Góc khuất nghề DJ: Cạm bẫy sau ánh đèn màu

DJ Linh Linh Phạm cháy hết mình trong một lần biểu diễn.
DJ Linh Linh Phạm cháy hết mình trong một lần biểu diễn.
(PLO) - Phía sau ánh hào quang của nghề DJ, những “phù thủy âm thanh” phải thường xuyên làm việc xuyên đêm, trong môi trường ồn ào, khói thuốc lá, sisha, bia rượu và vô số những cạm bẫy, hiểm nguy.
Dí súng vào đầu bắt tắt nhạc
Tuổi đời còn trẻ, nhưng nữ DJ xinh đẹp Diếp Hồng Phấn (DJ Pink, SN 1995) là cái tên được nhiều người biết đến khi đoạt giải 3 cuộc thi DJ tài năng Paradise năm 2012 và là top 7 thí sinh tài năng Miss DJ 2015. Hồng Phấn sinh ra trong một gia đình nông dân, đông con ở xứ dừa. Gia cảnh khó khăn, đang học lớp 6, Hồng Phấn phải bỏ học đi làm thuê cho một công ty sản xuất bánh ở Sài Gòn.
Hai năm ở Sài Gòn, cô bươn chải nhiều nghề với vô số môi trường làm việc khác nhau từ công nhân may, da giày, đến bưng bê, phục vụ quán cafe… “Mình đến với nghề DJ từ lúc 14 tuổi. Lúc đó, phục vụ cho một quán cafe DJ ở Sài Gòn. 
Khi đề xuất với một anh DJ trong quán theo học nghề, anh đồng ý và mình trả học phí dần mỗi khi nhận lương hằng tháng. Mình bước chân vào nghề DJ từ đó”, Hồng Phấn kể.
Với thâm niên trong nghề 7 năm, thời gian Hồng Phấn ở các quán bar, beer club còn nhiều hơn ở nhà và cũng chứng kiến không ít những chuyện nghề mà giờ nhớ lại không khỏi rùng mình. Với Hồng Phấn, ký ức kinh hoàng khiến cô luôn giật mình mỗi lần nhớ đến đó là trận hỗn chiến ở một quán bar tại thành phố Phan Rang (Ninh Thuận) năm 2012. 
“Đêm ấy, mình đánh nhạc cho quán. Thấy một nhóm thanh niên say rượu dùng dao, kiếm đánh nhau. Sợ quá, mình bỏ sân khấu chạy vào nhà vệ sinh trốn, nhưng một trong số bọn họ chạy theo vào sàm sỡ mình. May sao có người ứng cứu kịp. Sau đó, một thanh niên bị chém chết ngay tại quán”, Hồng Phấn nhớ lại.
Theo Hồng Phấn, làm việc trong bar là môi trường độc hại, thường xuyên phải tiếp xúc, hít các chất độc từ thuốc lá, sisha, khói cay từ sân khấu... Năm 2012, nữ DJ Mỹ Quyên (DJ Bo) hàng đầu Việt Nam đột ngột qua đời khi đang đi diễn ở Hải Phòng. 
Theo các đồng nghiệp kể lại, DJ Bo bị ho khá nặng nhưng không chịu đi bác sĩ. Khi ra Bắc, thời tiết càng khiến bệnh nặng hơn nên cô phải dùng thuốc ngủ. Khi hôn mê, DJ Bo được chuyển tới bệnh viện nhưng do viêm phổi trầm trọng nên đã qua đời. 
“Nhận tin sốc của người chị, lúc bấy giờ mình mới biết lo cho sức khỏe bản thân. Mình đi khám, phát hiện bị tràn dịch màng phổi nặng vì hít nhiều khói thuốc, hơi cay và phải nằm viện điều trị nhiều tháng trời”, Hồng Phấn nói.
Nữ DJ Hà thành Phạm Thùy Linh (DJ Linh Linh Phạm, SN 1990) gắn bó 6 năm với nghề. Ngồi nói chuyện với Linh, cô thường xuyên hút thuốc lá. Linh cho biết, làm việc chủ yếu trong các bar, beer club trong khoảng thời gian từ 21h đến 2-3h sáng hôm sau. 
Đồng hồ sinh học của những người theo nghề DJ bị đảo lộn hoàn toàn khi “ngủ ngày cày đêm”. “Trước em không hút thuốc, nhưng công việc đêm hôm nhiều áp lực, thường xuyên ngửi mùi thuốc lá, đến lúc nghiện lúc nào không hay”, Linh nói.
Theo Linh, DJ nữ luôn phải cảnh giác trước những cám dỗ và va chạm với khách. Không ít lần trong bar, cô gặp những trường hợp khách say xỉn, không làm chủ được hành vi của mình, sẵn sàng ném bất cứ thứ gì lên người DJ. Có khi đang xuống nhạc, thấy hoa quả, chai bia, cốc bay trên sân khấu. Có người còn ném cả giày, dao, bởi vì đang phê lắc lư, xuống nhạc làm những “tay chơi” cụt hứng. 
Linh kể, một trong những chuyện dở khóc, dở cười trong nghề mà cô chứng kiến là một nữ DJ đi diễn ở một bar nổi tiếng ở Hải Phòng. “Khi bạn DJ đang mải mê lên nhạc, bỗng có một thanh niên xăm trổ dí súng vào đầu đề nghị tắt nhạc để… nghe điện thoại. Cô bạn sợ, mặt tái đi, cả buổi tối vừa đánh nhạc vừa run”, Linh kể.
Cạm bẫy tình, tiền
Nữ DJ N.T.T thường xuyên làm tại các quán bar lớn ở Hà Nội trải lòng, nhiều khi cô biết rõ những ly rượu khách mời có thể có chất kích thích, thuốc lắc trong đó, nhưng vẫn phải uống. Quen dần, mỗi lần chơi nhạc, nếu có chất kích thích T. “phiêu” hơn trong những bản nhạc và rồi cô bị nghiện lúc nào không hay. 
DJ Hồng Phấn và DJ Tiểu My.
 DJ Hồng Phấn và DJ Tiểu My.
“Giờ đi diễn, lúc nào trong túi mình cũng có thuốc lắc. Nếu “cắn” thuốc và uống ít rượu, chơi nhạc mới bốc lửa và có nhiều tiền “boa” từ khách. Mình cũng muốn cai thuốc, nhưng chưa thực hiện được”, T. trải lòng.
T. cho biết, không ít DJ nữ sẵn sàng cặp kè với những đại gia thường lui tới vũ trường. Sau khi thỏa mãn, những đại gia này nhanh chóng bỏ họ để cặp kè với những cô gái khác xinh đẹp, trẻ trung hơn.
H.N là một DJ nữ trẻ vùng sông nước miền Tây, N từng có tiếng và đắt show tại Sài Gòn. Nhưng cuộc đời cô đã sang một lối khác khi gặp một “sở khanh” trong lần đi diễn. “Anh ấy đẹp trai, nhìn ga lăng lịch sự, thường xuyên đến bar mình diễn và bo rất nhiều tiền. Có lần anh tặng cả nghìn đô, xe máy.
Sau thời gian quen nhau, mình với anh ấy yêu nhau và sống chung. Lúc đó mình mới biết đợt anh ta có tiền nhiều là do cá độ bóng đá thắng. Về sau, thua hết tiền, những đồ vật giá trị tặng mình anh lấy lại hết, để mặc mình với đứa con trong bụng và chia tay”, H nói. 
Đau khổ khi phải bỏ chính đứa con của mình, H bắt đầu tìm đến rượu, giải sầu.
Miss DJ 2015 Tiểu My chia sẻ, trong khi đi làm, cô gặp không ít những “dê xồm” say rượu gạ tình. “Có những người bằng tuổi cha chú, gặp mình thường đặt thẳng vấn đề đi chơi qua đêm cùng sẽ cho nhiều tiền, mua xe xịn, điện thoại đẹp…”, My nói. 
My cho biết, ngoài vượt lên những cám dỗ trong nghề, các DJ cũng cạnh tranh quyết liệt với nhau. Một số DJ sẵn sàng chơi xấu để làm mất uy tín “đối thủ”. Ngoài ra, để giành được suất đánh vào những giờ đẹp trong vũ trường, đồng nghĩa với nhiều tiền hơn, nhanh nổi hơn, không ít nữ DJ phải mua chuộc, thậm chí đánh đổi tình...

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.