Số ca mắc sởi và tay chân miệng gia tăng, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn

Phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine phòng sởi.
Phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine phòng sởi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn, ngày 16/4, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương ký công văn khẩn về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.

Theo số liệu của hệ thống giám sát dịch, tính đến hết ngày 13/4/2025, toàn thành phố Hà Nội ghi nhận gần 1.700 trường hợp mắc sởi, số ca mắc theo tuần chưa có xu hướng giảm (trung bình 200 ca mắc/tuần), gia tăng trong nhóm tuổi đi học từ 6-15 tuổi, đồng thời đã ghi nhận thêm trường hợp tử vong liên quan bệnh sởi trên người có nhiều bệnh nền. Cũng tính đến hết ngày 13/4, thành phố ghi nhận gần 1.000 trường hợp mắc tay chân miệng, số mắc có xu hướng gia tăng trong 4 tuần gần đây. Nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đã ghi nhận ổ dịch hoặc có học sinh mắc bệnh sởi và tay chân miệng.

Sở Y tế Hà Nội đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tăng cường công tác truyền thông phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng trong trường học bằng nhiều hình thức để giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh nắm bắt được tình hình dịch và các biện pháp phòng, chống dịch cần triển khai.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cần chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập tổ chức theo dõi tình hình sức khoẻ hàng ngày của học sinh; quản lý và thống kê lý do nghỉ ốm của học sinh để nắm bắt kịp thời, đầy đủ số lượng học sinh mắc sởi, tay chân miệng nghỉ học và thông báo ngay cho trạm y tế trên địa bàn để phối hợp cách ly, xử lý kịp thời; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế để tổ chức hoạt động rà soát tiền sử và tổ chức tiêm chủng vaccine sởi cho học sinh chưa tiêm chủng đầy đủ theo đúng hướng dẫn của ngành y tế; tăng cường công tác vệ sinh khử khuẩn lớp học, đồ chơi, đồ dùng của học sinh (đặc biệt tại các trường mầm non, mẫu giáo); yêu cầu cha mẹ học sinh cho trẻ nghỉ học cách ly tại nhà để đi khám, điều trị khi mắc bệnh để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh trong trường học.

Đối với UBND các quận, huyện, thị xã, Sở Y tế Hà Nội đề nghị chỉ đạo quyết liệt trung tâm y tế phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát tiền sử tiêm chủng để tiêm bù, tiêm vét cho trẻ em trên địa bàn chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh sởi, đặc biệt là nhóm trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi và trẻ từ 1 đến 10 tuổi, đảm bảo không bỏ sót các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng nhưng chưa được tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh sởi. Chủ động tổ chức các hình thức tiêm chủng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; Khẩn trương rà soát số lượng trẻ từ 11-15 tuổi và người trên 15 tuổi chưa được tiêm phòng hoặc chưa tiêm phòng đủ 2 mũi vaccine sởi để đề xuất tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi theo hướng dẫn của Sở Y tế để báo cáo Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế. Đảm bảo đủ kinh phí, nhân lực, vật tư, hóa chất, thiết bị phòng, chống dịch và tiêm chủng trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các tuyến trong công tác triển khai các hoạt động phòng chống dịch sởi và tay chân miệng.

Sở Y tế giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố tổ chức giám sát chặt chẽ và thường xuyên đánh giá nguy cơ dịch sởi và tay chân miệng trên địa bàn thành phố để tham mưu chỉ đạo biện pháp phòng chống kịp thời. Dự trù đủ số lượng, tổ chức tiếp nhận và cung ứng kịp thời vaccine phòng bệnh sởi phục vụ cho công tác tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các trung tâm y tế trong công tác triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng. Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, hóa chất, thiết bị phòng chống dịch cần thiết, sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra.

Sở Y tế đồng thời yêu cầu các cơ sở y tế trong và ngoài công lập thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của ngành y tế về việc tăng cường công tác chăm sóc, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phòng, chống lây nhiễm chéo bệnh sởi tại các cơ sở khám chữa bệnh; tăng cường công tác giao ban, hội chẩn liên khoa, liên viện để có phương án điều trị tốt nhất cho người bệnh; các trường hợp bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị cần liên hệ chuyển tuyến điều trị sớm, đảm bảo an toàn để hạn chế thấp nhất số trường hợp tử vong do bệnh sởi. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo bệnh truyền nhiễm, chủ động thông tin trường hợp bệnh cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các trung tâm y tế trên địa bàn để phối hợp điều tra, xử lý tại cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển

(PLVN) - Vừa qua, tại Hồ Chí Minh, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, Viện Y học ứng dụng Việt Nam và AstraZeneca phối hợp cùng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Kéo dài sống còn dài hạn với bộ đôi miễn dịch: Bước tiến mới trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không còn chỉ định phẫu thuật”.

Đọc thêm

Chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai: 90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen này của đàn ông Việt

PGS.TS Phạm Cẩm Phương tư vấn cho bệnh nhân tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Thống kê mới nhất, mỗi năm Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó đến 90% liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc. PGS.TS Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ về dấu hiệu cảnh báo sớm, đối tượng cần tầm soát định kỳ và khuyến cáo dành cho người dân.

Hiện thực hóa giấc mơ làm cha mẹ

Quỹ Hy Vọng với hành trình tìm con yêu của các cặp hiếm muộn. (Ảnh trong bài: TT))
(PLVN) - Sau khi kết hôn, điều mà các cặp vợ chồng mong mỏi nhất chính là sự chào đời của một thiên thần nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn, thuận lợi trong việc sinh con. Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, ngoài phải chịu áp lực nặng nề từ gia đình, xã hội, họ còn phải đánh đổi tiền bạc, sự nghiệp do thời gian điều trị kéo dài, chi phí đắt đỏ. “Quỹ Hy Vọng” mang đến cho các cặp vợ chồng hiếm muộn con thực hiện được giấc mơ làm cha mẹ.

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Quyết định nhân văn với thế hệ tương lai

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân là để hiểu hơn về vốn di truyền của mỗi người, từ đó có phương án hành động phù hợp. (Ảnh minh họa: Trung tâm Pháp y Hà Nội)
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải bài viết: “Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Để cha mẹ không ân hận vì đã “tặng” con “món quà buồn” tháng 3/2025, Tòa soạn Báo đã nhận được một số thư phản hồi từ bạn đọc. Trong đó đáng chú ý có một lá thư nặng trĩu tâm sự nỗi niềm của một người vợ.

Vợ chồng trẻ hôn mê sâu sau ăn loại nấm ưa nhìn

Bác sĩ Trung tâm Chống độc cùng người nhà bệnh nhân tìm hiểu về loại nấm đôi vợ chồng đã ăn (Ảnh: Nguyên Hà)
(PLVN) - Sau khi ăn nấm rừng có màu trắng, vợ chồng trẻ ở Lai Châu rơi vào tình trạng hôn mê sâu, chức năng gan tổn thương nặng, tiên lượng xấu. Bác sĩ nhận định đây là loại nấm amatoxin rất nguy hiểm.

Tuyên Quang khánh thành bệnh viện "khoáng trị" hơn 200 tỷ

Tuyên Quang khánh thành bệnh viện "khoáng trị" hơn 200 tỷ
(PLVN) -  Bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm được đầu tư 208 tỷ đồng để xây mới, là cơ sở y tế duy nhất trên địa bàn Tuyên Quang điều trị các bệnh xương khớp, da liễu, hô hấp và tim mạch theo phương pháp “khoáng trị”, điều trị bằng các khoáng chất tự nhiên.

Nhiều cơ sở y tế Quảng Ngãi bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh

Nhiều cơ sở y tế Quảng Ngãi bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh
(PLVN) - Thanh tra Bộ Y tế vừa ban hành loạt quyết định xử phạt hành chính đối với nhiều cơ sở y tế tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, Phòng khám đa khoa Thiện Nhân bị xử phạt tới 79 triệu đồng vì vi phạm cả trong quảng cáo và việc treo biển hiệu. Nhiều đơn vị khác cũng bị phạt với số tiền từ 24,5 đến 45 triệu đồng.