Học sinh tự chế robot phun thuốc sâu

Trương Xuân Cường nhận giải thưởng Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2019.
Trương Xuân Cường nhận giải thưởng Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2019.
(PLVN) - Nhận thấy người nông dân thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nam sinh Trương Xuân Cường (Trường THPT Nam Đông, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã tạo ra “Robot phun thuốc trừ sâu ứng dụng công nghệ IOT” với hai tính năng phun thuốc trừ sâu và thu thập dữ liệu môi trường. 

Sản phẩm giành giải Ba Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh và Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2019.

Sinh ra ở huyện miền núi nghèo, nơi có hơn 80% người dân sống nhờ nghề nông, Cường biết được do điều kiện khó khăn nên nông dân phần lớn đều sử dụng các phương pháp trồng thủ công.

Đối với nghề trồng lúa, việc phun thuốc trừ sâu được tiến hành theo cách truyền thống nên hiệu suất không cao và đặc biệt gây ảnh hưởng sức khỏe tới người nông dân. Để giảm thiểu rủi ro tiếp xúc với hóa chất độc hại cho người nông dân, cậu học trò Trương Xuân Cường đã lên ý tưởng chế tạo robot phun thuốc trừ sâu ứng dụng công nghệ IOT.

Công nghệ IOT (Internet of Things) là cách vận hành thiết bị, đồ dùng thông qua mạng internet. Mọi thông tin, dữ liệu, thao tác được chuyển tải, vận hành thông qua mạng internet mà không cần sự tương tác trực tiếp giữa người với thiết bị. Với robot phun thuốc trừ sâu ứng dụng công nghệ IOT, chỉ cần chiếc điện thoại di động có thể điều khiển việc vận hành robot này mọi lúc, mọi nơi.

Chia sẻ về quá trình sáng chế ra robot, Trương Xuân Cường cho hay: “Sau khi có ý tưởng, em đã tiến hành nghiên cứu thiết kế, thi công thiết kế, thi công robot phun thuốc trừ sâu chạy bằng hệ thống pin mặt trời với những chức năng công nghệ vượt trội để thay thế cho cách phun thuốc trừ sâu truyền thống.

Robot phun thuốc trừ sâu có 2 chức năng chính gồm đo thông số môi trường (nhiệt độ, độ ẩm không khí) đồng lúa khi phun thuốc trừ sâu bằng công nghệ IOT, rồi hiển thị lên màn hình LCD và gửi thông số lên phần mềm giám sát thông qua mạng wifi. Ngoài ra, còn điều khiển di chuyển và phun thuốc trừ sâu bằng điện thoại thông qua phần mềm điều khiển Bluetooth.

Sản phẩm Robot phun thuốc trừ sâu.
Sản phẩm Robot phun thuốc trừ sâu.

Robot có hai cấu tạo chính gồm phần khung xe, bộ điều khiển hiển thị và cảm biến. Phần khung mô hình làm nhựa và foxmet chống nước, được cắt bằng CNC có độ chính xác và thẩm mỹ cao được gắn các linh kiện. Trong khi đó, bộ điều khiển hiển thị và cảm biến bao gồm LCD hiển thị các thông số, cảm biến nhiệt độ độ ẩm, mạch phát wifi…

Theo tác giả của sản phẩm thì robot được điều khiển từ xa bằng sóng RF để khuấy đều thuốc trừ sâu, di chuyển trên đồng ruộng để phun thuốc, bơm phun thuốc trừ sâu với diện tích lớn trong thời gian ngắn.

Phạm vi điều khiển của robot lên đến 200m, đây là khoảng cách khá an toàn khi người dân phun thuốc trên đồng ruộng của mình. Đặc biệt, sản phẩm robot này sử dụng các vật liệu và linh kiện điện tử dễ mua, dễ tìm kiếm, được bán rộng rãi ở các cửa hàng, thiết bị hoạt động ổn định, chính xác. Nguyên tắc hoạt động đơn giản nên mọi người dễ nắm bắt, tiếp thu thiết bị một cánh nhanh chóng. 

Theo Ban giám khảo của Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế 2019, đề tài Robot phun thuốc trừ sâu ứng dụng công nghệ IOT có điểm nổi trội mà đa số các thiết bị khác chưa có là đo thông số môi trường.
Thiết bị của Cường đã áp dụng lĩnh vực IOT vào để tăng năng suất khi phun thuốc. Để vận hành sản phẩm, người sử dụng bật công tắc nguồn ở robot, kết nối robot với điện thoại smartphone thông qua sóng Bluetooth.
Khi kết nối Bluetooth thành công, mở app Arduino BT Joystick để điều khiển robot và phun thuốc rồi vận hành robot này. Hệ thống sử dụng pin mặt trời và điện áp sử dụng thấp, dòng tiêu thụ nhỏ nên thiết bị có thể hoạt động lâu dài mà không cần thêm nguồn phụ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.