Hà Nội chuẩn bị đón học sinh trở lại trường vào 2/3 thế nào?

Nhân viên y tế cùng giáo viên trường Tiểu học Hoàng Diệu, Hà Nội tiến hành vệ sinh lau bàn ghế đồ dùng học tập. Ảnh: Lê Phú/TTXVN
Nhân viên y tế cùng giáo viên trường Tiểu học Hoàng Diệu, Hà Nội tiến hành vệ sinh lau bàn ghế đồ dùng học tập. Ảnh: Lê Phú/TTXVN
Dự kiến, học sinh Hà Nội quay trở lại trường học vào ngày 2/3, sau 4 tuần nghỉ để phòng, tránh dịch Covid - 19. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội Chử Xuân Dũng cho rằng toàn ngành giáo dục thành phố đã rất nỗ lực, chủ động trong công tác phòng, chống dịch Covid-19...
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, trong thời gian học sinh nghỉ học (ngày 3/2 - 1/3), các đơn vị trường học thường xuyên liên hệ với gia đình cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe học sinh. Các nhà trường tuyên truyền đến gia đình quản lý học sinh bảo đảm an toàn, phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống tai nạn thương tích.
Mỗi thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần, 100% các nhà trường phối hợp cùng y tế địa phương đã phun thuốc khử khuẩn trong trường học. Cụ thể, phun đợt 1 trong ngày 01 và 2/2; đợt 2 trong ngày 8 và 9/2; đợt 3 trong ngày 15 và 16/2; đợt 4 trong ngày 22 và 23/2. Dự kiến, các nhà trường tiếp tục phun khử khuẩn đợt 5 trong ngày 29/2 và 1/3. Tại điểm cầu huyện Thạch Thất, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Hồng cho biết huyện đã chỉ đạo các nhà trường vệ sinh khử khuẩn trường, lớp với phương châm sẽ không đón học sinh khi môi trường chưa đảm bảo.
Sở GD&ĐT cũng đã thành lập 3 đoàn công tác nhằm kiểm tra việc tổ chức vệ sinh khử khuẩn tại các trường học. Trong đó, đoàn đã kiểm tra đột xuất tại các đơn vị như quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Hoàn Kiếm; các huyện: Thạch Thất, Gia Lâm, Chương Mỹ, Thanh Oai, Đông Anh… và đánh giá cao công tác phối hợp thực hiện công tác phòng, chống dịch. 
Tuy nhiên, đoàn kiểm tra đề nghị các đơn vị không được chủ quan, chuẩn bị đủ các dụng cụ và các chất tẩy rửa thông thường để thực hiện vệ sinh khử khuẩn trường, lớp trước khi đón học sinh học trở lại và thực hiện hằng ngày. Đồng thời, phải có đầy đủ các điều kiện vệ sinh phục vụ học sinh và giáo viên như: Nơi rửa tay, nước sạch và xà phòng, giấy sạch hoặc khăn để lau tay. Trong trường hợp không bố trí đủ hoặc không thể bố trí nơi rửa tay thì có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn tẩy nhanh (có nồng độ cồn tối thiểu 60%); bố trí thùng rác có nắp lật để ở những nơi dễ tiếp cận… 
Sở GD&ĐT đã phối hợp cùng Sở Y tế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, hướng dẫn cụ thể những việc, cán bộ, giáo viên, học sinh phải thực hiện trước và trong thời gian chuẩn bị đi học trở lại…
Đặc biệt, Sở GD&ĐT phối hợp cùng các Phòng GD&ĐT các đơn vị thống kê số lượng cán bộ, giáo viên và học sinh đi qua vùng dịch bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Italia và một số nước Đông Nam Á tính từ sau ngày 10/2 đến nay để báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng cho rằng toàn ngành giáo dục đã rất nỗ lực, chủ động trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Các quận, huyện, thị xã đã nghiêm túc chỉ đạo các trường học trong thực hiện công tác trên. Trong thời gian học sinh nghỉ học, ngoài công tác vệ sinh, khử khuẩn, các nhà trường cũng đã phối hợp với cha mẹ học sinh cập nhật đầy đủ tình hình sức khỏe cũng như lịch trình đi lại của học sinh. Cùng với đó, xây dựng kế hoạch hướng dẫn học sinh tự học và ôn tập tại nhà, đồng thời, đưa vào thực hiện hệ thống ôn tập trực tuyến qua các câu hỏi trắc nghiệm dành cho học sinh lớp 8, 9 với 7 môn học...
Cùng với 5 giải pháp cụ thể trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhằm chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho học sinh quay lại trường, Giám đốc Chử Xuân Dũng đề nghị các quận, huyện, thị xã và các trường học thực hiện nghiêm túc kết luận của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung về  phòng, chống dịch Covid-19. Các nhà trường phải hoàn thành kịch bản với tình huống cụ thể khi đón học sinh quay lại trường học; các nhà trường đều phải có Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, phân công phân nhiệm đến từng cán bộ, giáo viên nhà trường…
Nếu học sinh đi học trở lại theo dự kiến, Sở GD&ĐT sẽ tham mưu với UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh thời gian học và thi cho phù hợp…

Hà Nội có 2 cán bộ, giáo viên, nhân viên; 67 trẻ mầm non và học sinh đã đến và đi từ vùng có dịch (Trung Quốc). 7 cán bộ, giáo viên và 130 học sinh mang quốc tịch Trung Quốc đang làm việc và học tập tại các trường học (2 cán bộ, giáo viên và 49 học sinh về Trung Quốc ăn Tết đã trở lại Việt Nam; 10 học sinh về Trung Quốc ăn Tết chưa trở lại Việt Nam; 5 cán bộ, giáo viên và 71 học sinh ở lại Việt Nam ăn Tết)…

Đến thời điểm hiện tại, cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ mầm non, học sinh ngành giáo dục Hà Nội chưa phát hiện trường hợp nào có biểu hiện mắc bệnh Covid-19.

Đọc thêm

377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS

Olympics Tiếng Anh toàn thành phố năm nay chào đón 1288 thí sinh THCS đến từ 401 trường, và 1295 thí sinh tiểu học đến từ 490 trường tại Hà Nội (ảnh P.V)
(PLVN) -  Lễ tổng kết và trao giải Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Trải qua hai vòng thi ở mỗi cấp, Ban tổ chức cuộc thi Olympics Tiếng Anh thành phố Hà Nội đã lựa chọn ra 377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc để trao các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba và khuyến khích.

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.