Biển báo giao thông đường bộ - có nên tranh luận ai chủ trì?

(PLVN) - Trước đề xuất chuyển nhiệm vụ quy định nội dung hệ thống báo hiệu đường bộ từ Bộ GTVT về Bộ Công an, nhiều ý kiến cho rằng vẫn nên để Bộ GTVT quy định về nội dung vụ này.

Đề xuất gây tranh cãi

Trong Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất chuyển nhiệm vụ quy định nội dung hệ thống báo hiệu đường bộ từ Bộ GTVT về Bộ Công an. Đề xuất trên nhận được nhiều ý kiến phản biện của các chuyên gia, người dân.

Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho rằng hệ thống báo hiệu đường bộ (BHĐB) nên để Bộ GTVT ban hành và được quy định trong Luật Giao thông đường bộ như hiện hành. Như vậy sẽ đảm bảo sự đồng bộ trong quá trình quản lý nhà nước về đầu tư, quản lý và bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước…

“Theo quy định hiện hành, Bộ GTVT là đơn vị được phân bổ kinh phí quản lý, bảo trì thiết lập hệ thống biển báo đường bộ nên việc triển khai được nhanh gọn, phù hợp. Trường hợp giao nhiệm vụ này cho Bộ Công an cần phải sửa một số quy định pháp luật sẽ gây thêm khó khăn…” - ông Quyền nhận định.

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng cho rằng Bộ Công an nên chủ trì tham mưu cho Nhà nước ban hành các chế tài xử lý vi phạm, Bộ GTVT thực hiện tham mưu ban hành các chế định. Như vậy hai cơ quan sẽ có sự giám sát lẫn nhau, phát hiện ra các mâu thuẫn, bất hợp lý. Nếu giao hết cho một bộ vừa thiết lập hệ thống biển báo vừa xử lý vi phạm sẽ thiếu khách quan.

Ngoài ra, hiện nay Bộ GTVT đang quản lý biển BHĐB một cách ổn định, không có vướng mắc gì. Khi phát hiện những biển báo còn bất cập, Bộ GTVT cũng rất cầu thị điều chỉnh, sửa đổi ngay. “Cạnh đó, việc thiết lập hệ thống biển báo luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam với chính quyền địa phương và tham khảo lực lượng CSGT ở khu vực này…” - ông Quyền cho hay.

Còn theo ông Võ Trọng Lương, giáo viên dạy lái xe, quy định về BHĐB do Bộ Công an hay Bộ GTVT phụ trách cũng sẽ là đơn vị góp phần đảm bảo an ninh trật tự. Tuy nhiên, với quy định này, để có sự chuyên sâu thì Bộ GTVT đảm nhiệm sẽ phù hợp hơn, bởi Bộ GTVT là đơn vị có cơ cấu hệ thống chuyên ngành xây dựng cơ bản. Do vậy, Bộ Công an chỉ nên là đơn vị tham mưu cho Bộ GTVT để việc quản lý được hiệu quả hơn.

Đại diện Sở GTVT TP.HCM cho rằng, hiện nay, việc đầu tư và xây dựng các công trình giao thông được giao cho Sở GTVT chịu trách nhiệm chính. Trong đó, bao gồm các hạng mục biển báo, hệ thống tín hiệu giao thông đường bộ… đây là một hạng mục trong việc đầu tư các công trình giao thông.

Trong quá trình khai thác, ngành giao thông sẽ có đánh giá, thẩm định an toàn giao thông cho phù hợp hơn để kịp thời phát hiện bất cập, sai sót trong việc lắp đặt biển báo. “Do vậy, để Bộ GTVT quy định về BHĐB là phù hợp và đảm bảo chuyên ngành hơn” - vị đại diện này nói.

Hiện nay Bộ GTVT đang quản lý biển báo hiệu đường bộ.
 Hiện nay Bộ GTVT đang quản lý biển báo hiệu đường bộ.

TS Phạm Xuân Mai, nguyên Trưởng khoa Kỹ thuật giao thông, ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng tất cả biển báo và thông số trên đường đều do ngành giao thông thiết kế, chế tạo và lắp đặt. Từ đó, chỉ có ngành giao thông mới hiểu về các biển báo này. TS Mai cho rằng nếu giao quy định về BHĐB cho Bộ Công an thì Bộ này phải đi hỏi Bộ GTVT, như vậy mất thời gian và không đúng chức năng. 

Để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong công tác quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông thì nên để Bộ GTVT quy định về BHĐB, Bộ Công an chỉ nên quản lý về trật tự an toàn giao thông. 

Một biển báo, 2 cơ quan quản?

Thẩm tra nội dung trên, Bộ Tư pháp cho rằng hệ thống BHĐB ngoài hiệu lệnh của người điều khiển giao thông còn nhiều báo hiệu khác. Theo đó, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công an cần xác định rõ tại dự án luật này chỉ điều chỉnh các quy định về hệ thống BHĐB dưới góc độ là các biện pháp tổ chức giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông  (TTATGT).

Còn các quy định gắn với việc sản xuất, tổ chức đặt, cắm các biển BHĐB với tính chất là các hạng mục của công trình đường bộ và thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (GTĐB) thì không quy định tại dự thảo Luật Bảo đảm TTATGTĐB.

“Ngoài ra, việc sản xuất, lắp đặt BHĐB cũng phải phù hợp và tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về BHĐB và các tiêu chuẩn thiết kế đường. Do đó, đề nghị cân nhắc quy định giao Bộ Công an chịu trách nhiệm ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hệ thống BHĐB tại dự thảo luật” - Bộ Tư pháp nhấn mạnh.

Phản hồi quan điểm trên, Bộ Công an cho rằng đơn vị sẽ không thực hiện việc sản xuất và lắp đặt hệ thống biển BHĐB. “Tuy nhiên, đơn vị sẽ đảm nhiệm vai trò quy định nội dung, ý nghĩa của hệ thống BHĐB, nhằm thông báo, hướng dẫn cho người tham gia giao thông…” – Bộ Công an cho hay.

Như vậy, một biển báo giao thông sẽ có hai cơ quan cùng quản, Bộ Công an phụ trách về nội dung ý nghĩa của biển, Bộ GTVT thì sản xuất và cắm biển. Mô hình này liệu có đáp ứng được tính hợp lý về mặt chức năng quản lý nhà nước cũng như tính khả thi trong thực tiễn? Nhiều ý kiến cho rằng việc tranh luận cơ quan nào chủ trì về biển báo giao thông đường bộ là không cần thiết.

Trước ý kiến còn khác nhau, Văn phòng Chính phủ tiến hành phát phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ. Đến ngày 11/8, có 19/26 thành viên Chính phủ cho ý kiến về vấn đề này.

Theo đó, có 14 thành viên Chính phủ đồng ý Luật GTĐB sẽ quy định hệ thống BHĐB và do Bộ GTVT quản lý. Chỉ có 5 thành viên đồng ý phương án quy định tại Luật Bảo đảm TTATGTĐB và Luật GTĐB chỉ quy định việc sản xuất, tổ chức đặt, cắm các biển báo hiệu.

Theo Văn phòng Chính phủ, trong hệ thống báo hiệu GTĐB, chỉ có “hiệu lệnh của người điều khiển giao thông” thuộc nội dung tổ chức chỉ huy, điều khiển. Các loại báo hiệu còn lại gắn liền với các hạng mục của công trình đường bộ, thuộc hệ thống tài sản kết cấu hạ tầng GTĐB, được quản lý thông qua các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ GTVT ban hành.

Vì vậy, Văn phòng Chính phủ đề nghị quy định theo hướng Luật GTĐB quy định quy chuẩn, tiêu chuẩn và quản lý các loại BHĐB gắn với thiết kế, đầu tư, xây dựng và quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng GTĐB (hệ thống báo hiệu giao thông tĩnh).

Nội dung “hiệu lệnh của người điều khiển giao thông” và việc chỉ huy, điều khiển hệ thống đèn tín hiệu đường bộ (hệ thống báo hiệu giao thông động) quy định tại Luật Bảo đảm TTATGTĐB.

“Nội dung này có tính chất giao thoa giữa chức năng, nhiệm vụ của hai bộ, vì vậy để bảo đảm tính thống nhất, khả thi và hiệu quả, đề nghị hai bộ phối hợp chặt chẽ trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các quy định của hai luật này…” - Văn phòng Chính phủ nêu quan điểm.

Đọc thêm

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.