Công nghệ truy tìm tội phạm thời internet ​

Stephen Keating bị kết án 110 năm tù, cảnh sát giải cứu được 14 nạn nhân.
Stephen Keating bị kết án 110 năm tù, cảnh sát giải cứu được 14 nạn nhân.
(PLO) -Sử dụng các công nghệ tối tân nhất, kể cả các công nghệ chưa công bố rộng rãi như "ADN ảnh chụp", cơ quan điều tra Mỹ đã truy tìm thành công thủ phạm nhiều vụ xâm hại trẻ em chỉ qua ảnh chụp đăng trên mạng xã hội.

Trong phòng tắm, kẻ xâm hại đặt đứa trẻ lên tục chụp ảnh để chuẩn bị ghi lại hành động xấu xa của hắn. Nền đằng sau bức ảnh gồm nhiều sản phẩm khác nhau, bao gồm cả thuốc kê theo toa. Tuy nhiên nếu chỉ phóng to lên theo cách thông thường sẽ không thể đọc được, theo CNN.

Trong một phòng thí nghiệm nhỏ và tối, Jim Cole, đặc vụ kiêm giám sát của Trung tâm An ninh nội địa Điều tra tội phạm qua mạng Mỹ phải sử dụng các công nghệ hiện đại nhất để đọc được những dòng chữ này.

"Bằng cách dùng một số công nghệ thậm chí chưa được công bố rộng rãi, chúng tôi có thể đọc được nhãn của các chai lọ và đảo ngược được các hình ảnh chuyển động nhanh bị mờ", Cole nói.

Họ có thể nhìn thấy tên của kẻ tấn công, "Stephen", hai chữ cái đầu tiên của họ và 3 chữ số đầu của toa thuốc.

Từ những manh mối này, Cole đã cho liên hệ với các hiệu thuốc, đề nghị cung cấp chi tiết thông tin về những khách hàng khớp với những đặc điểm trên. Danh sách cuối cùng chỉ còn lại một cái tên "Stephen Keating".

Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả những gì công nghệ cao có thể làm được. Nhóm điều tra thậm chí còn lấy được vân tay kẻ phạm tội từ trong bức ảnh.

"Đó là lần đầu tiên chúng tôi làm được việc này", Cole nói.

Với những chứng cứ không thể chối cãi này, Stephen Keating đã bị kết án 110 năm tù. Các nhà điều tra đã giải cứu được 14 nạn nhân.

Cole là đồng sáng lập của dự án VIC (Trung tâm nạn nhân), tập trung điều tra tội phạm lạm dụng trẻ em nhờ sử dụng các công nghệ tối tân về ảnh và video, với mục tiêu "không bỏ sót nạn nhân nào".

"Chúng tôi cố gắng tìm thấy trẻ em càng nhanh càng tốt", Cole nói, "thời gian tìm kiếm càng kéo dài, đứa trẻ càng gặp nhiều nguy hiểm".

Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Theo Cole thì họ phải xem tới 500.000 bức ảnh mỗi tuần, hay 25 triệu bức ảnh mỗi năm.

Những vụ như vụ Keating mất thời gian điều tra khoảng 3 tuần, trong khi trong quá khứ có thể phải tới hàng tháng, hoặc tệ hơn, vụ án không được phá giải.

Sử dụng công nghệ "ADN ảnh chụp", máy tính của họ có thể quét qua hàng trăm ngàn bức ảnh một cách nhanh chóng, bỏ qua những cái đã được thấy để tập trung tìm kiếm các nạn nhân mới.

"Quá trình điều tra 9 tháng trước đây được rút xuống còn một tháng", Cole cho biết. "Công nghệ này giúp chúng tôi duyệt qua các video với tốc độ nhanh hơn 100 lần trước đây".

Không chỉ tiết kiệm thời gian, công nghệ mới còn giúp giảm bớt gánh nặng tâm lý cho các điều tra viên.

"Chúng tôi chắc chắn sẽ có lợi ích về mặt sức khỏe tinh thần, vì những kẻ tấn công trẻ em luôn bán những thứ mà chúng tôi bắt buộc phải xem hàng trăm nghìn lần", Cole cho biết.

Trong một trường hợp cụ thể, công nghệ này đã giúp các điều tra viên phá được một vụ án nhờ một bức ảnh dường như vô hại chụp một kẻ tấn công đã biết với nạn nhân đang trong kỳ nghỉ, bức ảnh chụp cả hai đang cầm một con cá tại khu cắm trại.

Con cá sau đó được tách khỏi bức hình và gửi tới Đại học Cornell, nơi cung cấp cho các điều tra viên thông tin về vị trí địa lý nơi câu cá. Bức ảnh về nơi cắm trại sau khi đã xóa đi nạn nhân và kẻ tấn công đã được gửi tới tất cả các nhà quảng cáo khu cắm trại tại địa điểm đó.

Từ đó đã tìm ra được một bức ảnh giống như vậy được treo tại phòng tiếp tân của một khu cắm trại.

"Trong vòng 4 giờ, chúng tôi đã xác định được danh tính kẻ tấn công", Cole nói. Đứa trẻ đã được giải thoát và nữ tội phạm phải chịu án phạt 25 năm tù giam.

Một trường hợp khác, từ một bức ảnh kẻ tấn công chụp với một nạn nhân nữ trẻ, nhóm điều tra của dự án VIC nhận thấy một logo công ty trên áo của người đàn ông nhưng không thể đọc được chữ.

Một vài công nghệ tiên tiến đã phục hồi được gần như hoàn toàn hình ảnh logo. Tìm kiếm trên mạng theo các tên công ty phù hợp với hình ảnh phục hồi đã dẫn các điều tra viên tới một doanh nghiệp đường ống dẫn nước. Kẻ phạm tội là một cựu nhân viên tại đây và 4 nạn nhân đã được giải cứu.

Công ty Griffeye của Thụy Điển là một trong những thành viên sáng lập của dự án VIC. Giám đốc Johann Hofmann cho biết họ sẽ tặng một phần mềm miễn phí có thể được sử dụng trong các trường hợp bóc lột trẻ em.

"Khi tội phạm kỹ thuật số ngày càng gia tăng do dữ liệu được phân bố trực tuyến”, Hofmann nói. "Bạn sẽ thấy xuất hiện một loại hình cảnh sát mới, chuyên ngồi sau màn hình máy tính với các công cụ thích hợp để phá các vụ án này". Internet không có biên giới nên các cơ quan thực thi pháp luật cần phải vượt qua ranh giới địa lý truyền thống để làm việc cùng nhau..

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.