Hai trường đại học ở Cần Thơ cho sinh viên học tập trung trong mùa dịch Covid-19

(PLVN) - Lý giải trước băn khoăn từ dư luận việc các trường đại học (ĐH) tư thục vẫn cho sinh viên học tập trung bất kể dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, đại diện lãnh đạo các trường này cho rằng, cho sinh viên học tập trung là đúng chủ trương và không có gì là mạo hiểm.

Thông tin đến Báo PLVN, anh Tô Đặng Hoài Long (phụ huynh của một sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Tây Đô) cho biết, gia đình không tán thành việc nhà trường để sinh viên học tập trung trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến khó lường.

Hơn 7.000 sinh viên Trường ĐH Tây Đô vẫn phải học tập trung đến trước ngày 30/3.
 Hơn 7.000 sinh viên Trường ĐH Tây Đô vẫn phải học tập trung đến trước ngày 30/3.

“Có thể là trường tư, nên lo tổn thất thiệt hại về kinh tế nhưng để các em đến trường vào thời điểm này là rất mạo hiểm”, anh Long lo lắng.

Không chỉ riêng Trường ĐH Tây Đô, một nam sinh viên ngành Công nghệ ô tô (K6 Trường ĐH Nam Cần Thơ) cho biết, hiện vẫn đến lớp học bình thường. Cũng theo sinh viên này, lớp học khoảng hơn 70 sinh viên, tuy nhiên, lo ngại trước dịch bệnh nên sĩ số lớp chỉ khoảng hơn một nửa.

Tương tự, một nữ sinh viên năm nhất ngành Du lịch, Trường ĐH Nam Cần Thơ bất bình, suốt khoảng 3 tuần nay phải đến lớp trong khi bạn bè của các trường khác đang nghỉ để phòng dịch “Lên học nhưng gia đình phản đối, nhưng không đi học thì sợ hỏng kiến thức, thua thiệt bạn bè. Thú thật, học mà nơm nớp lo sợ cảm giác rất bất an”, một sinh viên trường này cho biết.

Ghi nhận thực tế ngày 25/3, tại hai trường ĐH: Nam Cần Thơ và Tây Đô cho thấy, số lượng sinh viên không đông nhưng mọi hoạt động điều hành, sinh viên đến lớp được diễn ra bình thường. Trước cổng trường có lập chốt kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn. Trước thắc mắc của phụ huynh và sinh viên, lãnh đạo hai trường ĐH này đã giải thích và lên tiếng trấn an.

Lãnh đạo trường ĐH Nam Cần Thơ cho biết, sở dĩ nhà trường có chủ tương cho sinh viên học tập trung là để “kịp tiến độ” ra trường cho sinh viên.
 Lãnh đạo trường ĐH Nam Cần Thơ cho biết, sở dĩ nhà trường có chủ tương cho sinh viên học tập trung là để “kịp tiến độ” ra trường cho sinh viên.

Ông Nguyễn Văn Quang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ xác nhận, từ ngày 2/3 đến thời điểm hiện tại, sinh viên vẫn học tập trung tại trường. Theo ông Quang, hiện nhà trường có khoảng 11.000 sinh viên.

Sở dĩ nhà trường có chủ trương học tập trung là để “kịp tiến độ” ra trường cho sinh viên năm cuối. Còn lại, vẫn có học trực tuyến nhưng chủ yếu vẫn là học tập trung và không điểm danh, sinh viên vắng vì ngại dịch thì vẫn xem như có mặt.

Đối với hơn 1.000 sinh viên đang lưu trú tại ký túc xá của trường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ cho biết, sinh viên ra vào được kiểm soát thân nhiệt, sát khuẩn. Tuy vậy, vẫn còn ý kiến cho rằng đây là giải pháp đối phó nhằm “tát nước theo mưa” bởi nếu bị nhiễm bệnh sẽ không phát bệnh ngay mà thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày, nguy cơ lây lan diện rộng rất cao.

Còn ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tây Đô thừa nhận, số lượng sinh viên đến lớp chỉ khoảng 70% so với thời điểm không có dịch bệnh.

Dẫn lời ông Minh, thời gian qua nhà trường cho sinh viên học tập trung là thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo và UBND TP Cần Thơ dựa vào tình hình thực tế để tổ chức dạy, học cho phù hợp. Cho nên, việc cho sinh viên học tập trung là không làm trái chủ trương.

“Bộ đâu có nói phải đóng cửa trường. Còn tổ chức học cũng là do nhu cầu của sinh viên. Mặt khác, trước đó Cần Thơ chưa xuất hiện dịch bệnh nên không có gì gọi là mạo hiểm”, ông Nguyễn Ngọc Minh khẳng định.

Cho sinh viên học trực tuyến khi Cần Thơ có ca nhiễm Covid-19

Trước đó, ngày 25/3, thông tin từ Sở Y tế TP Cần Thơ cho biết, trên địa bàn vừa xuất hiện ca nhiễm Covid-19. Đây là ca nhiễm đầu tiên tại địa bàn, bệnh nhân là công dân quốc tịch Anh, 34 tuổi. Về đến sân bay quốc tế Cần Thơ ngày 22/3.

Chiều cùng ngày, cả hai Trường ĐH Tây Đô và Nam Cần Thơ bất ngờ thông báo cho toàn bộ sinh viên và học viên của trường học trực tuyến không phải đến trường học tập trung để phòng dịch Covid-19 kể từ ngày 30/3 cho đến khi có thông báo mới.


Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?