Giấc mơ về một cây cầu trên “đảo lạc”

Không có cầu mọi sinh hoạt của người dân 4 thôn Cồn Bãi như bị “cột chân”, để bắt kịp với đời sống của xã hội và đi lên trong các hoạt động kinh tế - xã hội thì người dân nơi đây luôn mơ ước có được một cây cầu
Không có cầu mọi sinh hoạt của người dân 4 thôn Cồn Bãi như bị “cột chân”, để bắt kịp với đời sống của xã hội và đi lên trong các hoạt động kinh tế - xã hội thì người dân nơi đây luôn mơ ước có được một cây cầu
(PLO) - Cho đến bây giờ thì 4 xóm cồn bãi thuộc xã Quảng Minh (TX.Ba Đồn – Quảng Bình) vẫn còn nằm “lọt thỏm” giữa ngã ba sông Son và sông Gianh. Mới ghé thăm “đảo lạc” thì không thể nào hiểu hết được nỗi niềm riêng ở xứ đảo này. 

Chỉ có thể ở lâu, ăn cùng, ngủ cùng để tâm sự với những người dân chất phác mới phần nào thấu hiểu cái khổ “không giống ai” của họ. Họ chua xót ví von rằng, cuộc sống trên mạn ngược mà cứ tựa như ở mãi tận ngoài đảo xa xôi. Bởi muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài, với những khu đô thị nhộn nhịp sầm uất thì họ buộc phải qua phà, đi thuyền để băng qua con nước dập dềnh, chất chứa muôn vàn hiểm nguy.

Một cồn 4 xóm cô đơn…

Cồn Đảo hay Cồn Bải (tên thường hay gọi của người dân nơi đây), có cả thảy 4 xóm đó là: Cồn Nậm, Tân Định, Minh Hà, Đông Thành. Với gần 600 nhân khẩu, cuộc sống chủ yếu của người dân nơi đây là nghề sông nước, một số làm thuê chốn đất khách, số khác theo tàu lớn để men dòng ra Cửa Gianh rồi qua biển lớn đánh bắt hải sản.

Những năm trước, người dân ở đây thường đến với các địa phương bên ngoài bằng những con đò nhỏ rất thô sơ. Cứ như thế, cuộc sống trên cạn mà như ngoài đảo của người dân xứ “đảo lạc” đã chẳng còn lạ lẫm với sông nước. Thậm chí, có nhiều khi tiết trời chuyển gió khiến đò chìm, họ lại tự cứu mình bằng cách bơi ngược triền sông.

So với những người dân miền ngược, cuộc sống của họ cơ cực hơn bội phần. Bởi năm này qua năm khác, đời này qua đời khác họ vẫn cặm cụi đợi đò trên bến cũ, sống tách biệt với cộng đồng. Nhiều người trông cảnh ấy rồi héo hon, than thở rằng, chẳng có gì khởi sắc ngoài con đò thô sơ đã gắn thêm máy nổ.

Bà Nguyễn Thị Xuân, 62 tuổi, ở xóm Cồn Nâm nói như khóc: “Khổ lắm chú à. Thấy nơi đây nhà cửa ai nấy cũng khang trang rứa đó, nhưng toàn nợ nần chồng chất cả thôi. Chứ giờ sống giữa con nước quanh năm mưa lũ thế kia nếu nhà cửa không kiên cố thì răng sống cho nổi hả trời! Bởi rứa, mới nói là dân vùng ni có một cái khổ không ai hiểu hết được đâu. Cười mà ra nước mắt là rứa đó chú…”

Ông Nguyễn Cương Quyết, trưởng thôn Đông Thành nhìn nhận: “Đó là một thảm kịch chung của cả bốn thôn nơi đây, mọi tiếp xúc với bên ngoài đều bị hạn chế. Nói như mấy chú cũng đúng. Đây là xứ đảo lạc trên miền ngược. Năm nay mới có nước sạch, chứ mấy năm trước còn khốn khó nhiều lắm.

Ngay cả việc xây một cái nhà thôi mà cũng khổ trăm đường. Khổ nhất là công tác vận chuyển vật liệu. Bên kia người ta xây nhà chỉ trăm triệu chứ bên ni phải lên thêm vài chục triệu tiền vận chuyển nữa, đúng không cầu, không đường thiệt trăm đường khổ”.

Trăn trở nơi “đảo lạc”

Những năm trời hành mưa lũ, chốn “đảo lạc” này như chìm trong biển nước. Từ xóm trên đến xóm dưới tất thảy đều ngước cổ lên kêu trời. Mọi sinh hoạt của họ bị nước lũ làm ngưng trệ, mọi lời kêu than trong cơn nước lớn đều chìm như cát chìm đắm vào biển khơi. Và chỉ chờ khi nước rút thì mọi chuyện mới có thể được giải quyết.

Nhớ lại cảnh tượng ấy, bà Nguyễn Thị Xuân hãi hùng kể: “Có đận, nước lũ dâng tràn trong xóm Cồn Nâm có đôi vợ chồng trẻ, người vợ đang lúc sắp sinh, nước kéo đến cũng là lúc con chào đời. Cứ thế, hai vợ chồng họ quay quắt trong nước lũ chẳng biết kêu ai hết. Đợi khi nước rút thì mới kêu làng xóm đến giúp cắt rốn cho con. Đận ấy, cả xóm Cồn Nâm đều khiếp hồn, khiếp vía”.

Theo tìm hiểu, hầu hết con em ở nơi đây đều chỉ học xong lớp 9 là nghỉ học, bởi giao thông đi lại hết sức khó khăn. Một học sinh kể: những hôm vào mùa mưa lũ phải đợi nguôi lũ thì mới dám qua sông để theo học. Có những hôm nước khá lớn, con đò thô sơ đưa đón đến trường tròng trành trong con nước rất nguy hiểm, không biết sẽ chìm lúc nào.

Nhắc chuyện này, ông Nguyễn Giang Nam, trưởng thôn Tân Định tâm sự: “Nói thì hơi xui, nhưng ai biết được chữ ngờ chứ. Con em ở nơi đây chỉ biết sống chung với lũ thôi, lấy năng lực bơi lội ra để tự bảo vệ mình thôi chứ còn cách nào khác bây giờ chứ. Nan giải lớn nhất của người dân nơi đây là con đường đến với thế giới văn minh, nó gần có một quãng mà như xa xăm lắm vậy. Đúng là thua thiệt trăm đường”.

Chị Nguyễn Thị Liễu ở kế bên góp lời: “từ chợ búa, đến mua thuốc thang hay khám bệnh, xăng xe, rồi con cái đi học, mua lân, đạm để bón cho đồng ruộng… đều phải qua phà, đều phải tốn tiền đò hết cả. Nếu đổ bệnh, đau nặng muốn được chữa trị phải đợi đò thôi chứ biết sao bây giờ chứ. Bởi vậy, có nhiều trường hợp lo thuốc thang, đi lại không nổi phải chịu thua bệnh tật là vậy”.

Chưa hết, theo tìm hiểu riêng của người viết, xuất phát từ việc không có cầu và gần như bị cô lập bởi mênh mông nước nên số con em trong vùng có theo học Đại học chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Kinh tế người dân cũng hết sức nghèo nàn bởi đất đai trên địa bàn đều bị nhiễm mặn, không thể canh tác lúa để cung ứng lương thực.

Chung một nỗi trăn trở, sẻ chia với người dân, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Bình – Chủ tịch UBND xã Quảng Minh cho biết: “Không có cầu để qua sông, không chỉ người dân trong 4 thôn cồn bãi khó khăn, mà cả xã Quảng Minh cũng rất khó để hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế mới được.

Đời sống của các thôn cồn bãi rất nghèo khó, con em thì thất học, trình độ dân trí của người dân còn thấp. Hiện tại chúng tôi cũng kêu gọi các ban ngành xem xét giải quyết nhằm mau chóng có cầu cho bà con đi lại, cũng như nắm bắt nhanh các hoạt động sản xuất làm ăn kinh tế cải thiện đời sống…”

Mơ một cây cầu qua “xóm cô đơn”

“Toàn thể người dân nơi đây đều chung một ước nguyện là có cầu để qua sông, để đến với văn minh đô thị chỉ vậy thôi. Vì không cầu, thì chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, nếu xét cho đúng thì hàng ngày chúng tôi phải đem tính mạng của mình, con em mình ra cầu cạnh ông lái và con đò thô sơ của ông. Nhưng vẫn chỉ là con người như nhau cả thôi, làm sao ông lái hoàn hảo và luôn là người tin tưởng suốt được chứ!”, ông Quyết trình bày nguyện vọng.

Quả thực, chỉ cần như vậy thôi, dù to hay nhỏ đi chăng nữa nhưng tất cả người dân ở xứ “đảo lạc” này đều trông đợi vào ơn Đảng, sẽ có được một cây cầu. Khi nghe người lạ ghé thăm là ai ai cũng tò mò muốn biết rằng bao giờ thì xứ mình mới có cầu. Các em học sinh khoe khoang với bạn bè chúng rằng: Sang năm tới sẽ có một cây cầu mới cứng cho chúng tới đến trường. Nhưng năm nào thì chẳng ai dám chắc được, trước mắt người dân trong vùng vẫn chỉ là bến đợi cô đơn.

Căn nhà của vợ chồng ông lão Nguyễn Hữu Tịnh (63 tuổi) nằm cạnh dòng sông này vẫn còn đó những mối lo lắng khôn nguôi. Ông Tịnh kể, khi lũ kéo về, dòng sông Gianh tụ thủy, nước cuồn cuộn như hò hét. Gia đình ông nằm gọn trên nóc nhà, nước lũ kéo vào ngập nửa căn. Lũ như muốn cuốn trôi nhà của ông mà dồn dập từng hồi kéo đến.

Ông Tịnh phải ghì lấy thanh chắn cửa cứ gò giữ mãi không cho nước cuốn vào, trên nóc nhà vợ con ông đội sẵn thùng lớn ở trên đầu để phòng khi ngói bị vỡ rồi rơi nhằm đầu. Trên nóc nhà gió cuồn cuộn thổi, dưới nền nhà nước lũ dâng tràn, đúng là “trăm bề khổ”.

Câu chuyện của ông lão Tịnh cứ thế vương vất trong tâm trí tôi, nó khiến tôi chợt ngẩn ngơ rồi tự hỏi, đến khi nào thì bến cô đơn mới có một cây cầu? Tôi đứng giữa bến đợi đò mà lòng như khô quạnh lại. Trời dần về chiều, trên triền tây những dãy núi xếp tầng, mây vần vũ sấm chớp. Bến đợi đò nằm ở thôn Minh Hà sắp chìm vào cơn mưa lớn, phía bên kia nơi có con đò – phương tiện duy nhất giúp người dân qua sông như đang thở hổn hển, nó dập dềnh trong làn nước dữ.

Cho đến bây giờ mọi sinh hoạt của người dân ở 4 xóm Cồn Bãi vẫn phải đi con đò thô sơ, cuộc sống của người dân trên miền cạn không khác nào nơi hoang đảo xa xôi. Họ thường ví von, đây là xứ “đảo lạc”. Ngay cả việc xây một cái nhà thôi mà cũng khổ trăm đường, bởi giá vật tư vận chuyển khiến tiền của xây cất đội giá lên nhiều lần.

Cô lập, sống trong cảnh không cầu, không đường khiến trẻ nhỏ đứt quãng học hành. Hay như một chuyện khác, cách đây ít năm, khi nước lũ dâng tràn trong xóm Cồn Nâm có đôi vợ chồng trẻ, người vợ đang lúc sắp sinh, nước kéo đến cũng là lúc con chào đời. Cứ thế, hai vợ chồng họ quay quắt trong nước lũ chẳng biết kêu ai…

Đọc thêm

Hà Nội: Thông báo các điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Thông báo các điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa ùn tắc, phục vụ Nhân dân và du khách đến thăm, viếng tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các di tích lân cận, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan thống nhất tổ chức 05 địa điểm tập kết, trông giữ phương tiện.

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.