Thâm nhập đường dây 'bằng thật học giả' giữa Hà Nội (kỳ 1): Không cần học, không cần thi, chỉ cần nộp tiền

T được giới thiệu đến một căn phòng tầng 5 trụ sở Viện âm nhạc để được tư vấn cụ thể.
T được giới thiệu đến một căn phòng tầng 5 trụ sở Viện âm nhạc để được tư vấn cụ thể.
(PLVN) - Không cần học, không cần thi cũng có bằng bằng trung cấp nhờ “thủ thuật” “ghép khóa đã tốt nghiệp”. Sau đó học viên được “làm tắt” để có bằng cao đẳng. Điều đáng nói là cả “quy trình” trên chỉ mất khoảng 3 tháng với giá 35-40 triệu đồng...

Nộp 10 triệu đồng, sau 2 tuần sẽ được cấp bằng

N.H (22 tuổi) dự kiến sẽ sang Hàn Quốc du học cuối năm nay, qua bạn bè giới thiệu, H gọi đến số điện thoại 0946868xxx nói rõ nguyện vọng muốn có bằng cao đẳng tiếng Hàn trước ngày bay dự kiến. H được tư vấn ghép lớp, chi phí “học” trọn gói 40 triệu đồng, sẽ có bằng cao đẳng vào tháng 11 kèm lời cam kết “phôi thật không phải bằng giả”. Học viên được tư vấn “bên chị sẽ xử lý tắt để em có 2 bằng luôn 1 bằng trung cấp và 1 bằng cao đẳng”. 

Để được tư vấn kĩ hơn, người này giới thiệu H đến tầng 5 trụ sở Viện âm nhạc tại Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội, trao đổi chi tiết. Tại đây, một người phụ nữ giới thiệu tên V dẫn H vào phòng 501-4 bên trong có ghi biển hiệu trường Đại học Đ.Đ. Người này giới thiệu công tác ở phòng tuyển sinh của trường này; việc nhận hồ sơ học và cấp bằng tiếng Hàn chỉ là “làm thêm”.

Học viên được tư vấn "xử lý tắt" để có 2 bằng.
 Học viên được tư vấn "xử lý tắt" để có 2 bằng. 

Liên tục khẳng định "không mua bán bằng", người phụ nữ này đưa ra 1 tập bằng trung cấp tiếng Trung, Hàn của một trường trung cấp và cho biết học viên sẽ được cấp bằng này sau đó liên thông lên cao đẳng. Đó chính là “đường đi nước bước” để có bằng cao đẳng nhanh nhất. Hiện tại lớp cao đẳng này đã học, khoảng tháng 11 sẽ thi tốt nghiệp. 

Với bằng trung cấp, học viên chỉ cần nộp học bạ, bằng cấp 3, bản sao giấy khai sinh bản sao, chứng minh nhân dân, sơ yếu lý lịch xác nhận của địa phương, 4 ảnh 4x6 cùng 10 triệu đồng trước sau 2 tuần sẽ được cấp bằng. Sau khi có bằng trung cấp, học viên sẽ học ‘ghép lớp” 3-4 tháng sẽ được tổ chức thi lấy bằng cao đẳng. Tất nhiên học viên sẽ phải đóng thêm 15-20 triệu đồng nữa.

Không mua bán bằng, chỉ "lách"?

Theo lời người tư vấn, “muốn có bằng cao đẳng từ cấp 3 học lên thì phải mất 3 năm, nhưng chị sẽ xử lý tắt cho em. Lấy bằng trung cấp sau đó em phải học khoảng 20 tín chỉ để học liên thông lên cao đẳng. Giáo viên dạy online học trên zoom, chị tạo điều kiện cho em vào lớp học được 5-7 tháng nay rồi sau đó đi thi. Học phí sẽ đóng từng đợt, sau khi đóng đủ 15 triệu sẽ có bằng trung cấp, sau đó đóng tiếp theo từng đợt đến khi lấy bằng cao đẳng”.

Vẫn lời người phụ nữ này: “Bên chị không phải mua bán bằng, vẫn đủ từng bước học của chương trình giáo dục. Bằng của trường Cao đẳng C. cấp. Miễn là bằng cử nhân khoa tiếng Hàn, còn trường thì quan trọng gì, miễn sao là cao đẳng với nhau hết mà”, người này tư vấn.

Căn phòng nơi học viên được tư vấn.
Căn phòng nơi học viên được tư vấn. 

Với bằng trung cấp, học viên không cần học, không cần thi cũng có bằng, theo như lời chị V này là “ghép khóa đã tốt nghiệp”. Bằng trung cấp chỉ là để hợp lệ, đẹp hồ sơ. Bởi theo quy định, muốn có bằng cao đẳng phải học 3 năm.

Để người học an tâm với bằng trung cấp là “chuẩn”, người tư vấn lôi ra 1 tập chừng vài chục cái bằng của một trường trung cấp. Người này vào website kiểm tra văn bằng chứng chỉ bằng cách đánh mã hiệu một bằng để chứng minh là “bằng xịn”. Khi H lo lắng việc tháng 12 đã phải sang Hàn không kịp lấy bằng, người này gọi cho ai đó rồi nói sẽ có bằng trước khi người học bay. “Chị em làm việc phải uy tín. Bên chị không mua bán bằng giả, nhưng “lách”, giờ ai chả lách”, người này phân bua.

Đọc thêm

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.