“Lớp học 7 trong 1” ở đảo Hòn Chuối

Giờ học của các em học sinh trong lớp học “đặc biệt” trên đảo Hòn Chuối.
Giờ học của các em học sinh trong lớp học “đặc biệt” trên đảo Hòn Chuối.
(PLVN) - Đảo Hòn Chuối có lớp học “7 trong 1” với 23 học sinh từ lớp 1 đến lớp 7 trong căn phòng 20 m2. Ở giữa trùng khơi dẫu còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng quân và dân nơi đây đã đồng cam, cộng khổ để cùng nhau ổn định cuộc sống, bám biển, giữ đảo.

Mọi việc ở đảo đều nhờ bộ đội

Đảo Hòn Chuối thuộc địa phận thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Đây là một trong những đảo tiền tiêu trên tuyến biển, đảo phía Tây Nam của Tổ quốc. Cả đảo có 49 hộ dân với 115 nhân khẩu, chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt hải sản và nuôi cá lồng bè. Mỗi gia đình trên đảo đều có hai ngôi nhà, một ở gành Nam và một ở gành Chướng. Từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, người dân sống ở gành Chướng và từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau người dân chuyển về gành Nam sống để tránh gió.

Chị Kim Ngọc Chung, người dân sống trên đảo Hòn Chuối cho biết: “Mỗi lần chuyển nhà tránh gió vất vả lắm. Nhưng may mắn là có các chú bộ đội ở Trạm ra đa 615 (Tiểu đoàn ra đa 551, Vùng 5 Hải quân) và Đồn Biên phòng Hòn Chuối (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) tới giúp chuyển đồ nên cũng đỡ.

Những khi có gió, bão là bộ đội lại xuống chằng chống nhà, gia cố lồng bè, ghe, thuyền giúp và kêu gọi, đưa người dân lên đồn, lên Trạm tránh trú bão tới khi an toàn mới cho về nhà. Cơn bão số 1 vừa qua, cả gia đình tôi tránh trú bão ở Trạm ra đa 615 tới 3 ngày. Chị em chúng tôi đã cùng bộ đội Hải quân nấu cơm, phục vụ đồ ăn cho người già, trẻ nhỏ tránh trú ở Trạm.

Chị Chung chia sẻ thêm: “Tôi sống ở đây hơn 20 năm rồi. Mỗi lần ốm đau tôi đều phải xin thuốc trên Trạm ra đa 615 đấy anh ạ! Có nhiều lần chồng bận trông bè, con cái đi học tôi được các chú ấy mang thuốc đến tận tay vì tôi ốm không đi được. Trước đây, khi còn thiếu nước sinh hoạt, các chú bộ đội còn đưa dây dẫn nước cho chúng tôi. Có các chú ấy người dân chúng tôi như có một điểm tựa vững chắc trong mọi điều kiện, hoàn cảnh”.

Thượng úy Phùng Sỹ Cương, Phó Trạm trưởng Trạm ra đa 615 cho chúng tôi biết thêm, ngoài giúp dân những lúc gió, bão hay chuyển nhà, các lực lượng trên đảo còn thường xuyên tu sửa nhà cửa giúp người dân; thăm khám, phát thuốc miễn phí cho người dân khi ốm đau.

Những dịp lễ Tết, đơn vị tổ chức tặng quà các gia đình chính sách, gia đình khó khăn. Khi đơn vị có dịp gì vui, liên hoan đều mời người dân lên chung vui. Mỗi lần như vậy bà con đều đến rất sớm để cùng cán bộ, chiến sĩ của Trạm chuẩn bị đồ ăn, trang trí không gian liên hoan. Ai cũng vui hết mình và đều thấy ấm lòng nơi đảo xa.

Lớp “nhô 7 trong 1”

Chúng tôi biết về lớp học “7 trong 1” ở trên đảo này đã lâu nhưng hôm nay mới tận mắt chứng kiến. Lớp hiện có 23 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 7. Tất cả ngồi chung một phòng. Phòng học chỉ khoảng 20 m2 mà có tới 3 cái bảng và bàn ghế cũng kê theo ba hướng khác nhau. Thầy giáo là Đại úy QNCN Trần Bình Phục, Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng đảo Hòn Chuối.

Thầy giáo Phục đã có 9 năm gắn bó với lớp học này. Anh Phục tâm sự: “Phải đảm nhiệm 7 lớp nên tôi cũng phải soạn 7 giáo án. Có nhiều bài toán lớp 5 mà tôi không biết cách giải phải gọi điện hỏi các thầy, cô giáo trong đất liền hỏi cách giải dễ hiểu nhất để giảng cho các em. Niềm vui lớn nhất của tôi là mỗi sáng được đứng lớp dạy các em, rồi từng ngày thấy các em trưởng thành, khôn lớn”.

Được biết, các em học sinh mỗi ngày phải vượt qua 288 bậc đá cùng nhiều đoạn đường rừng để đến lớp tận trên đỉnh Hòn Chuối. Ngày mưa các em phải nghỉ học vì con đường trơn, trượt nguy hiểm. Khó khăn là thế nhưng thầy và trò vẫn quyết tâm đến lớp để rồi bao lớp trẻ em trên đảo biết đọc chữ, làm toán và hơn thế nữa là làm người.

Đáng mừng hơn, trong số này còn có những em sau khi vào đất liền học tiếp đã đỗ đại học, tốt nghiệp đi làm góp phần giúp ích cho xã hội. Em Hồng Thúy An, đang là học sinh lớp 7 tâm sự: “Em học thầy Phục từ lúc 8 tuổi. Đi học tuy mệt nhưng cũng rất vui vì em có nhiều bạn, biết đọc chữ, làm toán. Em gái em trước cũng học thầy Phục, bây giờ vào đất liền học rồi. Sau này lớn lên, em mong được làm cô giáo để về đảo dạy chữ các em nơi đảo xa này”.

Chia tay quân và dân trên đảo Hòn Chuối, tôi nhớ mãi lời ông Lê Văn Phương, Tổ trưởng Tổ tự quản đảo Hòn Chuối: “Nơi đảo xa thiếu thốn, vất vả đủ đường nhưng bà con được bộ đội giúp đỡ, đùm bọc nên mọi việc khó đều hóa dễ, buồn đều hóa vui.

Tình quân dân cá nước ngày càng thêm bền chặt, các cán bộ, chiến sĩ ở Trạm ra đa 615 và Đồn Biên phòng đảo Hòn Chuối đã thực sự tạo cho người dân chúng tôi niềm tin, điểm tựa vững chắc để chúng tôi bám biển, giữ đảo quê hương”. 

Đọc thêm

Vì sao trường Cao đẳng Huế có tới 8 Hiệu phó?

Ông Nguyễn Văn Phương (Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) trao quyết định và tặng hoa Hiệu trưởng cùng 8 Phó Hiệu trưởng
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ Công bố Quyết định thành lập trường Cao đẳng Huế. Sau khi thành lập, trường này có tới 8 Phó Hiệu trưởng. Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế lý giải việc này ra sao?

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Những điểm mới cần lưu ý

Thi chứng chỉ VSTEP tại Đại học Kinh tế - Tài chính. (Ảnh: UEF)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố quy chế kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Kỳ thi năm nay cơ bản giữ ổn định như năm trước, chỉ điều chỉnh một số điểm về mặt kỹ thuật để bảo đảm thống nhất trong quá trình tổ chức thi trên phạm vi cả nước.

Nhiều cơ hội cho thí sinh chọn ngành bán dẫn

Nhiều cơ hội cho việc làm trong ngành công nghiệp bán dẫn. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHBK)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, dự kiến năm 2024, các trường đại học sẽ tuyển sinh đào tạo hơn 1.000 sinh viên ngành vi mạch bán dẫn, chủ yếu là thiết kế và 7.000 sinh viên lĩnh vực liên quan đến ngành này… Con số trên sẽ tăng dần từ 20 - 30% mỗi năm. Năm 2030, số lượng nhân lực ngành bán dẫn cơ bản đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ.

Tuyển sinh đại học 2024: Cuộc đua đa sắc màu

Sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: HUST)
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT được giữ ổn định từ năm 2022 tới nay, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh. Do vậy nhiều trường công bố đề án tuyển sinh sớm để thí sinh chuẩn bị tốt nhất, cho cả kỳ thi tốt nghiệp THPT và các đợt xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2024…

Gia đình Việt với sinh viên nước ngoài xa nhà

Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng (phải) và con gái đỡ đầu là sinh viên Lào. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Học tập, sinh sống ở một đất nước xa lạ, nhưng các sinh viên Lào, Campuchia đã nhận được hơi ấm thân thương từ các gia đình cha - mẹ đỡ đầu Việt Nam. Trao đi tình yêu thương, các bậc cha mẹ người Việt cũng nhận lại nhiều tình cảm và kỉ niệm đẹp từ các con.

Tuyển sinh Đại học 2024: Nhiều ngành “khát” nhân lực

Thí sinh cần cân nhắc trước ngưỡng cửa chọn nghề tương lai. (Ảnh minh họa - Nguồn: huongnghiep.hocmai.vn)
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố thông tin đầu tiên về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Sắp tới, quy chế thi tốt nghiệp THPT sẽ được chính thức ban hành để thí sinh sẽ đăng ký dự thi từ tháng 4.