Xử phạt vượt đèn vàng như đèn đỏ: Vì sao dư luận chưa đồng thuận?

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Từ ngày 1/8 tới đây, theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ (thay thế cho các Nghị định 171/2013/NĐ-CP và 107/2014/NĐ-CP), người điều khiển phương tiện vượt đèn vàng hay đèn đỏ sẽ bị phạt tiền như nhau. Mức phạt tiền cho hành vi vượt đèn vàng cao gần gấp đôi so với hiện hành: với ôtô có thể lên tới 2 triệu đồng và 400.000 đồng đối với môtô, xe gắn máy...

Quy định này đang gây nhiều tranh cãi, thậm chí có nhiều người cho rằng, việc nâng mức phạt vượt đèn vàng ngang bằng vượt đèn đỏ là không đúng với quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Tranh cãi với mức phạt vượt đèn vàng tăng gần gấp đôi

Cụ thể, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định, khi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, sẽ phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô; phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy; phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng; phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý và thu hút nhiều ý kiến trong dư luận chính là việc tăng gần gấp đôi mức tiền xử phạt vi phạm đối với hành vi vượt đèn đỏ và hành vi xử phạt vượt đèn vàng ngang bằng với hành vi vượt đèn đỏ. Nhiều ý kiến cho rằng, quy định phạt theo Nghị định 46 là không đúng với tính chất của đèn đỏ và đèn vàng bởi đèn đỏ báo hiệu lệnh dừng hẳn, còn đèn vàng thì tính chất của nó báo hiệu sự chuyển đổi từ xanh sang đỏ để người đi đường không bất ngờ.

Có người lại ủng hộ Nghị định 46 với phân tích, việc phạt người đi xe vượt đèn vàng sẽ giúp người khác an toàn hơn khi lưu thông trên đường. Theo đó, sẽ không còn những trường hợp người dân thấy đèn vàng là cố tăng tốc để vượt, vốn rất nguy hiểm.

Trái với các ý kiến trên, có ý kiến lý giải, cần hiểu rõ ý nghĩa của 3 màu đèn tín hiệu. Trong đó, đèn xanh và đỏ là bắt buộc phải tuân thủ tín hiệu. Đèn vàng là báo hiệu để người tham gia giao thông tính toán thực tế có thể vượt hay không để xử lý. Nếu người tham gia giao thông có ý thức thì tự khắc họ sẽ dừng lại khi có đèn vàng, còn không thì cố tình vượt, mà một khi cố tình vượt thì có thể sẽ xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, chỉ nên phạt nặng những tình huống vượt đèn đỏ để thức tỉnh người tham gia giao thông có ý thức kém.

Trái với quy định của Luật Giao thông đường bộ?

Căn cứ khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, tín hiệu đèn giao thông có ba màu, quy định như sau: Tín hiệu xanh là được đi; Tín hiệu đỏ là cấm đi; Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. 

Như vậy, rõ ràng là hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông không chấp hành tín hiệu đèn giao thông đã bị coi là hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ 2008 và đã được xử lý theo các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ các Nghị định trước đây và với cả Nghị định 46/2016/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2016. Tuy nhiên, theo quan điểm của một số chuyên gia pháp lý, nâng mức xử phạt lỗi vi phạm vượt đèn vàng ngang bằng với lỗi vượt đèn đỏ là không hợp lý. Bởi theo tính chất, mức độ thì tín hiệu đèn vàng được sắp xếp nối tiếp sau các đèn tín hiệu xanh và đỏ. Nếu xảy ra tình trạng vượt đèn tín hiệu vàng thì thường là do vô ý. Điều đó ngược lại với hành vi vượt đèn đỏ thường là do lỗi cố ý. Đèn tín hiệu vàng thường xuất hiện nhanh chỉ ít giây nên khó xác định được thời điểm đã qua trước vạch dừng hay chưa. Nếu xếp lỗi vi phạm vượt đèn vàng như đèn đỏ thì vô hình trung là bỏ đèn tín hiệu vàng.

Về nguyên tắc, các phương tiện phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép đến mức không nguy hiểm (có thể dừng lại một cách an toàn) trong trường hợp qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức (khoản 3 Điều 5 Thông tư 13/2009/TT-BGTVT ngày 17/7/2009 quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ). Nghĩa là, luật đã quy định khi đi qua ngã tư dù có đèn hay không có đèn tín hiệu giao thông thì các phương tiện vẫn phải giảm tốc độ đến mức không nguy hiểm.

Hành vi vượt tín hiệu đèn vàng khi đang tiếp tục di chuyển sẽ khác về tính chất, mức độ đối với hành vi cố tình vượt đèn đỏ nên mức xử phạt tương đương nhau là không phù hợp với Luật Giao thông đường bộ. Do đó, nếu có căn cứ xử phạt thì mức xử phạt phải thấp hơn lỗi vượt đèn đỏ. Nên chăng chỉ xử phạt mức tiền thấp hơn lỗi vượt đèn đỏ (như quy định cũ tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP)  hoặc nhắc nhở, cảnh cáo là quan điểm được nhiều người tán thành. Hơn nữa, việc xử phạt nặng lỗi vượt đèn vàng như lỗi vượt đèn đỏ có thể gây khó khăn cho cán bộ thực thi vì khó xác định được bằng mắt thường nếu người điều khiển phương tiện vượt qua vạch khi có tín hiệu đèn vàng, dễ xảy ra tranh chấp giữa cán bộ thực thi và người tham gia giao thông. 

Đọc thêm

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.