Thâm nhập đường dây “bằng thật học giả” giữa Hà Nội (kỳ 2): Trao tiền nhận bằng, cho thí sinh 'đóng thế' thi nâng hệ

Không cần học, không cần thi học viên cũng có bằng một trường trung cấp.
Không cần học, không cần thi học viên cũng có bằng một trường trung cấp.
(PLVN) - B.B.Đ (SN 1998, quê Bắc Giang) đóng 5 triệu đồng đã có bằng trung cấp dù không học buổi nào. Anh này được thông báo nộp thêm tiền và đến thi, mà thực chất là chép đáp án, thậm chí nhờ người khác đến chép hộ, để có bằng cao đẳng.

Thâm nhập đường dây 'bằng thật học giả' giữa Hà Nội (kỳ 1): Không cần học, không cần thi, chỉ cần nộp tiền

Tuyển sinh hay “làm” bằng?

Đ từng có thời gian sang Hàn Quốc, nói tiếng Hàn lưu loát, do dịch bệnh Covid-19 nên về Việt Nam. Vì không muốn lãng phí thời gian do dịch Covid-19 nên Đ muốn tận dụng thời gian này học thêm một bằng cao đẳng tiếng Hàn. Bởi nếu có bằng cao đẳng tiếng Hàn thì khi sang Hàn Quốc du học có thể có nhiều cơ hội.

Tháng 6/2020, qua thông tin trên Facebook, Đ liên hệ với số điện thoại của người tự giới thiệu có thể đào tạo cấp tốc bằng cao đẳng tiếng Hàn. Sau đó một phụ nữ chủ động gọi lại cho Đ, hẹn đến tầng 5 Viện âm nhạc để tư vấn. Người này giới thiệu tên là V (cũng là người phụ nữ mà bài kỳ 1 chúng tôi đã đề cập, người này giới thiệu làm ở phòng tuyển sinh trường ĐH Đ.Đ). Thấy giới thiệu chỉ trong 3 tháng là có bằng, Đ tò mò muốn hỏi rõ thực hư. 

Giữa tháng 6/2020, Đ đến tầng 5 Viện âm nhạc và được người phụ nữ tên V tư vấn. Theo đó, chị V giới thiệu rằng với trường hợp của Đ cần làm 2 bước, trước tiên là đăng ký rồi thi lấy bằng trung cấp, sau đó liên thông lên cao đẳng. Khi Đ nói dự kiến tháng 9 sẽ quay lại Hàn Quốc nhập học thì người này cam đoan lúc đó sẽ xong xuôi, có bằng. 

“Tháng 7 thi, tháng 8 là có bằng rồi. Kể cả sang Hàn cũng có thể học online để lấy bằng cao đẳng. Bỏ qua trung cấp, liên thông luôn. Học thì thế nào cũng được nhưng tháng 7 thi bắt buộc em phải đến, Cao đẳng C.T cấp bằng”.

Vẫn lời người phụ nữ này, đến thi chỉ là hình thức còn sẽ có người đưa bài cho chép, “chép bài thế nào thì chị hướng dẫn sau, nói tóm lại chỉ việc chép. Ai vào phòng thi cũng chép như nhau cả thôi”.

Trong cuộc hội thoại với Đ, chị V gợi ý chỉ việc đóng thêm 3 triệu là có thể thi luôn chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, sau này có thể đi dạy tiếng Hàn. Chị này liên tục quảng cáo đã xử lý bằng cấp, chứng chỉ cho rất nhiều hướng dẫn viên du lịch tiếng Hàn.

Theo chị V, làm hướng dẫn viên du lịch dẫn đoàn cần có thẻ do sở du lịch cấp. Muốn được cấp thẻ này thì bắt buộc phải có một bằng cao đẳng tiếng Hàn và chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch. Và thực tế là chỉ hợp thức hóa bằng cấp chứ “học 2-3 năm cao đẳng cũng chỉ bằng học tiếng bên Hàn 2-3 tháng”.

Vẫn lời người phụ nữ tên V, Đ sẽ được cấp bằng cao đẳng tiếng Hàn chính quy. Bà này khẳng định: “Bằng tốt nghiệp hệ cử nhân, khoa Tiếng Hàn. Ở đây chị làm trọn vẹn, không mua bán bằng, người thật việc thật, bằng thật còn kiến thức hơi ảo chút. Còn chị không mua bán bằng”.

Đ cho biết, thỏa thuận ban đầu giữa anh với chị V là Đ sẽ được cấp bằng cao đẳng tiếng Hàn với giá 35 triệu đồng. Trước mắt, Đ đóng 5 triệu để làm bằng cao đẳng, bằng trung cấp chỉ việc đóng tiền chứ không cần thi, không cần học.

Tại sao vẫn có hồ sơ sinh viên, phôi bằng thật?

Trong tài liệu cung cấp cho phóng viên, Đ có bảng điểm các môn thi và bằng một trường trung cấp. Theo bảng kết quả học tập, Đ có mã số sinh viên, niên khóa từ 2017 đến 2019 hệ đào tạo Chính quy. Với 15 môn học, điểm trung bình học tập là 7,4; 3 môn thi tốt nghiệp và điểm trung bình học tập toàn khóa là 7,3, đạt loại khá. 

Sau khi Đ có bằng Trung cấp, chị V tiếp tục liên lạc với Đ để thi lên cao đẳng nhưng do bận việc nên Đ không tham gia được. Người tư vấn thông báo bằng cao đẳng cũng không cần học nhưng phải thi và cho biết sẽ mang đề về cho thi riêng.

“Em không phải học, chị này nói trước khi thi khoảng 10 ngày sẽ báo trước. Tuy nhiên, có 1 lần em được báo 3 ngày nữa thi nhưng vì gia đình có việc gấp em không thi được. Chị ấy nói thôi không cần đến, chị ấy sẽ lấy đề cho em thi sau”, Đ nói.

Từ đó Đ không hề theo học. Tuy nhiên, người phụ nữ tên V vẫn khẳng định sẽ có bằng cao đẳng như đã hứa.

Học viên được hướng dẫn nhờ bạn đi thi hộ.
 Học viên được hướng dẫn nhờ bạn đi thi hộ. 

Trong khi chờ đợi đề thi cao đẳng như hứa hẹn, vì lịch thi bị lùi do dịch Covid -19, Đ bày tỏ lo ngại không lấy được bằng trước khi quay lại Hàn Quốc. “Em nói kế hoạch của em là tháng 9 bay, chị ấy chắc chắn với em là có. Khi nhắn chị ấy nói phải học zoom cho hợp lệ. Nếu em đã qua Hàn thì nói đứa bạn thân đi thi hộ”, Đ thuật lại.

Tổng cộng số tiền Đ đã nộp là 8 triệu đồng, trong đó 5 triệu là có phiếu thu đóng dấu của trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Ba Đình, lý do thu: CĐ tiếng Hàn. “Em không có nhu cầu làm bằng trung cấp nên hỏi lại thì họ nói bằng trung cấp bình thường đã có giá 10 triệu, em phải đưa thêm tiền để nâng cấp lên bằng cao đẳng”, Đ nói. Đ ngỏ ý muốn rút lại tiền thì nhận được câu trả lời ‘Bằng trung cấp thì ra rồi, học phí trung cấp em còn chưa đóng đủ, chị em tạo điều kiện cho nhau”.

Đầu tháng 10, chị V thông báo Đ tới thi.

Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao Đ không đến lớp, học online buổi nào vẫn có hồ sơ lưu tại một trường trung cấp, có bằng trung cấp? Các đợt thi lên cao đẳng do đơn vị nào tổ chức, giám sát, công nhận kết quả, "ra" bằng. Một mình người tư vấn tên V không thể làm được những việc này.

Đọc thêm

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Không gây quá tải, áp lực cho thí sinh

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu kết luận Hội thảo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được Bộ GD&ĐT chuẩn bị trong một thời gian dài, bám sát mục tiêu của Chương trình GDPT 2018, ứng dụng những kinh nghiệm quốc tế trong đổi mới công tác thi tốt nghiệp THPT…

Vì sao trường Cao đẳng Huế có tới 8 Hiệu phó?

Ông Nguyễn Văn Phương (Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) trao quyết định và tặng hoa Hiệu trưởng cùng 8 Phó Hiệu trưởng
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ Công bố Quyết định thành lập trường Cao đẳng Huế. Sau khi thành lập, trường này có tới 8 Phó Hiệu trưởng. Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế lý giải việc này ra sao?

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Những điểm mới cần lưu ý

Thi chứng chỉ VSTEP tại Đại học Kinh tế - Tài chính. (Ảnh: UEF)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố quy chế kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Kỳ thi năm nay cơ bản giữ ổn định như năm trước, chỉ điều chỉnh một số điểm về mặt kỹ thuật để bảo đảm thống nhất trong quá trình tổ chức thi trên phạm vi cả nước.

Nhiều cơ hội cho thí sinh chọn ngành bán dẫn

Nhiều cơ hội cho việc làm trong ngành công nghiệp bán dẫn. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHBK)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, dự kiến năm 2024, các trường đại học sẽ tuyển sinh đào tạo hơn 1.000 sinh viên ngành vi mạch bán dẫn, chủ yếu là thiết kế và 7.000 sinh viên lĩnh vực liên quan đến ngành này… Con số trên sẽ tăng dần từ 20 - 30% mỗi năm. Năm 2030, số lượng nhân lực ngành bán dẫn cơ bản đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ.

Tuyển sinh đại học 2024: Cuộc đua đa sắc màu

Sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: HUST)
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT được giữ ổn định từ năm 2022 tới nay, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh. Do vậy nhiều trường công bố đề án tuyển sinh sớm để thí sinh chuẩn bị tốt nhất, cho cả kỳ thi tốt nghiệp THPT và các đợt xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2024…

Gia đình Việt với sinh viên nước ngoài xa nhà

Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng (phải) và con gái đỡ đầu là sinh viên Lào. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Học tập, sinh sống ở một đất nước xa lạ, nhưng các sinh viên Lào, Campuchia đã nhận được hơi ấm thân thương từ các gia đình cha - mẹ đỡ đầu Việt Nam. Trao đi tình yêu thương, các bậc cha mẹ người Việt cũng nhận lại nhiều tình cảm và kỉ niệm đẹp từ các con.

Tuyển sinh Đại học 2024: Nhiều ngành “khát” nhân lực

Thí sinh cần cân nhắc trước ngưỡng cửa chọn nghề tương lai. (Ảnh minh họa - Nguồn: huongnghiep.hocmai.vn)
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố thông tin đầu tiên về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Sắp tới, quy chế thi tốt nghiệp THPT sẽ được chính thức ban hành để thí sinh sẽ đăng ký dự thi từ tháng 4.