Quy định mới về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai

Trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phải bảo đảm các quy định về an toàn và bảo mật dữ liệu. (Ảnh: Hồng Thương)
Trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phải bảo đảm các quy định về an toàn và bảo mật dữ liệu. (Ảnh: Hồng Thương)
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 25/2024/TT-BTNMT quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Thông tư 25/2024/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về đất đai gồm các cơ sở dữ liệu thành phần: Địa chính; điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thống kê, kiểm kê đất đai; dữ liệu khác liên quan đến đất đai. Quy trình kỹ thuật xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai và cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Thông tư 25/2024/TT-BTNMT nêu rõ, thành phần của CSDLQG về đất đai theo quy định tại khoản 1 Điều 165 của Luật Đất đai được thiết kế theo mô hình dữ liệu gồm: Dữ liệu không gian đất đai, dữ liệu thuộc tính đất đai, dữ liệu đất đai phi cấu trúc và siêu dữ liệu đất đai. CSDLQG về đất đai được tổ chức xây dựng, quản lý theo phân cấp từ Trung ương đến địa phương.

Cụ thể, cơ sở dữ liệu đất đai do địa phương tổ chức xây dựng, quản lý trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Cơ sở dữ liệu địa chính; Cơ sở dữ liệu điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất; Cơ sở dữ liệu giá đất; Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai.

Cơ sở dữ liệu đất đai do Trung ương tổ chức xây dựng, quản lý gồm: Cơ sở dữ liệu điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với cấp vùng kinh tế - xã hội và cả nước. Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với cấp quốc gia. Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai đối với cấp vùng kinh tế - xã hội và cả nước. Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai: dữ liệu về hồ sơ đất đai tại Trung ương; dữ liệu địa chỉ số của thửa đất, tài sản gắn liền với đất; dữ liệu về thông tin kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính; dữ liệu tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; dữ liệu về Giấy chứng nhận bị thu hồi, hủy; dữ liệu tổng hợp về giá đất. Cơ sở dữ liệu đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tích hợp lên Trung ương.

Thông tư 25/2024/TT-BTNMT quy định, cơ sở dữ liệu đất đai sau khi xây dựng phải đảm bảo tuân thủ quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của CSDLQG về đất đai. Các cơ sở dữ liệu thành phần của CSDLQG về đất đai phải được xây dựng đồng thời và được liên kết, tích hợp với nhau, trong đó cơ sở dữ liệu địa chính được ưu tiên xây dựng để làm cơ sở xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác của CSDLQG về đất đai. Dữ liệu trong CSDLQG về đất đai phải thống nhất với thông tin, dữ liệu, tài liệu hồ sơ được sử dụng để xây dựng CSDLQG về đất đai.

Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phải đảm bảo các quy định về an toàn và bảo mật dữ liệu. Việc đồng bộ, tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai do địa phương quản lý vào CSDLQG về đất đai do Trung ương quản lý phải được thực hiện thường xuyên sau khi cơ sở dữ liệu đất đai của địa phương đưa vào quản lý, vận hành.

Quy mô tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện trên cơ sở thiết kế kỹ thuật - dự toán xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các đơn vị hành chính cấp huyện đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nhưng chưa đầy đủ dữ liệu của tất cả các đơn vị hành chính cấp xã thì xây dựng bổ sung để đảm bảo khép kín đơn vị hành chính cấp huyện. Thiết kế kỹ thuật - dự toán xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai được cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo quyết định phê duyệt phải nộp (bản số) về Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai để theo dõi, tổng hợp.

Đối với khu vực đất sản xuất nông nghiệp đã có kế hoạch hoặc đang thực hiện dồn điền đổi thửa thì cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng trong quá trình thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

Thông tư 25/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 10/1/2025.

Đọc thêm

Quy mô của trường mầm non được nâng lên tối đa 30 nhóm, lớp

Từ 31/01/2025, quy mô của trường mầm non được nâng lên tối đa 30 nhóm, lớp. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 23/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT.

Bộ Tài chính đề xuất tăng mức chi công tác phí

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.

6 thủ tục hành chính mới trong quản lý phương tiện giao thông

Ảnh minh hoạ.

Theo Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông do Bộ Công an vừa ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, có 6 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới, xe máy chuyên dùng.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.