Bên trong hộp gỗ 400 năm bí mật

Đền thờ danh thần Nguyễn Văn Giai tại quê hương.
Đền thờ danh thần Nguyễn Văn Giai tại quê hương.
(PLO) - Hơn 400 năm, nhiều thế hệ trong họ đều tuân thủ lời dặn của tổ tiên, tuyệt đối không mở ra xem, cho đến khi cán bộ văn hóa về khảo sát khu mộ một danh thần trong họ vào năm 1995...
Lưu giữ hơn 400 năm không dám mở ra xem
Ông Nguyễn Văn Tân (64 tuổi, ngụ xóm Ích Mỹ, xã Hậu Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), hậu duệ đời thứ 13 của dòng họ Nguyễn Văn, cho biết: Dòng họ ông vốn có gần 100 sắc phong nhưng đã thất lạc một nửa do chiến tranh loạn lạc. Hiện chỉ còn 43 chiếc, chủ yếu bằng giấy, duy nhất một chiếc bằng lụa gấm.
Tất cả sắc phong này đều được vua Lê phong tặng cho đại thần Nguyễn Văn Giai, người từng làm tể tướng 3 triều vua Lê (Lê Mục Tông, Lê Thế Tông và Lê Kính Tông), là bậc khai quốc công thần nổi tiếng chính trực, có công bình định nhà Mạc, đồng thời cũng là một nhà thơ thời Lê - Trịnh. Hiện trên bia mộ ông tại quê nhà vẫn còn khắc rõ đôi câu đối do vua Lê Kính Tông tặng trước lúc ông tạ thế:  "Quốc thạch trụ tam triều danh tướng/ Địa giang sơn vạn cổ phúc thần" (Trải ba triều thuộc hàng danh tướng trụ cột của nước nhà/ Vạn năm sau là bậc phúc thần nơi sông núi quê hương).
Riêng sắc phong bằng lụa được xem là bảo vật vô giá của dòng họ nên ít người được trực tiếp chiêm ngưỡng. Có những cụ già 80 - 90 tuổi cũng chưa bao giờ được tận mắt chứng kiến. Ông Tân giải thích, những người trong họ ông từ khi sinh ra đã được thế hệ trước dặn dò không bao giờ được phép mở sắc phong lụa, nếu không sẽ mắc tội.
“Tôi cũng không biết vì sao tổ tiên lại ra quy định như vậy. Ông bà dặn sao, con cháu cứ tuân thủ vậy. Sau này, một số người trong họ cho rằng, tổ tiên “cấm” vậy do sợ con cháu mở ra gấp vào nhiều làm hỏng mất sắc phong quý giá. Cũng có người nhận định trong sắc phong lụa ẩn chứa một bí mật gì đó nên không cho con cháu xem. Dòng họ tôi đã lưu giữ sắc phong này hơn 400 năm chưa bao giờ mở ra. Cho đến năm 1995 khi đền thờ danh thần Nguyễn Văn Giai của dòng họ được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia, chúng tôi mới dám mở sắc phong cho đoàn cán bộ văn hóa nghiên cứu”, lời ông Tân.
Theo ông, ngày mở hộp đựng sắc phong giống như ngày lễ lớn của dòng họ. Tất cả các bô lão đều có mặt thành kính dâng hương xin phép trước bàn thờ tổ tiên. Sau khi hoàn tất các nghi lễ, ông Tân mới cẩn trọng bê tráp nhỏ bằng gỗ lim sơn son thiếp vàng xuống sân, nhẹ nhàng lần giở từng tấm sắc phong.
Người trong họ đều hồi hộp chờ đợi. Khi ông Tân cùng các bô lão trải sắc phong bằng lụa gấm ra tấm vải đỏ, ai cũng kinh ngạc về độ dài của nó. Đạo sắc này là một trong 3 tấm bằng lụa của dòng họ Nguyễn Văn, nhưng hai tấm đã thất lạc do chiến tranh.
Kỷ lục bất ngờ
Năm 2009, nhóm nghiên cứu thuộc Phòng Di sản Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh và Bảo tàng Hà Tĩnh đã khảo sát di tích đền thờ Nguyễn Văn Giai ở xã Hậu Lộc. “Báu vật” dòng họ bất ngờ được nhận định là sắc phong bằng lụa dài nhất Việt Nam.
Sắc phong dài 4,5m, rộng 0,5m, màu vàng, không có hoa văn, gồm 318 chữ, bố cục theo 63 hàng dọc, 5 hàng ngang, được viết trực tiếp lên lụa, nét chữ viết rất mảnh, thẳng hàng, rõ và đẹp. Qua nghiên cứu, mặc dù phần ghi niên hiệu của đạo sắc nằm ở cuối khổ vải đã bị rách, chỉ còn nửa phần ấn dấu của nhà vua nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được đạo sắc này có niên hiệu Hoằng Định năm thứ 11, triều vua Lê Kính Tông.
Sau khi nghiên cứu nội dung, các chuyên gia cho biết đây là một dạng "chế" chứ không phải "sắc". Chế cũng là một dạng đạo sắc mà vua hay dùng để ban truyền, phong tặng cho một ai đó (tương tự giấy khen, bằng khen thời nay), nhưng có phạm vi rộng hơn. Chế không bị gò bó trong một khuôn khổ nhất định như sắc, nhà vua có thể thoải mái thể hiện cảm xúc của mình đối với nhân vật được ban tặng.
Ông Tân và các bô lão bên cạnh đạo sắc cổ của dòng họ.
 Ông Tân và các bô lão bên cạnh đạo sắc cổ của dòng họ.
Nội dung chính của đạo sắc này là nhà vua phong chức cho “bậc trụ quốc” (chỗ dựa của đất nước) Nguyễn Văn Giai. Ngoài ra, nhà vua còn khen ngợi Nguyễn Văn Giai là người có tài kinh bang tế thế, giỏi cả văn lẫn võ, bày đặt mưu lược cho nhà vua, giữ yên bờ cõi và thiết lập tình giao hảo với các nước láng giềng. Sinh thời ông cũng là người bộc trực, thẳng thắn, luôn làm theo lẽ phải và lúc nào cũng hết mình vì dân, đề cao chữ đức.
Các nhà nghiên cứu đều nhận định, xét về giá trị văn học thì đây là một bài “chế” giàu giá trị vì mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
Về giá trị lịch sử, bài chế đề cập đầy đủ chân dung của một vị danh thần có nhiều đóng góp với triều đình qua nhiều giai đoạn lịch sử. Xét ở góc độ văn hóa, đây là một di sản quý hiếm, cần được nghiên cứu và bảo tồn.
Kẻ trộm “viếng thăm” sắc phong cổ?
Một thành viên họ Nguyễn Văn chia sẻ: “Mỗi năm dòng họ chúng tôi tổ chức hai lần rước sắc phong vào rằm tháng giêng và rằm tháng bảy. Đoàn rước gồm hai kiệu, một để đựng hộp sắc phong, một để rước tượng ngài Nguyễn Văn Giai. Ngoài ra còn có hàng chục người vác cờ và chiêng trống.
Lễ rước bắt đầu từ nhà tộc trưởng, sau đó lên mộ phần của ông nội đến mộ cha mẹ ngài Nguyễn Văn Giai,  cuối cùng đến đền thờ của ngài. Năm nào lễ cũng thu hút hàng nghìn con cháu trong dòng họ ở khắp nơi về tham dự. Trong lễ rước, hộp sắc phong được giữ nguyên đặt lên bàn thờ, không ai dám mở ra”.
Trước đây, tất cả các sắc phong được thờ tại đền thờ danh thần Nguyễn Văn Giai, nhưng sau một biến cố, hội đồng gia tộc Nguyễn Văn quyết định chuyển sắc phong về gia đình ông tộc trưởng để thờ và bảo quản. “Đó là năm 1970, có một chàng trai khoảng 25 - 26 tuổi ở nơi khác đến làng tôi làm thuê. Anh ta phải lòng một cô gái trong họ Nguyễn Văn. Bố mẹ cô gái cũng coi anh ta như con rể tương lai nên cho sinh sống trong nhà, đợi ngày tổ chức hôn lễ. Tuy nhiên không ai ngờ anh ta có âm mưu đến trộm báu vật của dòng họ.
Một hôm, anh ta bỗng biến mất không một lời từ biệt. Cùng lúc đó mọi người phát hiện trong đền thờ danh thần Nguyễn Văn Giai bị kẻ gian đột nhập. Hộp đựng đạo sắc lụa bị ai đó giở ra xem, còn phía dưới bức tượng ngài Nguyễn Văn Giai có một hố nhỏ chỉ đủ một bàn tay người thò vào. Chúng tôi nghi ngờ trong hố cất giấu một báu vật bằng vàng hoặc đồng đen và đã bị người thanh niên kia lấy mất”, ông Tân cho hay.
Sau chuyện trên, nhiều người đồn đoán trong đạo sắc lụa cất giấu bản đồ dẫn đến kho báu. Người thanh niên kia biết tin mới tìm cách tiếp cận dòng họ để đột nhập đền thờ xem đạo sắc và trộm báu vật. Nhưng một thời gian sau, có tin anh ta vào đến Quảng Bình thì chết, còn báu vật lưu lạc đâu không ai biết. Từ đó dòng họ Nguyễn Văn đem đạo sắc lụa cùng các đạo sắc khác về cất giữ tại nhà ông tộc trưởng.
Trong dân gian còn lưu truyền nhiều câu chuyện đậm màu truyền thuyết về đại thần Nguyễn Văn Giai. Tương truyền, cha mẹ ông Giai cưới nhau hơn 10 năm không có con. Một ngày có một ông lão xưng là thầy địa lí đến xin ngủ nhờ một đêm. Thấy vợ chồng chủ nhà hiền lành tốt bụng, tiếp đãi chu đáo, ông lão bày cho cách có con: Chọn một đêm trăng sáng đến giếng Trang trong vùng, chờ đến khi có ngôi sao rơi xuống giếng thì lấy nước uống, ắt sẽ sinh được người con tài giỏi.
Tuy bán tín bán nghi nhưng vợ chồng vẫn làm theo. Đêm đó người vợ một mình đi gánh nước bỗng nhiên thấy một ngôi sao rơi xuống giếng, bà vội múc nước giếng uống, không lâu sau mang thai và hạ sinh một người con trai mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Nguyễn Văn Giai.
Điều lạ, khi Giai được sinh ra bỗng nhiên trên trời rớt xuống bảy ngôi sao tạo thành bảy ụ đất gần nhau (hiện nay vẫn còn ụ đất được cho là dấu tích ở quê nhà). Lớn lên Giai nổi tiếng thông tuệ, có khí chất hơn người. Năm tuổi đã biết chữ, chín tuổi biết làm văn, sau này trở thành đại thần trụ cột của 3 triều vua Lê./.

Tin cùng chuyên mục

Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra vào tối qua (14/12) tại Vinhomes Ocean Park 3 (Ảnh: Page Anh trai vượt ngàn chông gai).

Sẽ diễn ra Concert 3 Anh trai vượt ngàn chông gai tại TP. HCM vào tháng 3/2025

(PLVN) - Tối qua (14/12), Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai đã diễn ra thành công tại Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên). Đêm diễn kéo dài khoảng 5 giờ đồng hồ, 31 anh tài cùng dàn khách mời mang đến nhiều tiết mục âm nhạc được đầu tư công phu, chỉn chu thu hút hàng ngàn khán giả tham gia. Các "anh trai" đã làm nên hiện tượng chưa từng có ở thị trường nhạc Việt.

Đọc thêm

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.