Giải oan cho kiến ba khoang

Giải oan cho kiến ba khoang
Thời gian gần đây báo chí đưa tin dồn dập về “kiến ba khoang tấn công người”. Dưới mắt của dân chúng hiện nay, kiến ba khoang là con vật nguy hiểm, đáng sợ, đáng ghét, cần phải tiêu diệt không nương tay. Con kiến không biết nói, chúng không thể tự minh oan cho mình.
Các nhà bảo vệ môi trường mặc dù biết chắc kiến ba khoang bị oan, nhưng ít ai nói một lời đàng hoàng giải oan cho chúng. Bênh vực con kiến khi có quá nhiều “nạn nhân” của kiến ba khoang đang đau rát ngứa ngáy, dễ bị coi là một thằng khùng.
Xin hãy bình tĩnh, ngay các “nạn nhân” của kiến ba khoang cũng nên bình tĩnh. Kiến ba khoang là con vật hiền lành, không cắn, không đốt ai cả. Khi chúng sơ ý bò lên cơ thể người ta, bị người ta lấy tay giết đi, chính chất độc tiết ra từ con kiến bị giết đó gây dị ứng da, gây viêm, đau rát, gây ngứa ngáy. Như vậy sao có thể gọi một cách hồ đồ là kiến ba khoang “tấn công người” ? Nói cho công bằng và chính xác thì nạn nhân ở đây chính là con kiến, còn con người chẳng qua là nạn nhân của chính mình.
Nhưng vấn đề không phải là bênh vực con kiến ba khoang bằng cách chứng minh nó vô tội. Sự bênh vực như vậy có lẽ không thuyết phục được ai, vì con người vốn coi trọng sự dễ chịu trong hiện tại của mình hơn mạng sống của các loài chúng sanh khác. Vấn đề là con kiến ba khoang không những không có tội mà còn có công.
Con vật này không phải là con kiến “lạ” mới xuất hiện gần đây. Nó là con vật sống trên ruộng đồng vườn tược Việt Nam từ hàng ngàn năm nay, là người bạn tốt của bà con nông dân chúng ta, vì nó chính là một trong những con thiên địch tốt nhất trên đồng ruộng, chuyên ăn của các loài sâu rầy gây hại hoa màu. Nó có tên khoa học là Paederus fuscipest thuộc họ Staphilinidae (Cánh cụt), bộ Coleoptera (Cánh cứng). Thực ra nó không phải là con kiến nhưng vì nó giống con kiến, lại có từng khoang đen và đỏ, nên người ta gọi nó là kiến ba khoang, dân gian gọi nó là kiến gạo, kiến kim, kiến lác hay kiến hoang…
Nơi ở của kiến ba khoang là gốc cây, bờ cỏ hoặc chỗ có rơm hay lá mục. Mỗi khi trên ruộng, trong vườn có sâu cuốn lá hay rầy nâu xuất hiện, chúng tìm đến để chui vào từng tổ sâu tổ rầy, xơi từng chú một, chúng còn ăn cả rầy sáp và ấu trùng các loài côn trùng gây hại khác. Chúng có thể bò trên mặt nước để diệt sâu rầy trên các ruộng lúa.
Khoảng 50 năm trở về trước, Việt Nam ta chẳng hề sử dụng thuốc trừ sâu mà lúa ngô rau đậu vẫn trĩu hạt và tốt lá tươi cành, chính là nhờ ơn những con thiên địch như thế này. Thiên nhiên tự mình cân bằng, khi những loài gây hại cho cây cối phát triển thái quá, tự khắc có những loài khác khắc chế. Cha ông ta làm cái gì cũng thuận với thiên nhiên, do vậy mà mùa màng tươi tốt, môi trường sống an lành.
Từ khi “Tây” đưa phương pháp canh tác mới vào, cùng với việc tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu diệt cỏ đã khiến cho hệ sinh thái trên vườn ruộng mất cân bằng ngày càng trầm trọng. Các loài thiên địch thì mai một dần, còn sâu rầy gây hại thì liên tục biến tướng để thích nghi, dường như đó là mục đích của các nhà sản xuất thuốc “bảo vệ thực vật”, để không ngừng sản xuất ra các loại thuốc mới.
Kiến ba khoang chẳng thích thú gì việc vào nhà, vào trường học hay bệnh viện. Chẳng có điều gì tốt lành dành cho chúng ở những nơi này. Chúng phải tìm chỗ trú thân, vì nơi ở tự nhiên của chúng ngày càng bị thu hẹp.
Tạo hóa sinh ra con gì đều ban cho con đó một vài khả năng tự vệ. Các nhà nghiên cứu cho rằng trong cơ thể kiến ba khoang có chứa pederin, một loại chất độc gây bỏng da, và viêm da. Chất này được hình thành do quá trình tương tác giữa các chất trong cơ thể kiến ba khoang với các vi khuẩn ký sinh. Đây là vũ khí tự vệ để khỏi bị các loài côn trùng khác, như nhện, tiêu diệt. Khi con kiến ba khoang bị chà cho chết, các chất này tiết ra mạnh mẽ nhất. Đó là nguyên nhân của các vết thương khó chịu trên da thịt con người. Tất nhiên điều này xảy ra hoàn toàn ngoài ý muốn của kiến ba khoang.
Trên báo chí, trên các diễn đàn hiện nay, các chuyên gia đưa ra nhiều giải pháp tiêu diệt và phòng tránh kiến ba khoang. Theo chúng tôi, không được tiêu diệt chúng, vì chúng là loài thiên địch quý hiếm còn sót lại rất cần được bảo vệ. Chỉ nên phòng tránh. Nhưng phòng tránh căn bản nhất là không tiêu diệt môi trường sống tự nhiên của chúng. Điều này chỉ có thể làm được nếu trở lại phương thức canh tác tự nhiên, hạn chế đến mức thấp nhất, tiến tới xóa bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Nếu tiếp tục sử dụng các loại thuốc trừ sâu diệt cỏ với tần suất dày đặc như thế này thì con người sẽ phải tiếp tục trả giá, không chỉ kiến ba khoang mà sẽ còn rất nhiều những con vật khác đe dọa đến sự sống và sức khỏe của con người. Tình hình rắn lục đuôi đỏ tràn vào nhà dân chắc chắn cũng xuất phát từ nguyên nhân tương tự.
Cứ mỗi hành vi ngông cuồng của con người xâm hại đến thiên nhiên thì lập tức bị thiên nhiên giáng trả. Rừng bị phá, thiên nhiên giáng trả bằng lũ lụt và hạn hán. Hủy diệt cỏ cây và làm ô nhiễm môi trường, thiên nhiên đáp trả bằng bệnh tật. Kiến ba khoang tràn vào nhà chỉ là sự cảnh báo tiếp theo, một sự cảnh báo nhắc lại mà thôi.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Trang thiết bị y tế được đầu tư hiện đại và đồng bộ, từ hệ thống chẩn đoán hình ảnh MRI, CT-Scanner đến máy chạy thận, máy ECMO, máy nội soi lấy thận và các thiết bị hỗ trợ phẫu thuật chuyên sâu.

Quảng Ninh: Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã đủ điều kiện ghép thận

(PLVN) - Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận từ người hiến sống và từ người hiến chết não. Đây là cột mốc mang tính đột phá lớn của hệ thống y tế tuyến tỉnh trên hành trình làm chủ các kỹ thuật cao.

Đọc thêm

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Đã có hàng nghìn người bệnh được các bệnh viện trong nước thực hiện phẫu thuật bằng robot thành công. (Ảnh: Bệnh viện K)
(PLVN) - Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng khẳng định vai trò then chốt, tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị ra đời đã trở thành động lực thúc đẩy ngành Y tế Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe người dân.

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Để cha mẹ không ân hận vì đã 'tặng' con 'món quà buồn'

Hiện nay, có nhiều phương pháp để sàng lọc Thalassemia. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Có một thực tế đáng buồn là hơn 80% trẻ em mắc phải các bệnh di truyền được sinh ra bởi bố mẹ có thể trạng khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử bệnh. Vì thế, trong rất nhiều việc cần chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân, kiểm tra sức khỏe nói chung, xét nghiệm gen tiền hôn nhân nói riêng là vô cùng quan trọng. Bởi đây là bước để chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho tương lai lâu dài, khỏe mạnh, hạnh phúc của một gia đình.

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng
(PLVN) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, từ đầu năm 2025 đến ngày 28/3, thành phố đã ghi nhận 3.074 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 851 ca đã được xác định dương tính với virus sởi.

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Ngày 29/3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” với sự phối hợp tổ chức giữa Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra.

Dịch sởi và ho gà đồng loạt tái bùng phát ở Đông Nam Bộ

Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho trẻ em.
(PLVN) - Hai căn bệnh truyền nhiễm tưởng chừng đã được khống chế là sởi và ho gà bất ngờ đồng loạt tái bùng phát tại một số tỉnh, thành Đông Nam Bộ. Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, trong quý I năm 2025 ghi nhận hàng nghìn ca mắc, phần lớn là trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Hà Nội: Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi

Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi.
(PLVN) - Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi. Kết quả phân tích một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc sởi xác định cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vaccine sởi.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư
(PLVN) - Giữa lằn ranh mong manh của sự sống và cái chết, có những con người không cầm vũ khí, không khoác áo giáp, nhưng vẫn ngày đêm chiến đấu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Trong hành trình ấy, PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu không chỉ là một bác sĩ, mà còn là ngọn lửa thắp sáng hy vọng cho hàng nghìn người. Từ phòng phẫu thuật đến giảng đường, vị bác sĩ trẻ lặng lẽ cống hiến, mang cả trái tim vào nền y học nước nhà.