Thâm nhập đường dây 'bằng thật học giả' giữa Hà Nội (kỳ 1): Không cần học, không cần thi, chỉ cần nộp tiền

T được giới thiệu đến một căn phòng tầng 5 trụ sở Viện âm nhạc để được tư vấn cụ thể.
T được giới thiệu đến một căn phòng tầng 5 trụ sở Viện âm nhạc để được tư vấn cụ thể.
(PLVN) - Không cần học, không cần thi cũng có bằng bằng trung cấp nhờ “thủ thuật” “ghép khóa đã tốt nghiệp”. Sau đó học viên được “làm tắt” để có bằng cao đẳng. Điều đáng nói là cả “quy trình” trên chỉ mất khoảng 3 tháng với giá 35-40 triệu đồng...

Nộp 10 triệu đồng, sau 2 tuần sẽ được cấp bằng

N.H (22 tuổi) dự kiến sẽ sang Hàn Quốc du học cuối năm nay, qua bạn bè giới thiệu, H gọi đến số điện thoại 0946868xxx nói rõ nguyện vọng muốn có bằng cao đẳng tiếng Hàn trước ngày bay dự kiến. H được tư vấn ghép lớp, chi phí “học” trọn gói 40 triệu đồng, sẽ có bằng cao đẳng vào tháng 11 kèm lời cam kết “phôi thật không phải bằng giả”. Học viên được tư vấn “bên chị sẽ xử lý tắt để em có 2 bằng luôn 1 bằng trung cấp và 1 bằng cao đẳng”. 

Để được tư vấn kĩ hơn, người này giới thiệu H đến tầng 5 trụ sở Viện âm nhạc tại Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội, trao đổi chi tiết. Tại đây, một người phụ nữ giới thiệu tên V dẫn H vào phòng 501-4 bên trong có ghi biển hiệu trường Đại học Đ.Đ. Người này giới thiệu công tác ở phòng tuyển sinh của trường này; việc nhận hồ sơ học và cấp bằng tiếng Hàn chỉ là “làm thêm”.

Học viên được tư vấn "xử lý tắt" để có 2 bằng.
 Học viên được tư vấn "xử lý tắt" để có 2 bằng. 

Liên tục khẳng định "không mua bán bằng", người phụ nữ này đưa ra 1 tập bằng trung cấp tiếng Trung, Hàn của một trường trung cấp và cho biết học viên sẽ được cấp bằng này sau đó liên thông lên cao đẳng. Đó chính là “đường đi nước bước” để có bằng cao đẳng nhanh nhất. Hiện tại lớp cao đẳng này đã học, khoảng tháng 11 sẽ thi tốt nghiệp. 

Với bằng trung cấp, học viên chỉ cần nộp học bạ, bằng cấp 3, bản sao giấy khai sinh bản sao, chứng minh nhân dân, sơ yếu lý lịch xác nhận của địa phương, 4 ảnh 4x6 cùng 10 triệu đồng trước sau 2 tuần sẽ được cấp bằng. Sau khi có bằng trung cấp, học viên sẽ học ‘ghép lớp” 3-4 tháng sẽ được tổ chức thi lấy bằng cao đẳng. Tất nhiên học viên sẽ phải đóng thêm 15-20 triệu đồng nữa.

Không mua bán bằng, chỉ "lách"?

Theo lời người tư vấn, “muốn có bằng cao đẳng từ cấp 3 học lên thì phải mất 3 năm, nhưng chị sẽ xử lý tắt cho em. Lấy bằng trung cấp sau đó em phải học khoảng 20 tín chỉ để học liên thông lên cao đẳng. Giáo viên dạy online học trên zoom, chị tạo điều kiện cho em vào lớp học được 5-7 tháng nay rồi sau đó đi thi. Học phí sẽ đóng từng đợt, sau khi đóng đủ 15 triệu sẽ có bằng trung cấp, sau đó đóng tiếp theo từng đợt đến khi lấy bằng cao đẳng”.

Vẫn lời người phụ nữ này: “Bên chị không phải mua bán bằng, vẫn đủ từng bước học của chương trình giáo dục. Bằng của trường Cao đẳng C. cấp. Miễn là bằng cử nhân khoa tiếng Hàn, còn trường thì quan trọng gì, miễn sao là cao đẳng với nhau hết mà”, người này tư vấn.

Căn phòng nơi học viên được tư vấn.
Căn phòng nơi học viên được tư vấn. 

Với bằng trung cấp, học viên không cần học, không cần thi cũng có bằng, theo như lời chị V này là “ghép khóa đã tốt nghiệp”. Bằng trung cấp chỉ là để hợp lệ, đẹp hồ sơ. Bởi theo quy định, muốn có bằng cao đẳng phải học 3 năm.

Để người học an tâm với bằng trung cấp là “chuẩn”, người tư vấn lôi ra 1 tập chừng vài chục cái bằng của một trường trung cấp. Người này vào website kiểm tra văn bằng chứng chỉ bằng cách đánh mã hiệu một bằng để chứng minh là “bằng xịn”. Khi H lo lắng việc tháng 12 đã phải sang Hàn không kịp lấy bằng, người này gọi cho ai đó rồi nói sẽ có bằng trước khi người học bay. “Chị em làm việc phải uy tín. Bên chị không mua bán bằng giả, nhưng “lách”, giờ ai chả lách”, người này phân bua.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?