Dùng văn hóa để nâng tầm thương hiệu cây sen Việt

 Sen Việt Nam nói chung và sen Bách Diệp ở Tây Hồ nói riêng đều có tiềm năng lan tỏa hương sắc, vươn tầm quốc tế.
Sen Việt Nam nói chung và sen Bách Diệp ở Tây Hồ nói riêng đều có tiềm năng lan tỏa hương sắc, vươn tầm quốc tế.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chẳng biết từ bao giờ cây sen đã sinh trưởng ở Việt Nam. Mang vẻ đẹp thanh khiết, cao quý - sen trở thành một biểu tượng văn hóa tâm linh của người Việt. Bên cạnh ý nghĩa về tinh thần, hoa sen cũng đem lại những giá trị thực tiễn, như những đóa sen Bách Diệp ở Tây Hồ không chỉ đẹp mà còn cho ra món trà sen tuyệt hảo làm say đắm bao thực khách.

Sen - biểu tượng văn hóa

Xuất phát từ mong muốn tôn vinh những giá trị độc đáo của hoa sen, đặc biệt là sen Tây Hồ trong đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt, UBND quận Tây Hồ, Hà Nội vừa phối hợp với các đối tác đã tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phát huy giá trị của sen Hà Nội trong cuộc sống hiện nay”, nhằm hiện thực hóa Chương trình số 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” và Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” của Thành ủy Hà Nội, như lời khẳng định của bà Lê Thị Thu Hằng - Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ.

Trong buổi tọa đàm, PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã nhận định sen là một biểu tượng văn hóa gắn liền với đời sống tinh thần, tâm linh của người Việt Nam. Từ xưa đến nay, cây hoa sen đại diện cho vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết, tâm hồn thiện lành “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Đặc biệt, sen đã đi vào những áng thơ văn, bài hát của người dân Việt Nam, ngay cả trong công trình kiến trúc ngàn năm tuổi cũng có hình bóng của sen.

Giám đốc Công ty TNHH Thung lũng hoa hồ Tây, ông Bùi Mạnh Hiếu cũng chia sẻ, cây sen Bách Diệp đã trở thành một biểu tượng của Tây Hồ từ bao đời nay. Ở những thế kỷ trước, khi cuộc sống còn khó khăn, có được một tách trà sen Tây Hồ là một thú chơi của các nghệ nhân và những người Tràng An tinh tế. Đến thời hiện đại, món “Thiên cổ đệ nhất trà” của Tây Hồ đã trở thành đặc sản không thể thiếu của người Hà Nội đem đi biếu, đi tặng khách quý. Hương trà thơm ngọt, vị trà thanh mát, hơi chát nhẹ đã trở thành một thức quà được nhiều người cất giữ trong ngăn lạnh, chờ dịp quan trọng mang ra dùng.

Cụ Nguyễn Thị Dần, nghệ nhân 101 tuổi - người góp phần đưa sản phẩm trà sen Việt Nam vươn xa. (Ảnh trong bài: Nguyệt Thương)

Cụ Nguyễn Thị Dần, nghệ nhân 101 tuổi - người góp phần đưa sản phẩm trà sen Việt Nam vươn xa. (Ảnh trong bài: Nguyệt Thương)

Theo ông Nguyễn Đình Hoa - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, với khả năng sáng tạo, tư duy nhạy bén, cùng đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, doanh nghiệp, cây sen đã trở thành nguyên liệu chính để làm nên những sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống hằng ngày, trong đó có nhiều sản phẩm OCOP được người tiêu dùng ưa chuộng; được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Tiêu biểu như khăn lụa tơ sen (tiềm năng 5 sao); trà sen Quảng An (4 sao) và các sản phẩm OCOP 3 sao như giò sen, xôi cốm sen, chè long nhãn sen, mứt sen, sữa sen... xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Nói về công tác khôi phục, bảo tồn giống sen Bách Diệp tại Tây Hồ, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, Trưởng Ban Quản lý Hồ Tây - ông Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, quận đã triển khai thí điểm khôi phục diện tích trồng sen Bách Diệp với 9 hồ sen trên diện tích 10ha. Sắp tới, quận Tây Hồ sẽ phủ kín toàn bộ các đầm, hồ bằng cây sen. Cũng theo ông Nguyễn Thanh Tịnh, nhằm phát huy giá trị, tôn vinh và quảng bá thương hiệu sen Tây Hồ nói riêng và sen Việt Nam nói chung, UBND quận Tây Hồ và các đơn vị liên quan đã đồng hành xây dựng khung chương trình Lễ hội Sen Hà Nội 2024 với không gian mở và nhiều sự kiện có ý nghĩa. Lễ hội được tổ chức trong 5 ngày bắt đầu từ ngày 12/7 đến hết 16/7 với nhiều hoạt động độc đáo, đặc sắc như giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc sản về sen, đạp xe, vẽ tranh hoa sen, mặc áo dài in hình hoa sen…

Tin cùng chuyên mục

Một số món ăn đặc trưng của mùa thu Hà Nội đang dần bị thất truyền. (Nguồn: Travellive)

Phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô: Cần bảo tồn, lưu giữ tinh hoa ẩm thực mùa thu Hà Nội

(PLVN) - Mùa thu Hà Nội không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn nức tiếng với những món ăn truyền thống hấp dẫn. Đây là một trong những thế mạnh để Hà Nội khai thác trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay có một số “đặc sản” mùa thu Hà Nội đang dần bị mai một.

Đọc thêm

Trùng tu di tích - Cần có khung khổ pháp lý chặt chẽ

Hình ảnh Chùa Cầu ở Hội An trước và sau trùng tu. (Ảnh: SGTT)
(PLVN) - Hiện nay, do yếu tố thời gian, nhiều di tích ở các địa phương có hiện tượng xuống cấp cần được trùng tu. Tuy nhiên, việc trùng tu để bảo đảm di tích giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không hề đơn giản.

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Làng nghề làm lồng đèn thời số hóa

Nghệ nhân đang tỉ mẩn làm nên chiếc lồng đèn Trung thu. (Ảnh: Q.A)
(PLVN) - Tồn tại qua nhiều thập kỷ, làng nghề lồng đèn lớn nhất khu vực miền Nam Phú Bình đã trải qua một thời kỳ rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của xã hội và thị trường, làng nghề đã không còn những ngày vàng son thuở trước...

Rộn ràng hương sắc truyền thống chuẩn bị đón Trung thu

Nét đẹp văn hóa truyền thống đang được lan tỏa trong mỗi dịp Trung thu. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
(PLVN) - Mặc dù còn hai tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện tại, ở nhiều tỉnh, thành phố đã treo đèn kết hoa chuẩn bị cho dịp lễ truyền thống. Các hoạt động kéo dài từ đầu tháng 9 cho đến hết ngày 17/9 (rằm Trung thu) hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm văn hóa dân gian thú vị, thu hút người dân đến khám phá, tham quan.

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Khám phá Lễ hội mừng cơm mới tại Ngọc Chiến

Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa để không bị “lãng quên”

Tháp Hòa Lai (thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nhiên, Khu di tích này đang bị xuống cấp.
(PLVN) - Với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử nằm ở nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước. Hiện nay, có không ít các di tích đang bị đe dọa bởi thiên nhiên và những mặt trái của sự phát triển xã hội. Nếu không được tu bổ, sửa chữa kịp thời những di tích này có khả năng “biến mất”.