“Đường Hồ Chí Minh trên biển” trong thời hội nhập

(PLO) - Năm vừa qua, lần đầu tiên sau nhiều năm Bộ Giao thông Vận tải đã nối liền tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, kỳ vọng có thể chia lửa cho giao thông đường bộ, vừa giảm giá cước cho doanh nghiệp. 
Trao đổi với Pháp luật Việt Nam bên thềm năm mới, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Nhật cho biết:
Ông Nguyễn Nhật – Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam
Ông Nguyễn Nhật –
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam 
- Để thực hiện kiểm soát tải trọng phương tiện, đồng thời thực hiện các giải pháp tăng cường kết nối các phương thức nhằm giảm áp lực cho vận tải đường bộ, Cục Hàng hải Việt Nam (HHVN) đã tham mưu cho Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ban hành Quyết định số 3733/QĐ-BGTVT ngày 03/10/2014 về công bố tuyến vận tải ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận. 
Tuyến vận tải ven biển này sẽ kết nối với 02 tuyến vận tải đã được công bố trước đó (tuyến từ Quảng Ninh đến Quảng Bình tại Quyết định 2495/QĐ-BGTVT ngày 30/6/2014 và tuyến từ Kiên Giang đến Bình Thuận tại Quyết định số 3365/QĐ-BGTVT ngày 05/9/2014), chính thức cho phép các tàu cấp VR-SB được phép hoạt động cách bờ và nơi trú ẩn không quá 12 hải lý, phù hợp cho việc vận chuyển đối với chặng có cự ly 400-500 km và phát triển kết nối các phương thức vận tải giữa bến cảng thủy nội địa, cảng biển.
Kết quả đến nay số tàu SB đang hoạt động đã tăng nhanh chóng, với 400 tàu SB, hiện 270 tàu đang hoạt động (trọng tải từ 500 đến 5.000 tấn trong đó có 2 tàu container) trên các tuyến ven biển và hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục thẩm định hồ sơ. 
Tính đến hết tháng 12/2014, tổng số hàng hóa thông qua cảng biển do tàu VR-SB chuyên chở trên tuyến Quảng Ninh -Thừa Thiên Huế là gần 700 ngìn tấn (tương đương với gần 23.000 lượt ô tô) với tổng số lượt tàu ra vào bến, cảng biển là gần 500 lượt ra vào các cảng thuộc khu vực cảng biển do cảng vụ hàng hải quản lý và cảng đường thủy nội địa.
Tuyến từ Quảng Bình - Bình Thuận và từ Bình Thuận - Kiên Giang mới hoạt động được 1 tháng nhưng số lượng hàng hóa vận chuyển chưa nhiều nhưng đã góp phần thiết thực trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, góp phần giảm tải cho đường bộ tai khu vực miền Nam và miền Trung.
Về hiệu quả kinh tế, thứ nhất đã vận chuyển được khối lượng hàng hoá lớn với cự ly vận chuyển xa dưới 500km với đa dạng loại hàng hoá: hàng rời, container, hàng bao kiện; nâng cao hiệu quả khai thác các tàu SB và tàu biển hoạt động trên tuyến ven biển (472 tàu hạn chế 3) và hoạt động của các cảng biển.
Thứ hai, giảm tải cho đường bộ, giảm tai nạn giao thông; tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ nguồn thu phí, lệ phí; cước phí vận chuyển thấp, chỉ bằng khoảng ¼ đến 1/5 so với cước phí vận chuyển bằng đường bộ; Tận dụng được năng lực đội tàu vận tải thủy nội địa (hiện nay đang dư thừa). Phát triển đội tàu ven biển góp phần cơ cấu lại đội tàu, bảo đảm an ninh quốc phòng.
Trong thời gian tới, Cục HHVN tiếp tục phối hợp với Cục Đường thủy nội địa, Cục Đăng kiểm và các cơ quan liên quan hoàn thiện cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao năng lực vận tải trên các tuyến ven biển, bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. 
- Cuối năm, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu lĩnh vực hàng hải giai đoạn đến năm 2020, trong đó đặt mục tiêu phát triển mạnh vận tải biển, tạo sự cân đối giữa vận tải biển và các phương thức vận tải khác. Tới đây, Cục Hàng hải sẽ có những giải pháp cụ thể nào để thực hiện mục tiêu này thưa ông?
- Như ta đã biết, vận tải biển là một lĩnh vực mũi nhọn của ngành Hàng hải nói riêng và toàn ngành Giao thông Vận tải, cho đến cả nền kinh tế Việt Nam nói chung bởi vì ngành này tạo ra khối lượng công ăn việc làm rất lớn, phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực nước nhà, không những thế còn là một ngành xuất khẩu không hao tốn nhiều tài nguyên nhưng lại mang về nhiều ngoại tệ cho đất nước. 
Vận tải biển hiện giữ vị trí quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta, chiếm trên 90% lượng hàng vận chuyển. Trong khi đó, đội tàu biển Việt Nam hiện nay mới chỉ chiếm lĩnh được khoảng 20% thị phần vận tải trên thị trường vận tải biển Việt Nam, còn lại là thị phần của các hãng tàu nước ngoài. 
Ngành vận tải biển nói chung và đội tàu biển nói riêng đang gặp khá nhiều khó khăn và hoạt động không tương xứng với vai trò, vị trí của mình.
Bên cạnh đó, để vận tải biển có thể phát triển được một cách toàn diện, khai thác được tối đa các lợi ích và năng lực, không thể bỏ qua lĩnh vực dịch vụ Logistics, được ví như chất kết nối và bôi trơn không thể thiếu trong toàn bộ các lĩnh vực của ngành GTVT nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. 
Chính vì vậy, Nhà nước cần phải có nhiều giải pháp để tái cơ cấu phát triển lĩnh vực kinh tế này, trong đó giải pháp huy động vốn để đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng được một đội tàu vận tải biển mạnh, đủ sức cạnh tranh với đội tàu của các hãng nước ngoài đang là vấn đề rất cần thiết, cấp bách của ngành vận tải biển Việt Nam hiện nay. .
Ngày 25/12/2014, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 4928/QĐ-BGTVT phê duyệt Đề án tái cơ cấu lĩnh vực hàng hải giai đoạn đến 2020, trong đó tập trung triển khai các giải pháp phát triển vận tải biển với một số nội dung: 
Xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu container, hàng lỏng..) và tàu trọng tải lớn. Mục tiêu đến năm 2020, tổng trọng tải đội tàu là 6,8 - 7,5 triệu DWT, trong đó tàu chở hàng khô là 4,72 - 5,21 triệu DWT, tàu chở hàng lỏng là 1,44 - 1,58 triệu DWT, tàu chở container là 0,68 - 0,72 triệu DWT. 
Từng bước trẻ hoá đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt độ tuổi bình quân 12 năm; nghiên cứu, đề xuất chính sách cơ cấu lại đội ngũ chủ tàu Việt Nam, bảo đảm nguồn lực tài chính đầu tư đội tàu quy mô, hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường vận tải trong nước và quốc tế; Xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ nhằm nâng dần thị phần vận chuyển hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển của đội tàu biển Việt Nam. 
Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư ban đầu, cho vay tín dụng ưu đãi trong mua hoặc đóng mới tàu biển; xây dựng chính sách cho vay ưu đãi trong đầu tư tàu chuyên dùng trọng tải lớn, hiện đại; Chính sách về thuế trong mua bán tàu biển; Chính sách miễn giảm thuế thu nhập đối với thuyền viên. Tiến hành khảo sát, thống kê, tổng hợp nhu cầu và xây dựng phương án công bố tuyến vận tải ven biển khu vực miền Trung và miền Nam; bảo đảm chia sẻ và giảm tải cho giao thông đường bộ. Nghiên cứu, khảo sát mở các tuyến vận tải hành khách ven biển tới các đảo và giữa các đảo bằng tàu biển; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và khai thác đội tàu.
- Phương châm hành động mới của ngành Giao thông là: “Phát huy truyền thống, tiếp tục đổi mới, quyết liệt cải cách, vì sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp”, tuy nhiên trong các cuộc đối thoại gần đây với lãnh đạo Bộ Giao thông, doanh nghiệp cảng biển, vận tải biển vẫn than phiền nhiều về vấn đề hạ tầng thủ tục hành chính. Liệu trong năm mới 2015, doanh nghiệp có thể hài lòng hơn không? 
- Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải thông qua các biện pháp sau:
Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính; thống nhất nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính, bao gồm việc giảm thời gian; giảm, bãi bỏ hoặc thay thế các loại giấy tờ phải nộp trong hồ sơ; gộp, bãi bỏ các thủ tục hành chính; triển khai sử dụng chữ ký số cho lãnh đạo cơ quan Cục và các đơn vị trực thuộc trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện phần mềm dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 đối với 15 thủ tục về nhóm cấp chứng chỉ thuyền viên;
Đồng thời tiếp tục làm việc với các cơ quan liên quan để sớm hoàn thiện Quy chế vận hành Cổng thông tin điện tử quốc gia, thúc đẩy việc sớm đưa Cổng thông tin điện tử quốc gia vào sử dụng và kết nối với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại khu vực, bảo đảm thực hiện "một cửa điện tử" trong giải quyết thủ tục cho tàu thuyền tại cảng biển.
Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm

Báo chí Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Để không bị tụt lại giữa dòng thông tin số

PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(PLVN) - Trong bối cảnh báo chí toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ, mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo, báo chí Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Để phát triển bền vững và giữ vai trò định hướng, dẫn dắt dư luận, các cơ quan báo chí cần chủ động kiến tạo một mô hình mới với nội dung chất lượng, công nghệ hiện đại, đội ngũ làm báo chuyên nghiệp và nguồn tài chính ổn định. Một nền báo chí mới, hiện đại, bản lĩnh và đủ sức cạnh tranh trong môi trường truyền thông ngày càng khốc liệt.

Báo Quân giải phóng - Câu chuyện của những người làm báo thời chiến

Đại tá PGS-TS Hồ Sơn Đài khi ra mắt cuốn sách “Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963-1975)” và diện mạo tờ báo Quân giải phóng (chụp lại từ sách). (Ảnh: PV)
(PLVN) - Đại tá, PGS.TS Hồ Sơn Đài đã dành hai năm sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng qua các giai đoạn của Báo Quân giải phóng, cung cấp dữ liệu cho bạn đọc những tư liệu quý về lịch sử tờ báo này trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam. Cuốn sách Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963 - 1975) đã mở ra cho tôi nhiều điều lý thú về những nhà báo quả cảm của thời chiến, mang thông tin từ “chiến trường đỏ lửa” đến bạn đọc.

'Bộ tứ trụ cột' đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới và trách nhiệm của nhà báo

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - “Bộ tứ trụ cột” đặt ra những định hướng và nhiệm vụ cấp thiết để đưa đất nước tiến bước vững vàng trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng và chuyển đổi toàn diện. Trong tiến trình thực hiện các nghị quyết ấy, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng - không chỉ là người truyền thông chính sách, mà còn là chủ thể kiến tạo đồng thuận xã hội, thúc đẩy sáng tạo, cổ vũ đổi mới và giám sát thực thi. Trách nhiệm xã hội của nhà báo, vì thế, không còn giới hạn trong khuôn khổ phản ánh - mà đã trở thành một phần cấu trúc của sự phát triển quốc gia.

Kiên định cốt cách người làm báo trong kỷ nguyên số

Trong kỷ nguyên số, hơn lúc nào hết, những người làm báo Việt Nam vẫn phải luôn giữ vững bản lĩnh cách mạng, lập trường, tư tưởng của mình. (Ảnh minh họa: shutterstock)
(PLVN) -  Trong dòng chảy và biến động mạnh mẽ của thời đại, nghề báo đang ở giữa một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, toàn cầu hóa thông tin. Những chuyển động ấy không chỉ làm thay đổi hình thức tác nghiệp, phương thức truyền tải mà còn thách thức bản chất cốt lõi của nghề báo: sự trung thực, bản lĩnh và vai trò định hướng của người làm báo ở đâu? Làm sao để giữ vững giá trị của người làm báo cách mạng?

Báo Pháp luật Việt Nam nhận Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Đồng chí Lê Minh Trí - Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chánh án TANDTC phát biểu tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(PLVN) - Sáng 20/6, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tổ chức buổi gặp mặt một số cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và trao tặng Bằng khen của Chánh án TANDTC cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin, tuyên truyền về TAND.

Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: "Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI" của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhân dịp 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

70% học sinh có hành vi bạo lực là có hoàn cảnh gia đình đặc biệt

Quang cảnh phiên chất vấn sáng 20/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dẫn thống kê điều tra của ngành Giáo dục cho thấy có đến 70% các học sinh có hành vi bạo lực với người khác đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (hoặc bố mẹ ly hôn, hoặc chứng kiến bạo lực gia đình, hoặc bản thân bị bạo lực gia đình) nên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh phải bằng mọi cách, mọi biện pháp giảm thiểu, hỗ trợ, kiểm soát càng nhiều càng tốt để không ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, thái độ ứng xử, quan điểm của các em.

Bài 3: Tiên phong, 'mở đường' trong đổi mới, phát triển

Tại Lễ trao Giải Búa liềm vàng năm 2024, ngày 20/1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú trao giải A cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả. Trong đó có tác giả Vân Anh của Báo Pháp luật Việt Nam. (Ảnh: Thành Đạt)
(PLVN) - Đất nước thống nhất, báo chí bước vào giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt, những tồn tại, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của thời kỳ bao cấp đòi hỏi phải có lời giải để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Và báo chí - một lần nữa lại lĩnh sứ mệnh “tiên phong”, “đi trước mở đường” trong quá trình đổi mới, phát triển.

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Cần phối hợp ngăn chặn gian lận công nghệ cao

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở, cấp xã phải đặc biệt quan tâm đến kỳ thi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trụ sở của Chính phủ tới 402 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với khoảng 7.000 đại biểu tham dự vừa diễn ra…

Báo Pháp luật Việt Nam nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

TS. Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo PLVN (thứ ba từ phải sang) nhận bằng khen do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trao tặng. Ảnh: Lam Hạnh
(PLVN) - Tại cuộc gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức, Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự - quốc phòng giai đoạn 2020-2025.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2025: Tìm lời giải cho báo chí trong kỷ nguyên số

Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn. (Ảnh: Ngọc Nga)
(PLVN) - Từ cú hích của trí tuệ nhân tạo AI đến sự trỗi dậy của hệ sinh thái truyền thông thay thế dẫn đầu bởi các Tiktoker, Youtuber, báo chí chính thống đang đối mặt với loạt thách thức chưa từng có: tin giả lan nhanh, độc giả trẻ rời bỏ, nguồn thu co hẹp và người dùng ngày càng quen với việc “đọc miễn phí”. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh thẳng thắn nhìn nhận: “Chúng ta đã mắc sai lầm lớn khi dâng hiến thông tin miễn phí trên mạng xã hội”.

Tưng bừng khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025

Tưng bừng khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025
(PLVN) -  Sáng 19/6, với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, (Hà Nội).