Ấm lòng trong cơn giông lốc
Những ngày này, khi trận mưa lụt dị thường ở Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề cùng những thông tin đau buồn về số người thiệt mạng thì hình ảnh bất chấp lũ lụt, dầm mưa giúp nhân dân thông đường, đẩy xe, gọi cứu hộ đã là hình ảnh quen thuộc của cán bộ chiến sĩ Đội Cảnh sát giao thông. Thường trực các chốt trọng yếu, đưa ra những cảnh báo kịp thời cho người tham gia giao thông được an toàn, đội ngũ chiến sĩ cảnh sát giao thông đã “vượt qua lũ lụt” cùng nhân dân.
Chiến sỹ cảnh sát làm nhiệm vụ trong mưa lũ ở Quảng Ninh |
Anh đã chia sẻ trên FB cá nhân của mình về câu chuyện anh tình cờ gặp trên đường hôm đó: Trong giây phút kinh hoàng của những đợt gió quật mạnh, khi chứng kiến cảnh người dân bị đổ xe, ngã xõng xoài trên đường và đành nằm chịu trận cho gió mưa “càn quét”, trong đó, một người phụ nữ mảnh dẻ bất lực dùng thân mình chắn gió cho cậu con trai tầm 2-3 tuổi, ngay lập tức anh đã chạy đến giúp hai mẹ con, dìu họ vào vỉa hè để hai mẹ con bình tĩnh sau đó mới dắt xe tấp vào lề nhằm tránh tắc đường...
“Mưa lạnh làm em bé run và rùng mình, mình lại huy động mọi người quây xung quanh để sưởi ấm và chắn gió cho em bé để mẹ em bé thay áo khô giữ ấm cho em, lúc đấy mới thấy tình người ấm áp và thiêng liêng”.
Sau khi mưa tạnh, anh công an còn chu đáo dắt xe của từng người ra nổ máy từng chiếc một xem có vấn đề gì không rồi giục mọi người tranh thủ về nhà cho an toàn sau mưa bão…
Sau khi đưa chị Luyến vào khoa cấp cứu, Thượng sỹ Quốc đã liên hệ với gia đình nạn nhân, đồng thời lo liệu các thủ tục nhập viện. Sau khi biết được hoàn cảnh khó khăn của gia đình chị Luyến, Thượng sỹ Quốc đã dùng 3 triệu đồng tiền lương ít ỏi của mình đưa cho gia đình nạn nhân làm thủ tục nhập viện trong lúc người nhà nạn nhân chưa kịp xoay xở tiền viện phí.
“Bà đỡ” bất đắc dĩ
4h sáng 22/6, Thiếu úy Nguyễn Văn Tiệp và Thượng sỹ Đoàn Thanh Tùng (cán bộ Đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Quốc Oai - Hà Nội) bắt đầu chuyến tuần tra. Cung đường mà những người lính này phải chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự dài hơn 10km thuộc tỉnh lộ 419 từ thị trấn Sài Sơn đến xã Tân Hòa. Khi đó trời bắt đầu trở gió, sấm chớp nhằng nhịt báo hiệu một cơn giông lớn.
Đúng lúc ấy, Thượng sỹ Tùng phát hiện 2 bóng người đang đi xe máy phía xa bỗng dừng lại. Thấy lạ, cả hai anh bàn nhau vòng xe lại thì được biết đó là chị Nguyễn Thị Xuân, đang đưa em dâu là Hoàng Thị Phương (đều trú tại xóm Núi - xã Cộng Hòa - huyện Quốc Oai) đến bệnh viện sinh nở.
Thiếu úy Tiệp nhận thấy sản phụ không thể tiếp tục ngồi xe máy được nữa nên nhanh chóng đỡ chị Phương xuống ven đường để gọi taxi. Thế nhưng lúc này chị Phương đã không thể chịu đựng được những cơn đau đang đến dồn dập. Còn chị Xuân cũng rối trí không biết phải xử lý thế nào. Hai anh vội trải chiếc áo mưa xuống đất rồi đỡ chị Phương nằm tạm xuống đó, và ngay lập tức, một ca đỡ đẻ “vô tiền khoáng hậu” đã diễn ra.
Thiếu úy Nguyễn Văn Tiệp và Thượng sỹ Đoàn Thanh Tùng trực tiếp đỡ đẻ cho chị Phương đêm 22/6. |
Kể lại việc làm của mình, Thượng sỹ Tùng chia sẻ: “Thú thực, lúc ấy em cũng không ngờ là chị Phương sẽ sinh cháu bé ngay tại đó. Cả 2 anh em đều còn trẻ, chưa vợ con nên cũng chẳng có kinh nghiệm phải bắt đầu ca đỡ thế nào. Sự việc như vậy thì phải xắn tay mà làm thôi. Lúc nghe tiếng chị ấy la hét vì đau đớn, em cũng thấy sợ.
Trời thì tối mịt mùng, em phải nổ máy cả 2 chiếc xe rồi rọi đèn vào cho anh Tiệp đỡ cháu bé. Lúc đứa trẻ chui ra, bọn em còn đang lúng túng không biết lấy gì để cắt dây rốn thì may sao người nhà của 2 chị và chiếc taxi cũng vừa kịp đến. Xe vừa sập cửa cũng là lúc cơn mưa ập xuống”. Và người nhà chị Phương vẫn còn nhớ y nguyên hình ảnh hai chiến sỹ công an khi ra về “đều phải cởi trần đội mưa về đơn vị bởi chẳng còn cái áo nào mà mặc”…
Hội yêu thích Thượng tá Lê Đức Đoàn
Hơn 30 năm trong nghề, có lẽ với Thượng tá Lê Đức Đoàn thuộc Đội 1, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt thành phố Hà Nội, không chỉ là những kỉ niệm phân luồng, bắt cướp, dập lửa hoả hoạn mà ông còn có duyên gặp những vụ tự tử.
Thượng tá Lê Đức Đoàn |
Khi cô gái đã bình tĩnh hơn, Thượng tá Đoàn bảo T. đưa số điện thoại của chồng để ông nói chuyện. Ông cũng nhắn nhủ, căn dặn chuyện hai vợ chồng trong cuộc sống, có thể có điều này, điều kia nhưng tình yêu thương giữa hai người là điều quan trọng nhất.
Tiếp đó, một vụ khác cũng vào những ngày tháng 7. Lúc này, ở giữa cầu, một cô gái trên 30 tuổi đang bám vào lan can kêu khóc thảm thiết và đòi tự tử. Trong cơn hoảng loạn, cô gái vẫn liên tục la hét và không cho ai đến gần. Bằng nhiều cách, ông đã tiếp cận và túm được tay cô gái kéo lại. Nhưng người này vẫn quyết tâm giằng ra khỏi tay Thượng tá Đoàn để băng mình xuống dòng sông Hồng chảy xiết…
Bằng lời lẽ thuyết phục, cuối cùng Thượng tá Đoàn đã đưa được cô gái trở lại mặt cầu. Khoảng 1 giờ động viên, cô gái cho biết tên L. quê ở Lâm Thao (Phú Thọ) hiện đang ở phường Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội). L., kể đã có gia đình, 1 con gái 6 tuổi đang học lớp 1, nhưng do mâu thuẫn tình cảm nên L. muốn tìm đến cái chết.
Khi được mọi người phân tích, cô gái không giấu nổi những giọt nước mắt chảy dài. Cô cảm ơn Thượng tá Đoàn đã ngăn được thời khắc suy nghĩ nông nổi, trong giây phút có thể khiến cô mất hết tất cả và để lại bao nỗi đau cho gia đình và con cái.
Một vụ sau đó, trong cái gió lạnh đầu đông, tại trụ số 7 lại xuất hiện một thanh niên khoảng 25-26 tuổi, trèo qua lan can cầu, định trẫm mình xuống dòng nước sông Hồng đục ngầu đang cuộn chảy phía dưới.Trong tình huống khẩn cấp, Thượng tá Đoàn nhanh trí gọi một chiếc thuyền đang cắm sào cách cầu Chương Dương chừng 100m giúp đỡ. Nhờ những người dân chài, nam thanh niên đã được cứu vớt. Danh tính của người tự tử sau đó được làm rõ là anh N.B.Q (SN 1985) ở Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội…
Cuối năm ngoái, khi ông về hưu, rất nhiều người đã bày tỏ sự ngưỡng mộ với ông, thậm chí lập cả trang Facebook Hội những người yêu quý Thượng tá Lê Đức Đoàn…
Những ánh sáng lấp lánh
Thượng tá Lê Đức Đoàn tâm sự, ông không bao giờ mong muốn được gặp những điều này, những con người trong một phút tuyệt vọng nào đó có thể đã làm điều dại dột. Hơn 30 năm gắn bó với nghề “phơi mặt” giữa trời đất, ông đã trải qua nhiều khó khăn cũng như thử thách khi chọn nghề mà thời đó, những người bạn của ông ít ai chọn. Thế rồi, với niềm đam mê nghề khiến ông gắn bó và cũng cho ông nhiều kỷ niệm khó phai.
Đành rằng, có những câu chuyện “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng mỗi ngành nghề có đặc thù nghề nghiệp riêng. Hàng ngày, trên mặt trận phòng chống tội phạm vẫn có bao nhiêu chiến sĩ phải hi sinh khi làm nhiệm vụ. Họ luôn có mặt giữa những hiểm nguy, giữa sự sống và cái chết trong gang tấc, giữa trưa hè nắng như đổ lửa, giữa cái giá rét như cắt da cắt thịt, giữa những ngày lễ tết, họ vẫn phải tất bật, hi sinh lợi ích cá nhân để hoàn thành không chỉ nhiệm vụ được giao mà còn hơn thế, là tấm lòng, những điều tốt đẹp giữa con người với con người… Như những ánh sáng lấp lánh, như một ngày nắng lên…