Giải quyết mâu thuẫn trong cộng đồng: Khuyến khích áp dụng hương ước

Thứ trưởng Lê Tiến Châu phát biểu tại cuộc họp.
Thứ trưởng Lê Tiến Châu phát biểu tại cuộc họp.
(PLO) - Đây là một trong những nguyên tắc được Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Tiến Châu đề xuất vào hôm qua (18/9) khi chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước. 

Không thể bắt buộc áp dụng hương ước

Đại diện đơn vị được giao chủ trì soạn thảo Dự thảo Quyết định, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên báo cáo: Qua gần 20 năm thực hiện Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, hương ước, quy ước đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong đời sống. Tuy nhiên, công tác xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước còn một số tồn tại, hạn chế. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2017, Bộ Tư pháp đã xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước. 

Dự thảo Quyết định đưa ra các nguyên tắc cần tuân thủ trong xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước. Cụ thể là phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm sự tự nguyện, dựa trên nhu cầu của cộng đồng dân cư; phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, đề cao vai trò của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và các tổ chức tự quản của cộng đồng; bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục, tập quán tiến bộ, tích cực, loại bỏ phong tục, tập quán, hủ tục lạc hậu, xây dựng các giá trị văn hóa mới phù hợp với đặc điểm tình hình của cộng đồng dân cư; trong trường hợp pháp luật không quy định thì áp dụng hương ước, quy ước để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong cộng đồng.

Các thành viên Hội đồng thẩm định cơ bản tán thành những nguyên tắc trên nhưng cũng còn một số ý kiến băn khoăn. Trưởng phòng Phổ biến giáo dục pháp luật (Sở Tư pháp TPHà Nội) Vũ Thị Thanh Tú cho rằng, nguyên tắc thứ 4 hơi “cứng” bởi quy định như Dự thảo không khác gì “bắt” phải áp dụng hương ước để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, trong khi lại quan niệm hương ước do người dân thực hiện dựa trên nhu cầu, tinh thần tự nguyện.

Đồng tình, Thứ trưởng Lê Tiến Châu nhấn mạnh, chỉ nên khuyến khích áp dụng hương ước trong những trường hợp pháp luật không quy định bởi trong điều kiện hiện nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện. Theo xu thế đó, “vai trò của hương ước, quy ước phải hẹp dần, không nên xây dựng quá nhiều hương ước hay xây dựng nội dung hương ước quá rộng” – Thứ trưởng Châu phát biểu.

Không cho phạt tiền để tránh “phạt vạ”

Cũng theo ông Nguyên, một vấn đề vẫn còn ý kiến khác nhau là có nên áp dụng phạt tiền, phạt vật chất để xử lý những trường hợp vi phạm quy định trong hương ước, quy ước hay không. Loại thứ nhất đề xuất không cho phép quy định các biện pháp phạt tiền, phạt vật chất trong hương ước, quy ước. Việc không cho phép quy định có ưu điểm là hạn chế tình trạng “phạt vạ”, đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật. Hiện nay pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện nay đã tương đối đầy đủ, hoàn thiện, bao gồm Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và hơn 50 nghị định về xử phạt vi phạm hành chính, không cần thiết phải quy định các biện pháp phạt tiền, phạt vật chất trong hương ước, quy ước. Tuy nhiên, loại ý kiến này có hạn chế là có thể làm giảm hiệu lực thi hành của hương ước, quy ước trên thực tế.

Loại ý kiến thứ hai thì kiến nghị cho phép quy định các biện pháp phạt tiền, phạt vật chất trong hương ước, quy ước. Như vậy, hương ước, quy ước có hiệu lực thi hành cao hơn. Tuy nhiên, loại ý kiến này có hạn chế là dễ nhầm lẫn với biện pháp phạt tiền theo pháp luật xử phạt vi vi phạm hành chính. Trong thực tế, một số nơi có thể lạm dụng quy định này dẫn đến tình trạng “phạt vạ”, “lệ làng”, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nhiều bản hương ước, quy ước đã quy định biện pháp phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính đã được pháp luật quy định, thậm chí mức phạt cao hơn so với quy định pháp luật đối với một hành vi tương ứng.

Sau khi nghiên cứu, Bộ Tư pháp lựa chọn loại ý kiến thứ nhất nhưng tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng thẩm định cũng có ý kiến khác nhau. Đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị cân nhắc nếu không quy định phạt tiền vì xét về bản chất, đây là một quy phạm điều chỉnh một quan hệ xã hội thì cần phải có chế tài để đảm bảo thực hiện. Hơn nữa, trường hợp không trái với pháp luật, không gây nhầm lẫn và được cộng đồng dân cư chấp nhận, nên chăng có thể cho phép phạt tiền.

Ngược lại, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thanh Bình tán thành việc không quy định phạt tiền. Ông Bình lý giải, nếu vi phạm trật tự quản lý nhà nước thì đã bị xử phạt hành chính, trong khi hương ước, quy ước chỉ điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư. 

Đọc thêm

Thủ tục khởi kiện khi người vay tiền không trả?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn đọc Nguyễn Mạnh Thắng (Hải Phòng) hỏi: Bạn tôi có nhắn tin qua zalo vay tôi số tiền 50 triệu đồng và hứa sẽ trả trong vòng 1 tháng. Tôi đã chuyển khoản số tiền trên cho bạn vay nhưng đến nay sau 1 năm và nhiều lần tôi thúc giục bạn tôi vẫn không chịu trả số tiền này lại cho tôi, khiến tôi rất bức xức. Xin hỏi, trường hợp này tôi có thể khởi kiện bạn tôi vì không trả tiền vay cho tôi được không? Thủ tục khởi kiện như thế nào?

Quy định mới nhất về việc tổ chức học thêm, dạy thêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tư 29/2024 quy định rõ, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị của cử tri Quảng Ninh và Đồng Nai

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Quốc phòng vừa có phản hồi các kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh và Đồng Nai liên quan đến chế độ đãi ngộ cho sĩ quan công tác tại vùng biên giới và chính sách hỗ trợ người dân sinh sống tại hải đảo. Theo đó, các chính sách hiện hành đã thể hiện sự quan tâm, ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng vũ trang và người dân ở các vùng biển đảo.

Không giải thích rõ ràng cho bên mua về quyền lợi bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Theo quy định tại  Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vừa được Chính phủ ban hành, hành vi không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng.

Hải Dương: Thanh tra đột xuất Công ty TNHH Nước sạch Bạch Đằng

Cty TNHH Nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Liên quan một số sự việc xảy ra tại Cty TNHH Nước sạch Bạch Đằng (xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn), Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương vừa giao Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp tổ chức thanh tra đột xuất việc chấp hành chính sách, pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, khai thác tài nguyên nước và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước đối với Cty này.

Phải làm gì khi thời hạn đổi bằng lái xe trước thời hạn bị tạm giữ bằng?

Phải làm gì khi thời hạn đổi bằng lái xe trước thời hạn bị tạm giữ bằng?
(PLVN) - Bạn Huy Thông (Hà Nội) hỏi: Tôi được biết là từ 1/1/2025 bằng lái xe quá hạn một ngày cũng phải thi lại. Do vi phạm giao thông, bằng lái xe hạng B2 của tôi đang bị CSGT tạm giữ đến ngày 3/4/2025. Thời hạn phải đổi bằng B2 của tôi là ngày 28/3/2025. Vậy tôi có phải thi lại lý thuyết không? Phải làm như thế nào để bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho tôi?