Dự thảo BLDS sửa đổi: Tiếp cận dần với nền kinh tế thị trường

Dự thảo BLDS sửa đổi: Tiếp cận dần với nền kinh tế thị trường
(PLO) - Mới đây, trong khuôn khổ Dự án Jica (Nhật Bản), Bộ Tư pháp đã tổ chức tọa đàm về Bộ luật Dân sự với sự tham gia bình luận của các chuyên gia Nhật Bản do Giáo sư Morishima – Giáo sư danh dự Đại học Nagoya, Nhật Bản dẫn đầu. Tọa đàm cũng thu hút đông đảo các vị Đại biểu Quốc hội, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, đại diện một số đơn vị thuộc Bộ cùng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật dân sự.
Tiến gần đến Bộ luật Dân sự của các nước
Phát biểu khai mạc tọa đàm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh, Dự thảo Bộ luật Dân sự (BLDS) sửa đổi lần này khi thông qua được kỳ vọng có sức sống lâu dài, góp phần cụ thể hóa tinh thần pháp quyền, nhân quyền của Hiến pháp năm 2013. 
Dự thảo Bộ luật đến thời điểm này đã được Quốc hội cho ý kiến và vẫn còn một số vấn đề lớn cần xin ý kiến để Quốc hội thảo luận, quyết định. Vì vậy, Bộ trưởng mong muốn các chuyên gia Nhật Bản tiếp tục gắn bó với việc hoàn thiện Dự thảo Bộ luật và kết quả tọa đàm cùng quan điểm góp ý hàng trăm trang rất công phu của phía Nhật Bản sẽ được tổng hợp, gửi lên Quốc hội xem xét.
Đánh giá chung về BLDS của Việt Nam, Giáo sư Morishima thẳng thắn cho rằng, BLDS năm 1995 do tình thế kinh tế chính trị của Việt Nam thời đó nên không có được đầy đủ tư cách như là luật căn bản quy luật của nền kinh tế thị trường. BLDS năm 2005 thì vẫn sót ảnh hưởng của thể chế nhà nước với nền kinh tế kế hoạch, tập trung. 
Đối với Dự thảo sửa đổi, dù còn một số điểm cần nghiên cứu nhưng Giáo sư Morishima nhận thấy đã thể hiện một bước tiến bộ dài, đưa vào khá nhiều nguyên lý của kinh tế thị trường, tiến gần đến BLDS của các nước khác. 
Đặc biệt, Ủy ban nghiên cứu chung về BLDS của Dự án Jica hết sức vui mừng khi có thể đóng góp một phần nhỏ trong việc thúc đẩy mọi người, những nhà soạn thảo luật hiểu về ý nghĩa sửa đổi BLDS. “Cần phải tránh việc đưa ra đánh giá Dự thảo BLDS sửa đổi của Việt Nam một cách đơn thuần dựa trên chuẩn mực của BLDS các nước khác mà không cân nhắc đến bộ máy nhà nước và tình trạng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam” - Ủy ban này nêu rõ quan điểm.
Cần nắm vững nguyên tắc “vật quyền xác định”
Giới thiệu chung về Dự thảo Bộ luật, Quyền Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế Nguyễn Thanh Tú cho biết, hiện có 4 vấn đề còn những ý kiến khác nhau, bao gồm vấn đề về vật quyền, cơ chế thu giữ tài sản bảo đảm, điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản và lãi suất trong hợp đồng vay tài sản. 
Chẳng hạn, về vật quyền, luồng ý kiến ủng hộ cho rằng cần thiết sử dụng khái niệm vật quyền, xây dựng chế định vật quyền trong Dự thảo Bộ luật. Bởi chế định vật quyền là để góp phần thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 
Ngoài ra, chế định vật quyền không phải là vấn đề mới, thực chất là sự kế thừa, phát triển và hoàn thiện các thành quả của BLDS năm 2005. Đây cũng là một khái niệm, phạm trù cơ bản của khoa học pháp lý dân sự nhằm bảo đảm tính hội nhập của Việt Nam về thể chế pháp lý liên quan đến phát triển nền kinh tế thị trường với thế giới. Luồng ý kiến không tán thành thì cho rằng không nên sử dụng khái niệm mới khi chủ thuyết, nội dung chưa rõ ràng và bố cục chưa bảo đảm tính logic.
Bình luận các vấn đề còn những ý kiến khác nhau, trong đó có vấn đề về vật quyền, Giáo sư Morishima khẳng định, BLDS năm 2005 của Việt Nam có nhiều nội dung thể hiện vật quyền, còn với Dự thảo BLDS sửa đổi thì chế định này trở nên rõ ràng hơn. Theo Giáo sư, khái niệm vật quyền được hình thành từ thế kỷ XIX, do người Đức xây dựng. Vì thế, trước ý kiến không đồng tình sử dụng khái niệm vật quyền bởi lý do chủ thuyết, nội dung chưa rõ ràng, Giáo sư bày tỏ, nhận định như vậy là không chính xác và hoàn toàn không có căn cứ. 
Tuy nhiên, Giáo sư Morishima đề nghị Việt Nam nắm vững nguyên tắc “vật quyền xác định”, tức là vật quyền phải được quy định trong luật và có cơ chế công bố để bên thứ 3 biết được. Đơn cử, quyền với đất đai phải được đăng ký, được công bố để bên thứ 3 biết được ai là người có quyền đối với đất đai đó.
Trước khi diễn ra buổi tọa đàm, Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã có buổi tiếp xã giao các chuyên gia Nhật Bản do Giáo sư Morishima – Giáo sư danh dự Đại học Nagoya, Nhật Bản dẫn đầu. Cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của cá nhân Giáo sư, JICA và Chính phủ Nhật Bản đối với quá trình xây dựng Bộ luật Dân sự của Việt Nam, Bộ trưởng mong muốn khi Bộ luật này được thông qua và thực thi trên thực tế sẽ phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp, giúp Việt Nam sớm đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).