Câu chuyện đau lòng về gia đình có 9 người mắc ung thư và 50 năm hút thuốc

Việc hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân khiến gia đình ông Tần bị mắc bệnh ung thư.
Việc hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân khiến gia đình ông Tần bị mắc bệnh ung thư.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại Trung Quốc, một gia đình phải đối mặt với nỗi đau khôn cùng khi 9 thành viên qua 3 thế hệ lần lượt mắc ung thư, 8 người đã không qua khỏi. Đằng sau câu chuyện này là sự thật phức tạp về yếu tố di truyền gen hiếm và đặc biệt là tiền sử hút thuốc lá nặng, với một thành viên thừa nhận hút 2-3 bao mỗi ngày suốt 50 năm.

Câu chuyện đáng chú ý trên xảy ra tại Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).

Theo truyền thông Trung Quốc, người đàn ông họ Tần, ngoài 60 tuổi, gần đây đến bệnh viện kiểm tra vì ho dai dẳng kèm theo hiện tượng khạc ra máu. Kết quả chẩn đoán cho thấy ông bị ung thư phổi.

Trong quá trình ông Tần điều trị, em trai của ông cũng được xác nhận mắc đồng thời ung thư phổi và ung thư gan, đã qua đời không lâu sau đó.

Khi tìm hiểu sâu hơn, bác sĩ phát hiện ra một sự thật: Trong gia đình của ông Tần, qua ba thế hệ, có tới 9 người từng bị chẩn đoán ung thư.

Trước đó, thế hệ ông bà của ông Tần có 1 người bị ung thư thực quản, 2 người bị ung thư dạ dày. Bố ông Tần làm việc trong môi trường phức tạp và mắc ung thư phổi.

Ngoài em trai ông Tần, hai người chú và anh trai cả của ông được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày. Tất cả đều qua đời vì căn bệnh ung thư.

Bác sĩ cho biết, nguyên nhân bệnh tật của gia đình ông Tần rất phức tạp, có thể liên quan đến môi trường độc hại. Đặc biệt, gia đình này có tiền sử hút thuốc lâu dài. Chính ông Tần cũng tiết lộ: "Tôi đã hút thuốc 50 năm nay, mỗi ngày hút 2-3 bao thuốc".

Câu chuyện của gia đình ông Tần sau đó đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng. Nhiều người đồng tình rằng yếu tố gene có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư trong gia đình.

"Thực ra, ung thư có liên quan mật thiết đến gene. Bố tôi có 8 anh chị em, trong đó, có tổng cộng 4 người mắc ung thư. Ông nội tôi mất vì ung thư, con gái của dì cả tôi cũng bị ung thư. Vì vậy, một số bệnh ung thư có thể di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau", một người dùng mạng xã hội chia sẻ.

Kết quả xét nghiệm chuyên sâu còn cho thấy gia đình ông Tần mang đột biến gene hiếm gặp, đây có thể là nguyên nhân chính khiến bệnh ung thư di truyền suốt ba thế hệ. Tuy nhiên, các bác sĩ không tiết lộ đây là loại gene nào.

Dù yếu tố di truyền không thể thay đổi, bác sĩ nhấn mạnh rằng lối sống lành mạnh, như việc bỏ thuốc lá, hoàn toàn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh.

Giáo sư Trương Khải, chuyên gia từ Khoa Phòng chống Ung thư, Viện Hàn lâm Khoa học Y học Trung Quốc, cho biết, trong số các ca mắc ung thư, chỉ có 5% bệnh nhân mắc ung thư do di truyền, khoảng 20% trường hợp mắc ung thư có liên quan đến đột biến gene, còn lại là do các yếu tố khác.

Bác sĩ Khải giải thích thêm: Việc có người thân mắc ung thư không đồng nghĩa cả gia đình đều thuộc nhóm nguy cơ cao. Để đánh giá chính xác nguy cơ của bản thân khi gia đình có tiền sử ung thư, cần xem xét 4 yếu tố chính.

Đầu tiên, nếu trong gia đình chỉ có một người mắc ung thư, mọi người không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu có 2-3 thành viên trong gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột, con cái) mắc cùng một loại ung thư, chuyên gia khuyến nghị mọi người nên xem xét yếu tố di truyền và xét nghiệm gene nếu cần thiết.

Tiếp đó, mọi người cần xem xét độ tuổi mắc ung thư của các thành viên trong gia đình. Ví dụ, độ tuổi trung bình mắc ung thư vú ở các nước Đông Á là 45-49 tuổi; độ tuổi trung bình mắc ung thư cổ tử cung là 51 tuổi; độ tuổi trung bình mắc ung thư tủy xương là khoảng 65 tuổi và ung thư buồng trứng thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 40-60… Nếu một người thân trong gia đình bạn mắc bệnh ung thư ở độ tuổi 30 thì đó là một dấu hiệu đáng lo ngại.

Ngoài ra, nếu người thân mắc phải ung thư hiếm gặp, chẳng hạn như nam giới trong gia đình mắc ung thư vú, nguy cơ di truyền cũng sẽ cao hơn.

Cuối cùng, nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái mắc ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú, chuyên gia khuyến cáo mọi người nên xét nghiệm gene BRCA. Nếu xét nghiệm phát hiện đột biến gen BRCA1/2, nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ châu Á có thể lên tới 56%, nguy cơ mắc ung thư buồng trứng là từ 23-54%, cao hơn hẳn so với nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ở phụ nữ bình thường là khoảng 1%.

Giáo sư Trương Khải cho biết, dù gene đóng vai trò quan trọng, lối sống vẫn là yếu tố then chốt để kiểm soát nguy cơ. Bỏ thuốc lá, ăn uống lành mạnh, tầm soát sức khỏe định kỳ có thể là "tấm khiên" bảo vệ bạn trước căn bệnh quái ác này.

Đọc thêm

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.

'Giảm hại' chỉ là vỏ bọc để 'ông lớn' thuốc lá duy trì lợi nhuận

TS. Nguyễn Thu Hương - Chuyên gia Tổ chức STOP (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dưới vỏ bọc “giảm hại”, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang tiếp tục triển khai những chiến dịch truyền thông tinh vi nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Từ việc quảng bá thuốc lá đầu lọc là “an toàn hơn” trong thế kỷ trước, đến các sản phẩm thuốc lá điện tử ngày nay, mục tiêu cuối cùng vẫn là khiến người dùng tin rằng họ đang lựa chọn một giải pháp “ít độc hại”.

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.