Giữ sức trong mùa lạnh

Bình minh họa
Bình minh họa
(PLO) - Khi cái lạnh kéo về, cũng là lúc bạn cần xem lại thực đơn của mình để đảm bảo sức khoẻ, chống lại cái rét. 
Ăn đúng 
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại thực phẩm nên bổ sung trong những ngày mùa đông cần giàu chất xơ, và đạm. Tuy nhiên, cũng không được loại bỏ hoàn toàn các  loại thực phẩm giàu chất béo và đường mà nên sử dụng chúng theo chừng mực.
Vì chất béo và chất đường sẽ giúp bạn tránh rét rất tốt. Theo quan điểm này, các các loại thực phẩm nên thường xuyên xuất hiện trong thực đơn của bạn là: Lạc và các loại hạt, khoai tây, đậu, chuối, ngũ cốc, yến mạch, thịt nạc, thịt gia cầm, gạo cẩm, rau xanh, trái cây.
Một chế độ ăn uống đa dạng nhiều loại thực phẩm sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, việc tập luyện vào mỗi buổi sáng còn giúp cho cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Điều trị chứng cảm lạnh đúng cách 
Nếu bạn mắc chứng cảm lạnh - chứng bệnh thường gặp trong những ngày đông, bên cạnh việc dùng thuốc đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cần quan tâm đến chế độ ăn uống bổ sung kẽm, vitaminC.
Đặc biệt, bạn cần lưu ý rằng không bao giờ nên dùng kháng sinh để điều trị chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm vì thủ phạm gây nên những loại bệnh nói trên là do virus. Trong khi đó, thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị căn bệnh do vi khuẩn gây ra.
Để tránh bị bệnh mùa lạnh, cần tăng cường sức đề kháng cơ thể hằng ngày. Khi bị lây nhiễm siêu vi, người có sức đề kháng tốt sẽ không bị phát bệnh hoặc bệnh nhẹ và nhanh khỏi. Người có sức đề kháng yếu sẽ dễ bị phát bệnh hơn, đôi khi lại bội nhiễm vi khuẩn hoặc biến chứng nặng hơn.

Cần chăm sóc hệ miễn dịch cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động, ngủ đầy đủ, sống vệ sinh, chủng ngừa phòng bệnh và dùng thuốc hỗ trợ khi cần. 
Uống đủ  nước 
Nước là thành phần thiết yếu của cơ thể, là chất "xúc tác" giúp các phản ứng trong cơ thể được thực hiện một cách dễ dàng.
Trong những ngày mùa đông, thời tiết thường hanh khô, cơ thể dễ bị lâm vào tình trạng khử nước, vì thế bạn cần bổ sung lượng nước cơ thể cần trung bình là từ 6 ' 8 cốc nước./.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bệnh nhi 4 tháng tuổi nhiễm giang mai

Bệnh viện Da liễu Trung ương nhận định bệnh nhi là trường hợp giang mai bẩm sinh sớm, qua xét nghiệm và tiền sử mắc bệnh của mẹ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Bệnh viện Da liễu Trung ương mới tiếp nhận một bệnh nhi (4 tháng tuổi) nghi nhiễm giang mai bẩm sinh do xuất hiện ban đỏ rải rác lòng bàn tay, bàn chân.

Bộ Y tế nói gì về vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả?

Bộ Y tế nói gì về vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả?
(PLVN) - Đối với vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án. Vụ việc đang trong quá trình điều tra, Bộ Y tế đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để Bộ Công an có căn cứ xử lý đúng pháp luật, truy cứu rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

4 phụ nữ trẻ đột quỵ do dùng thuốc tránh thai kéo dài, lời cảnh tỉnh từ bác sĩ

Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. (Ảnh: BVCC)

(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Bạch Mai mới tiếp nhận và điều trị cho 4 phụ nữ trẻ tuổi bị đột quỵ do sử dụng thuốc tránh thai kéo dài. Bác sĩ khuyến cáo, thuốc tránh thai tuy tiện lợi nhưng tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt là biến chứng huyết khối và đột quỵ.

Bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế: Kiểm soát nhiễm khuẩn luôn là vấn đề nóng

Kiểm soát tốt nhiễm khuẩn sẽ bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế. (Ảnh minh họa. Nguồn: BV Phụ Sản Hà Nội)
(PLVN) - Tại Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh và vi khuẩn đa kháng thuốc ngày càng trở nên phổ biến, cùng với mối đe dọa từ nhiều dịch bệnh mới nổi và tái nổi. Thực trạng này đặt ra thách thức lớn với ngành Y tế trong công tác kiểm soát, phòng ngừa nhiễm khuẩn, để bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson
(PLVN) - Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Aging, các nhà nghiên cứu đã phát triển một xét nghiệm máu đơn giản và “tiết kiệm chi phí” có khả năng phát hiện bệnh Parkinson, trước khi xuất hiện các triệu chứng.

Cần làm gì để phòng sởi 'tấn công' người lớn?

Theo thống kê của Viện Y học Nhiệt đới, mỗi ngày đơn vị tiếp nhận 10 - 20 bệnh nhân sởi là người trưởng thành.
(PLVN) - Người có nguy cơ cao là những người có bệnh phổi mạn tính, tiểu đường, cao huyết áp, người trên 50 tuổi, nhất là những người không rõ tiền sử tiêm chủng và chưa từng mắc sởi nên chủ động tiêm vaccine phòng sởi.

Câu chuyện đau lòng về gia đình có 9 người mắc ung thư và 50 năm hút thuốc

Việc hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân khiến gia đình ông Tần bị mắc bệnh ung thư.
(PLVN) - Tại Trung Quốc, một gia đình phải đối mặt với nỗi đau khôn cùng khi 9 thành viên qua 3 thế hệ lần lượt mắc ung thư, 8 người đã không qua khỏi. Đằng sau câu chuyện này là sự thật phức tạp về yếu tố di truyền gen hiếm và đặc biệt là tiền sử hút thuốc lá nặng, với một thành viên thừa nhận hút 2-3 bao mỗi ngày suốt 50 năm.

Dự báo số ca mắc sởi ở Hà Nội tiếp tục tăng

Ảnh minh họa: Minh Khuê
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) TP Hà Nội nhận định, thời gian tới, số ca mắc sởi chưa có xu hướng giảm, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ ở nhóm trên 6 tuổi.

Ngăn ngừa tâm bệnh quấy rầy con trẻ

Tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế và tâm lý khi nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường. (Ảnh minh họa - Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương)
(PLVN) - Các bệnh lý về tâm thần hay còn gọi là tâm bệnh, đang ảnh hưởng đến khoảng 15% dân số Việt Nam. Đáng lo ngại, tỷ lệ mắc tâm bệnh ở tuổi vị thành niên đang có xu hướng gia tăng, nếu không nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ kịp thời và đúng cách, có thể gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, thậm chí dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự tử.