Giữa thật và vờ

Tư lệnh tối cao liên quân NATO, tướng Philip Breedlove.
Tư lệnh tối cao liên quân NATO, tướng Philip Breedlove.
(PLO) -NATO đang chuẩn bị cho hội nghị cấp cao tổ chức ở Ba Lan. Sự lựa chọn địa điểm này không phải ngẫu nhiên mà ẩn chứa thông điệp chính trị là NATO đang hướng tất cả về phía Nga và đang tìm kiếm chiến lược mới để đối phó Nga. NATO cho rằng hội nghị cấp cao này thuộc diện quan trọng nhất kể từ sau chiến tranh lạnh cũng vì kết quả của hội nghị là một chiến lược mới đối phó Nga.

Từ hợp tác sang đối đầu

Từ sau khi xảy ra những chuyện ở Ucraine và với Crimea, quan hệ giữa NATO và Nga đã trở nên tồi tệ rõ rệt, không còn hợp tác nữa mà đối đầu, không còn tin cậy lẫn nhau nữa mà nghi kỵ lẫn nhau, không còn đồng hành với nhau trong mọi vấn đề liên quan đến an ninh và ổn định ở châu Âu mà phòng ngừa và đối phó nhau. 

Đối với NATO đột nhiên nảy sinh vấn đề mối đe dọa an ninh từ phía Nga. Những biện pháp đối phó và hành động quân sự của Nga ở châu Âu từ đó đến nay tạo nguyên do xác đáng cho mối lo ngại này của NATO, đặc biệt đối với những nước thành viên NATO ở khu vực xung quanh Nga.

Nhưng trong thực chất thì cũng có phần NATO chủ ý thổi phồng mối đe dọa an ninh này hoặc để cho thành viên NATO nào đấy ở châu Âu chính trị hóa và công cụ hóa sự thổi phồng này. 

Tuy nhiên, trong chiến lược mới mà NATO sắp thông qua cho NATO nói chung và nhằm đối phó Nga nói riêng, sự mập mờ giữa thật và vờ này bị xóa bỏ và thay vào đó là chủ ý biến vờ thành thật.

NATO làm thế để có biện luận cho việc xác định đối phó Nga làm định hướng chiến lược chung và mục tiêu cụ thể trong thời gian tới. Coi Nga là kẻ thù và tập trung đối phó Nga như thế, NATO đề cao được giá trị, vai trò và ảnh hưởng của chính nó ở châu Âu.

NATO đột nhiên có lý do mới để tiếp tục tồn tại và có nguyên cớ mới để thực thi hàng loạt hoạt động ở châu Âu.

Không như thế thì lập luận sao đây cho việc các nước thành viên tăng ngân sách quốc phòng, cho việc tăng cường triển khai quân đội và vũ khí hạng nặng ở các nước thành viên trong khu vực láng giềng của Nga, cho việc xây dựng thêm căn cứ quân sự mới trên lãnh thổ các nước thành viên này, cho việc đưa vào sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa mới được khởi xướng từ khi xưa để đối phó với Iran chứ không phải Nga. Không như thế thì NATO biện giải thế nào việc tiến hành những cuộc tập trận chung với quy mô lớn chưa từng thấy ở Ba Lan hay các nước trên bán đảo Bantic.

Chỉ là đồng hành nửa vời

NATO lợi dụng các nước thành viên như thế nào để đối phó Nga thì cũng đồng thời lại bị chính các thành viên này lợi dụng để phục vụ cho xử lý quan hệ riêng của họ với Nga. Các nước này phải thổi phồng mối đe dọa an ninh từ phía Nga để buộc NATO không còn có thể đứng ngoài cuộc, biến mối quan hệ trắc trở giữa họ với Nga thành bộ phận trong quan hệ giữa NATO và Nga.

Hội nghị cấp cao này với định hướng chiến lược mới như trên vì thế sẽ là dấu mốc mới đối với NATO và báo hiệu quan hệ của NATO với Nga nói riêng và giữa một số thành viên NATO với Nga nói chung sẽ trở nên còn tồi tệ hơn hiện tại, còn bất đồng và bất hòa hơn hiện tại cũng như càng khó hòa giải hơn.

Nga đã cho thấy không sẵn sàng và thiện chí nhượng bộ NATO, thậm chí còn chủ ý và quyết chí chơi sát ván đến cùng với NATO ở châu Âu.

Thực trạng và triển vọng như thế của mối quan hệ giữa NATO và Nga đầu độc bầu không khí chính trị trong toàn bộ mối quan hệ của Nga với Phương Tây.

Cứ như thế thì vấn đề Ucraine còn lâu mới có được giải pháp chính trị và Nga và Phương Tây chỉ đồng hành nửa vời, giả vờ nhiều hơn thật lòng, trong việc giải quyết những vấn đề chính trị an ninh ở những nơi khác trên thế giới.../.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.