Người đồng chí từ phương Đông...

(PLO) - Cụ Mác Reimann - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đức - đã từng gặp Bác Hồ nhiều lần, chủ yếu là tại các cuộc hội đàm của những người đứng đầu các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế cũng như tại các Đại hội của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Bác Hồ và Chủ tịch Đảng Cộng sản Đức KPD Max Reimann tháng 7/1957
Bác Hồ và Chủ  tịch Đảng Cộng sản Đức KPD Max Reimann tháng  7/1957 

Tháng Giêng năm 1976 - lúc đó tôi là phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Béclin – đã may mắn được gặp Cụ nhờ sự sắp xếp của Trung ương Đảng XHCN thống nhất Đức. Đã 78 tuổi, song cụ Mác Reimann vẫn hoạt bát và có trí nhớ tuyệt vời, kể lại rành rẽ với chúng tôi những kỷ niệm ấm áp với Bác Hồ:

- Đối với chúng tôi, những người còn hoạt động âm thầm ngay giữa lòng xã hội tư bản, đồng chí Hồ Chí Minh luôn luôn dành cho những tình cảm anh em vô cùng thắm thiết. Cứ mỗi lần gặp Người, các đồng chí Togliatti (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Italia), Tore (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp) và tôi lại cảm thấy vui mừng kỳ lạ. Chúng tôi gọi Người một cách trìu mến là "người đồng chí từ phương Đông". Ở đồng chí Hồ Chí Minh dường như lúc nào cũng toả ra một tình cảm ấm áp, một sự thông cảm đầy tinh thần anh em. Và chỉ  bằng ấy thôi cũng đủ sức thu hút và hấp dẫn những người xung quanh. Kỳ diệu thay, con người mảnh dẻ và dịu dàng ấy lại đã từng làm cho bao thế lực cường quyền phải khiếp sợ!
Trong thời kỳ bí mật, Chủ tịch Hồ Chí Minh có sang Đức mấy lần và thường là với tư cách đại diện của Quốc tế Cộng sản. “Bấy giờ tôi cũng có biết, song không thể gặp đồng chí vì đang hoạt động ở một tỉnh xa. Vào những năm 20, Người cải trang làm một người Trung Quốc tham dự Đại hội Đoàn thanh niên cộng sản ở Étxen (Essen).” Dịp này, Người ngủ tại nhà những người công nhân Đức.
- Tôi chính thức tiếp xúc với đồng chí Hồ Chí Minh vào mùa hè năm 1935, tức là khi tiến hành Đại hội lần thứ 7 Quốc tế Cộng sản tại thủ đô Matxcơva. Đại hội này họp tại Nhà Công đoàn trong gần một tháng, kể từ ngày 27 tháng 7 đến 21 tháng 8…Tại Đại hội ấy, tôi được phân công cùng đồng chí Peter Florin viết 10 trang về tình hình Đức để bổ sung cho bản báo cáo của Đimitrốp. Nếu tôi nhớ không nhầm thì đồng chí Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm về phần tình hình Đông Dương và phong trào thuộc địa. Cũng dịp này, tôi được gặp đồng chí Lê Hồng Phong, bạn chiến đấu và học trò ưu tú của đồng chí Hồ Chí Minh. Lê Hồng Phong đã được bầu vào Đoàn Chủ tịch Đại hội và đọc bản tham luận hấp dẫn nói về sự lớn mạnh của phong trào cộng sản ớ Việt Nam và Đông Dương.
Từ sau Đại hội này, cụ Mác Reimann còn được gặp đồng chí Hồ Chí Minh nhiều lần. “Người coi tôi như một người bạn thân thiết, tuy rằng tôi ít hơn đồng chí những tám tuổi Mỗi lần trông thấy tôi từ xa, đồng chí đã giơ hai tay lên cao rồi mở rộng vòng tay, bước tới ôm hôn tôi trìu mến. Người thường hỏi tôi bằng tên riêng:
- Đồng chí Max, đồng chí vẫn khoẻ đấy chứ?
Từ thâm tâm mình, tôi luôn luôn coi đồng chí Hồ Chí Minh là một người anh lớn, một tấm gương sáng ngời của người mácxít - lêninnít mẫu mực. Phải nói rằng, đồng chí Hồ Chí Minh đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng và có uy tín rất lớn trong phong trào cộng sản quốc tế, đấu tranh với tinh thần bền bỉ và kiên quyết cho sự thống nhất của những người cách mạng chân chính toàn thế giới.”
Lần Chủ tịch Hồ Chí Minh và cụ Mác Reimann gặp nhau lâu nhất là vào mùa hè 1957, khi Bác Hồ sang thăm hữu nghị chính thức nước CHDC Đức. “Chúng tôi thường tìm đến nhau sau những hoạt động chính thức của đồng chí. Có hôm đồng chí tiếp tôi ở ngay chân cầu thang phía ngoài biệt thự. Đồng chí mặc bộ quần áo ngủ kẻ sọc hai màu đỏ và đen. Bữa ấy, tôi mang cả hai cậu con trai là Hans và Michael sang thăm Bác Hồ. Hai cháu rất sung sướng được gặp Người. Người rất yêu mến chúng, âu yếm xoa đầu và hỏi chúng về chuyện học hành. Lát sau, đồng chí Hồ Chí Minh khoác tay tôi ôi dạo trong vườn. Người hỏi tôi: - Bệnh dạ dày của đồng chí đã đỡ chưa?
Tôi rất lạ là Người còn nhớ đến cả một chuyện nhỏ ấy. Tôi nói với Người rằng, sau khi được các nhà chuyên môn của CHDC Đức xem xét, điều trị, tôi thấy có khá hơn. Tuy nhiên, công việc liên miên, nhiều khi khá căng thẳng, ít được nghỉ ngơi nên cũng khó lòng khỏi hẳn. Người nhìn tôi đầy thông cảm...”/.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn công tác thăm Đồn Biên phòng Hiền Kiệt ngày 2/9/2011. (Ảnh: Đồn Biên phòng Hiền Kiệt).

Những dấu ấn kỷ niệm của cán bộ, chiến sĩ toàn quân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLVN) - Trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc với nhiều đơn vị Quân đội và luôn có những chỉ đạo sâu sát, kịp thời tới cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Những lần gặp Tổng Bí thư đã trở thành dấu ấn kỷ niệm không bao giờ quên đối với cán bộ, chiến sĩ toàn quân.

Đọc thêm

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ
Hàng triệu trái tim người con đất Việt và đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế hướng về Hà Nội, với niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trên khắp các tuyến phố Hà Nội - cung đường đoàn tang lễ đi qua, người dân kính cẩn tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi Người yên giấc ngàn thu tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Trọn đời vì nước, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Hôm nay (26/7), ngày thứ hai Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người cộng sản chân chính, nhà văn hóa lớn, người học trò rất xuất sắc, tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối ưu tú của Đảng và đất nước; là tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…
(PLVN) - Trên ấn phẩm đặc biệt Xuân Canh Tý 2020 của Báo Pháp luật Việt Nam với tiêu đề “Pháp quyền nở hoa”, Ban Biên tập quyết định lựa chọn phương án trang bìa là ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với mái tóc bạc trắng quen thuộc và nụ cười ấm áp, hiền từ…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành trọn niềm tin yêu, kỳ vọng vào thế hệ trẻ. (Ảnh minh họa: Dương Triều)
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã truyền cảm hứng và nguồn năng lượng tích cực về nhân cách, đạo đức cho nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bằng trí tuệ, sự thông thái, một nhà lãnh đạo có tầm, có tâm và giàu tình cảm, Người đã dành hết đời mình cho sự nghiệp cách mạng, đến những ngày tháng cuối cùng…

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(PLVN) - Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội), từ 7h hôm nay - 25/7. Các đoàn Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban, ngành, đoàn thể, tỉnh, thành; các đoàn nước ngoài cùng đông đảo Nhân dân các địa phương và du khách nước ngoài thành kính viếng Tổng Bí thư.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người đau đáu với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Nhân dân thôn Thượng Điện, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
(PLVN) - Trên các cương vị lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong 3 nhiệm kỳ giữ trọng trách người đứng đầu Đảng ta, một trong những vấn đề luôn được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đau đáu là xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Ông đã có đóng góp to lớn trong việc phát triển, hoàn thiện mô hình Nhà nước mà ở đó tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân.

Thấm nhuần tâm nguyện của Tổng Bí thư về đổi mới hoạt động và tổ chức của Quốc hội

Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày 16/7/2024. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và nhiều đại biểu Quốc hội đã có những chia sẻ xúc động, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời bày tỏ quyết tâm xây dựng một Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm.

Bộ đội Biên phòng Hải Phòng khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cát Bà – ngày 10/7/2013.
(PLVN) - Khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng TP Hải Phòng đã luôn đoàn kết, đồng lòng, triển khai toàn diện, đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới biển, đảo, cửa khẩu cảng...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 24/7, Đoàn đại biểu Lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Đền thờ các Anh hùng Liệt sĩ và Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tỉnh Ninh Bình; thăm, tặng quà Trung tâm Điều dưỡng Thương binh huyện Nho Quan và thăm hỏi, tặng quà các gia đình có công trên địa bàn huyện Yên Mô và Thành phố Ninh Bình. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hiện thân của sự hòa quyện giữa mẫu mực về đạo đức và kiệt xuất về tài năng. Trên nhiều phương diện, Tổng Bí thư thể hiện sự uyên bác về trí tuệ và hiệu quả thực tiễn, vươn lên tầm vóc nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.