Gia tăng sản phẩm OCOP - 'cú hích' nâng tầm giá trị cho nông sản Hà Nội

Gia tăng sản phẩm OCOP - 'cú hích' nâng tầm giá trị cho nông sản Hà Nội
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), TP Hà Nội đã và đang trong quá trình đẩy mạnh gắn sao, nâng hạng sao cho các sản phẩm. Một số sản phẩm đạt 5 sao, mở ra nhiều hướng đi mới cho sản phẩm chủ lực, thế mạnh của Hà Nội...

Dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm

Việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta. Trong bối cảnh đó, từ tháng 5/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) nhằm phát huy dư địa, tiềm năng, lợi thế của các sản phẩm ngành nghề nông thôn, đặc biệt là sản phẩm đặc sản, truyền thống địa phương.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam, đến nay cả nước có 9.160 sản phẩm OCOP của 4.704 chủ thể sản xuất OCOP, trong đó 1.818 hợp tác xã (chiếm 38,6%), 1.194 doanh nghiệp (25,4%), còn lại 1.563 cơ sở sản xuất (chiếm 33,2%) và các tổ hợp tác… Trong đó 65,5% sản phẩm 3 sao và chỉ có 0,2% sản phẩm đạt 5 sao. Thay vì sản xuất những sản phẩm thô, gần đây nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã chuyển sang hướng sản phẩm xanh, sạch, thậm chí tinh chế nhằm bắt nhịp xu hướng tiêu dùng, qua đó tạo sức bật xuất khẩu cho thương hiệu.

Tại TP Hà Nội, hiện tại đã có 2.167/9.852 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, chiếm 22% của cả nước. Trong đó có 6 sản phẩm được Trung ương công nhận 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.369 sản phẩm 4 sao, 780 sản phẩm 3 sao. Đặc biệt, tỷ lệ sản phẩm OCOP 4 sao của cả nước là 32%, Hà Nội gần gấp đôi với tỷ lệ 62%. Điều này cho thấy, TP. Hà Nội phát triển chương trình OCOP cả về số lượng và chất lượng.

Riêng năm 2022, Thành phố công nhận 518 sản phẩm (1 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 271 sản phẩm 4 sao, 246 sản phẩm 3 sao), vượt chỉ tiêu kế hoạch 118 sản phẩm (mỗi năm có 400 sản phẩm).

TP Hà Nội trao quyết định công nhận cho 518 sản phẩm OCOP năm 2022 (vượt chỉ tiêu kế hoạch 118 sản phẩm).

TP Hà Nội trao quyết định công nhận cho 518 sản phẩm OCOP năm 2022 (vượt chỉ tiêu kế hoạch 118 sản phẩm).

Ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, hàng năm, thành phố Hà Nội luôn quan tâm, tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP giúp cho các chủ thể giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng. Qua đó, nhiều sản phẩm OCOP đã được người tiêu dùng nhận diện và tiêu thụ. Đến nay, thành phố Hà Nội đã khai trương đi vào hoạt động được 85 điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP.

Chương trình OCOP không chỉ giúp cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất xây dựng được thương hiệu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, mà còn giúp duy trì, phát huy được những giá trị tiềm năng của các nghề, làng nghề truyền thống, đặc sản vùng miền tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, chất lượng cho thị trường trong nước. Nhiều sản phẩm cũng đã xuất khẩu ra thị trường nước ngoài (Australia, châu Âu, Nhật Bản), điển hình như: Sản phẩm của Công ty cổ phần phần Dược thảo Thiên Phúc, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm Việt Nam…

"Cú hích" nâng tầm giá trị nông sản

Chia sẻ với phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, bà Nguyễn Thị Nhàn, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Dược thảo Thiên Phúc - doanh nghiệp duy nhất năm 2022 có sản phẩm được đánh giá tiềm năng 5 sao cho biết, việc tham gia Chương trình OCOP đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: các sản phẩm OCOP được quảng bá rộng rãi thông qua các hoạt động truyền thông và sự kiện, giúp công ty tăng cường nhận diện thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hiện nay, 50% số lượng sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất được cung cấp cho các công ty chế biến dược liệu trong nước, 30% xuất khẩu sang các nước Úc, Đức, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản… 20% còn lại được Thiên Phúc tiêu thụ rộng rãi tại 20 showroom và mạng lưới phân phối khắp 63 tỉnh thành trên cả nước.

"Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng, nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP 4 sao lên tiềm năng 5 sao để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, nâng cao vị thế hàng Việt trên trường quốc tế", bà Nhàn chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Khương – Giám đốc Công ty CP sản xuất sữa Ba Vì cho biết, sản phẩm OCOP sữa chua hiệu Dê trắng của doanh nghiệp lúc đầu chỉ đạt 3 sao và chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến. Nhưng từ khi phấn đấu xây dựng sản phẩm đạt 4 sao thì đã có rất nhiều người tiêu dùng cũng như đối tác quan tâm. Đặc biệt, từ khi sản phẩm sữa chua được xếp hạng OCOP 4 sao, sản phẩm đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, với lượng bán ra cao gấp 3 lần so với trước đó.

Ông Nguyễn Văn Khương – Giám đốc Công ty Cp sản xuất sữa Ba Vì.

Ông Nguyễn Văn Khương – Giám đốc Công ty Cp sản xuất sữa Ba Vì.

Nói về các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao, bà Phạm Thị Lý – Giám đốc HTX Nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, từ năm 2017, HTX Nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương đã bắt tay vào mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi liên kết. Sau 2 năm triển khai, đến nay các sản phẩm rau hữu cơ của HTX đã khẳng định được chất lượng, tạo niềm tin với người tiêu dùng.

Các loại rau, củ, quả của HTX đều được cấp có thẩm quyền định kỳ lấy mẫu kiểm tra chất lượng và đạt đúng tiêu chuẩn. 100% sản phẩm rau của HTX sau khi thu hoạch và sơ chế đóng gói đều được dán tem QR Code, giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.

Năm 2021, HTX đã có 3 sản phẩm: Su hào sinh học Tiên Dương, cà chua sinh học Tiên Dương, cải bó xôi sinh học Tiên Dương được UBND TP Hà Nội đánh giá, phân loại và quyết định công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Đặc biệt, từ khi các sản phẩm được xếp hạng OCOP 4 sao, đều đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, qua đó giúp HTX phát triển mạnh hơn.

Tương tự, từ khi được công nhận OCOP 3 sao và 4 sao, các sản phẩm nông sản của HTX dịch vụ tổng hợp nông nghiệp xã Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội) bán rất chạy bởi người dùng tin ở chất lượng vốn có của các mặt hàng nông sản của HTX này cùng với thứ hạng sao đã được cấp.

Ông Nguyễn Tuấn Khanh – Giám đốc HTX dịch vụ tổng hợp nông nghiệp xã Đặng Xá chia sẻ, HTX có tổng diện tích 110ha, trong đó có 15,1ha trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Quá trình chăm sóc rau hoàn toàn không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học. HTX chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học ngâm ủ từ các thảo mộc tự nhiên như gừng, tỏi, ớt ngâm cùng với rượu… Nhờ vậy các sản phẩm rau luôn đảm bảo chất lượng, tạo niềm tin với người tiêu dùng.

Năm 2021, HTX được UBND TP Hà Nội đánh giá, phân hạng và công nhận 3 sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sản phẩm OCOP 4 sao. Hiện tại, HTX tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng hệ thống phân phối rau an toàn để quy hoạch nơi đây là vựa rau an toàn lớn nhất của Thủ đô.

Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, HTX đang phát triển các thương hiệu, sản phẩm OCOP để nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương cũng như khẳng định giá trị, chất lượng hàng Việt trong lòng người tiêu dùng Việt Nam cũng như người tiêu dùng thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Bà Phan Thị Tố Như chủ nhân thương hiệu phấn nụ Nhất Chi Mai

“Xé màn” hậu cung cùng phấn nụ

(PLVN) - Mang dáng hình của một nụ hoa, phấn nụ đã trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, xé bỏ bức màn bí mật nơi chốn hậu cung để bước ra đời sống dân dã và tồn tại cho đến ngày nay. Đây được coi là một sản phẩm làm đẹp nổi tiếng của phụ nữ xứ Huế.

Đọc thêm

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao
(PLVN) -  Để khai thác tối đa lợi thế tự nhiên và gia tăng giá trị cho sản phẩm thủy sản địa phương, tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm rừng sinh thái. Mô hình này không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho người dân nhờ các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 10% đến 20%, mà còn hướng tới phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Bộ Công Thương phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam” “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2024 gắn với kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động của ngành Công Thương. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc với tên gọi "Tinh hoa hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024. Đây là sự kiện trọng điểm kỷ niệm 15 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhằm tăng cường nhận thức, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn sản phẩm nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong tình hình mới.

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp
(PLVN) -  Ngày hội Cá tra Đồng Tháp – năm 2024 với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp - Hành trình xanh – Giá trị xanh” sẽ diễn ra tại TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) trong 2 ngày 16-17/11.

Thương hiệu mỹ phẩm Việt nuôi dưỡng 'vẻ đẹp của sự tử tế'

Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.

(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).
(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Online Friday 2024 - Lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12/2024, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đặc biệt chú trọng tôn vinh hàng Việt và ứng dụng công nghệ số, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công nghệ và sản phẩm Việt chính hãng.

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước
(PLVN) - Là đơn vị đầu tiên trong cả nước khi đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản, HTX Chế biến Thương mại Dịch vụ nuôi trồng thủy sản Cái Bát mang đến các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, HTX đang vươn xa, xây dựng thương hiệu thủy sản sạch Cà Mau và khẳng định vị thế trên thị trường.

Thanh Hóa trưng bày 260 gian hàng nông sản, thực phẩm an toàn

Hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 diễn ra từ ngày 24 đến 28/10.
(PLVN) - Sáng 24/10, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” đã được tổ chức với 260 gian hàng đến từ các huyện, thị xã trên địa bàn và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

(PLVN) - Gia Lai không chú trọng tăng sản lượng cà phê bằng cách mở rộng diện tích canh tác mà đi vào chế biến sâu, sản xuất theo hướng hữu cơ, kết hợp trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch… Đó là những định hướng về chiến lược phát triển ngành hàng cà phê được ông Rah Lan Chung – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.