hoạt động thiện  nguyện từ nhiều năm nay, cho rằng: “Việc Hoài Linh chậm thông báo về tình hình giải ngân tiền từ thiện là khó thông cảm nhưng dư luận cũng đừng vùi dập anh quá đáng, khiến anh và nhiều người khác không dám tiếp tục làm việc tốt. Cá nhân tôi không suy đoán hay nghi ngờ anh ấy có hành động khuất tất với tiền từ thiện. Có thể anh ấy xao nhãng, thiếu quyết tâm và hành động cụ thể trong việc giải ngân chứ chắc chắn không làm những chuyện như dư luận suy luận”.

Ca sỹ Thái Thùy Linh bày tỏ: “Với tôi, làm hoạt động xã hội phải cầm tiền từ thiện giống như đang mang một món nợ. Khi chưa đi miền Trung được, tôi cũng cảm giác mình đang mang một món nợ lớn của xã hội. Dù không bị đòi nhưng chẳng ai thích mang nợ cả, nhất là nó lại chẳng mang lại lợi ích gì cho cá nhân mình. Tuy nhiên, anh Linh chưa đúng trong việc không đưa ra bất kỳ một thông báo nào về việc chậm giải ngân hay chứng tỏ rằng mình đang trong quá trình thực hiện. Trường hợp của anh Hoài Linh cũng là bài học sâu sắc cho chúng tôi. Trước đây, câu chuyện của Thủy Tiên cũng khiến tôi và nhiều người phải rút kinh nghiệm. Thủy Tiên không thích đề tên mình ở những ngôi nhà tình nghĩa nhưng một số thành phần anti-fan lại cho rằng cô ấy nhận vơ”...

Việt Nam chưa có các tổ chức thiện nguyện chuyên nghiệp, người làm công tác xã hội không được trả lương nên cũng không thể bắt buộc người làm thiện nguyện phải sống chết vì nó. Tuy nhiên, thiện nguyện là lòng tốt được nảy sinh từ tâm. Không ai bắt buộc ai phải làm từ thiện! Việc không làm từ thiện cũng chẳng thể đánh giá một con người! Thế nhưng, khi đã dấn thân vào công việc, hãy đừng làm nửa vời, trong những trắc ẩn bột phát của người nghệ sỹ và những người làm thiện nguyện nói chung! Đã làm thiện nguyện không thể vô tâm, hoặc chỉ theo phong trào! Khi niềm tin, lòng trắc ẩn, nghĩa hiệp, sự yêu thương, đùm bọc luôn là những nghĩa cử và món quà vô giá mà con người trao cho nhau trong cuộc đời này… 

Đọc thêm

Chi nhánh VPĐKĐĐ Thủ Đức (TP HCM): Một số vấn đề cần làm rõ trong một hồ sơ đăng ký biến động đất đai

Liên 1, biên nhận 375 và biên nhận 376 có chữ ký, dấu vân tay tên bà Mai nhưng bị tẩy xóa.
(PLVN) - Bà Ngô Thị Mai (SN 1967) cho rằng, là người nộp hồ sơ đăng ký cập nhật biến động căn nhà vừa mua nhưng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thủ Đức (TP HCM) lại trả kết quả cho chủ cũ, dẫn đến bà không nhận được sổ đỏ và tài sản. Trong khi đó, Chi nhánh VPĐKĐĐ cho rằng trả kết quả đúng quy định.

UBND xã Chàng Sơn (Hà Nội) bị phản ánh vi phạm khi tháo dỡ công trình: UBND huyện Thạch Thất ra kết luận

Công trình vi phạm của ông Trường bị UBND xã Chàng Sơn cưỡng chế phá dỡ khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ xử lý vi phạm hành chính. (Ảnh: Bạn đọc cung cấp)
(PLVN) - UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) vừa có Văn bản 13/KL-UBND kết luận nội dung tố cáo Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn cho tháo dỡ công trình vi phạm trên đất ruộng phần trăm (đất nông nghiệp dùng cho mục đích công ích - NV) khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính; là tố cáo đúng.

Mô hình “Hội - Đoàn - Trường” phối hợp tuyên truyền, giáo dục: Học sinh hào hứng học kỹ năng sống được nhận quà

Sáng 11/11, tại các trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, kỹ năng sống đã được tổ chức.
(PLVN) - Sáng 11/11, gần 2.000 học sinh Trường tiểu học Nguyễn Văn Tây, P Bình Chiểu, TP Thủ Đức (TP.HCM), sôi nổi tham gia tiết học An toàn giao thông và phòng chống đuối nước, đồng thời được nhận những phần quà hấp dẫn. Đây là hoạt động thiết thực từ sự phối hợp thú vị theo mô hình “Hội - Đoàn - Trường” giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Bình Chiểu và Ban giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tây. 

Đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
(PLVN) - Bạn đọc Vũ Sáu (Hà Nội) hỏi: Gần đây tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Hà Nội một nhóm thanh, thiếu niên đi xe thành đoàn, phóng nhanh, lạng lách đã đâm và làm một người đi đường tử vong tại chỗ. Vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Xin hỏi, hành vi đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Hành vi hủy hoại đất bị xử phạt thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Thế Bình (Bắc Giang) hỏi: Nắm bắt được nhu cầu mua đất màu để trồng trọt của nhiều hộ gia đình, một số hộ dân tại xã tôi đang sinh sống đã tự hạ thấp bề mặt đất bãi trồng màu để lấy đất màu bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Xin hỏi, hành vi hủy hoại đất của các hộ dân nêu trên bị xử phạt như thế nào? Có bị thu hồi đất không?

Giảm số lượng biên chế phải song hành nâng chất lượng

Ảnh minh hoạ (Nguồn: VOV).
(PLVN) -  Lâu nay, chúng ta thường nghe nói vấn đề “bộ máy cồng kềnh”. Mới đây, tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra một số ví dụ để dư luận có thể hình dung ra câu chuyện “bộ máy cồng kềnh” là như thế nào.

Diễn biến sự việc khiếu nại tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang): Trưởng phòng TN&MT nhận định có dấu hiệu giao đất trái thẩm quyền

Một số hộ dân phản ánh sự việc với PV PLVN. (Ảnh: Quốc Anh)
(PLVN) - Như đã thông tin, Báo PLVN nhận được đơn của một số hộ dân tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) cho hay: Năm 2001 - 2002, địa phương phát động phong trào cứng hóa đường bê tông nông thôn trên địa bàn. Vì thiếu kinh phí nên địa phương đã lấy đất do thôn và người dân đang quản lý giao cho một số hộ có nhu cầu sử dụng. Điều kiện để được sử dụng đất là phải nộp tiền bằng giá đất ở.

Đặt cọc mua nhà bằng ngoại tệ có hợp pháp ở Việt Nam?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Thế Anh (Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có người nhà định cư tại nước ngoài và thường xuyên gửi ngoại tệ về cho gia đình. Tới đây, gia đình tôi dự định mua một căn nhà mới. Xin hỏi, khi mua nhà, tôi đặt cọc bằng ngoại tệ thì có được pháp luật cho phép không?

Tiếp vụ thu hồi đất tại TP Bắc Giang: Người dân chỉ mong chính quyền địa phương "giữ lời hứa"

Một phần diện tích đất của người dân thuộc diện thu hồi bị xác định là đất nông nghiệp. (Ảnh: Gia Hải).
(PLVN) - Liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện dự án Khu đô thị cạnh tỉnh lộ 299 và đường trục chính đô thị phía nam, nhiều người dân tại xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang mong muốn địa phương “giữ lời hứa”, xác định đúng loại đất để được đảm bảo quyền lợi.