Dự báo cho 2016

(PLO) - Năm 2015 đi qua để lại cho thế giới chúng ta đang sống gần như tất cả những vấn đề nổi cộm lâu nay chưa được giải quyết hay mới chỉ bắt đầu được giải quyết, đồng thời lại còn bắt năm mới 2016 phải kế thừa một vài vấn đề mới. Thế giới vẫn luôn biến động và chuyển động không ngừng, vẫn luôn thách thức và thử thách bản lĩnh và trí tuệ của con người.
Nhiều biến động, không đột biến
Tuy bị tác động bởi biến động mới nhưng về cơ bản, cục diện chính trị an ninh chung trên thế giới năm 2015 tiếp diễn theo chiều hướng như đã bộc lộ từ năm trước. Nét nổi bật ở đây vẫn là khủng bố quốc tế, chiến tranh và xung đột vũ trang ở nhiều khu vực trên thế giới.
Căng thẳng trong quan hệ giữa nhiều đối tác trên một số lĩnh vực khác nhau làm cho gam màu trên càng thêm đậm trong bức tranh chung về tình hình chính trị an ninh thế giới năm 2015. Ở châu Âu có vấn đề Ukraine, ở Trung Đông và vùng Vịnh có vấn đề Trung Đông và Syria. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có chuyện Trung Quốc đẩy mạnh tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với một số nước.
Cuộc chiến tranh giữa tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) với rất nhiều bên ở trong cũng như ngoài khu vực Trung Đôngvà vùng Vịnh tham gia vào những liên quân khác nhau đã diễn biến quyết liệt hơn và phức tạp hơn.
Khu vực nào trên thế giới cũng đều vẫn vướng mắc vào những vấn đề riêng. Nhiều quốc gia bị thách thức bởi những vấn đề nội bộ mới như Mỹ với khủng bố và xáo trộn xã hội, khu vực Mỹ Latinh với khó khăn trong tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, Liên minh Châu Âu (EU) với vấn đề Ukraine, tác động của cuộckhủng hoảng tài chính và nợ công, vấn đề người tỵ nạn và nhập cư.
Ở châu Phi vẫn là chuyện xung đột sắc tộc và tôn giáo dưới tác động của khủng bố quốc tế, hoạt động bạo lực của những tổ chức là lực lượng Hồi giáo cực đoan, nội chiến và chiến tranh ở Yemen, đương nhiên vẫn còn có cuộc chiến tranh với IS.
Trong bối cảnh tình hình ấy, mối quan hệ giữa các nước lớn, đặc biệt giữa các đối tác như Mỹ, EU, Nga,Trung Quốc, Nhật Bản hay Ấn Độ về cơ bản không thấy có những chuyển biến lớn.
Những biến động lớn đáng kể nhất, với tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đối với an ninh và ổn định chung của khu vực, châu lụcvà thế giới là sự tham gia trực tiếp của nhiều bên hơn, đương nhiên còn nhằm cả thực hiện ý đồ chiến lược riêng, của Nga, Anh, Pháp cũng như liên quân 34 quốc gia Hồi giáo do Ả rập Xê-út làm thủ lĩnh để chống khủng bố và IS.
Biến động mới là cuộc chiến tranh ở Yemen và làn sóng người tỵ nạn và nhập cư đổ dồn vào EU. Đáng kể nhất trong số những chuyển biến với tác động tích cực là thoả thuận về định hướng, khuôn khổ và lộ trình cho giải pháp chính trị cho vấn đề hạt nhân của Iran, là tiến triển trong quá trình bình thường hoá quan hệ giữa Mỹ và Cuba, là thoả thuận đạt được ở Hội nghị quốc tế của Liên Hợp quốc (LHQ) về bảo vệ khí hậu trái đất tổ chức ở Paris (Pháp) và trong chừng mực nhất định là cả thoả thuận mà Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vừa đạt được về lộ trình huỷ bỏ bù trợ xuất khẩu và dỡ bỏ rào cản thương mại đối với hàng nông phẩm. 
Chính trị an ninh thế giới năm 2015 phức tạp và nhiều rủi ro như thế đấy, nhưng không phải không có những biểu hiện tích cực.
Quan hệ giữa các nước lớn trong năm 2015 về cơ bản vẫn diễn biến theo luồng cũ. Trong tam giác quan hệ giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc thì chỉ có cặp quan hệ giữa Trung Quốc và Nga tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ và thực chất trong khi hai cặp quan hệ còn lại giữa Trung Quốc với Mỹ và giữa Mỹ với Nga vẫn đầy nghi kỵ và đối đầu, vẫn hợp tác khi cần và buộc phải hợp tác, đồng thời duy trì cạnh tranh chiến lược. 
Quan hệ của tất cả các nước lớn với Ấn Độ đều được cải thiện rõ nét trong khi quan hệ của Nhật Bản với cả Nga lẫn Trung Quốc chưa được cải thiện đáng kể. Cục diện quan hệ giữa các đối tác lớn như thế tác động mạnh mẽ tới quan hệ quốc tế nói chung trong năm 2015 nhưng chưa tạo ra đột biến và chưa làm xoay chuyển chiều hướng biến động của tình hình chính trị an ninh thế giới nói chung.
Bức tranh về tình hình kinh tế thế giới trong năm 2015 tuy chưa được sáng sủa nhưng cũng đã bớt ảm đạm. Nhịp độ tăng trưởng chung của kinh tế thế giới vẫn chưa được như mong muốn và dự báo, nhưng về cơ bản đã có thể thấy tác động của khủng hoảng tài chính và nợ công đã bớt đi đáng kể và ảnh hưởng tiêu cực từ những biến động mới trên thế giới về chính trị an ninh cũng chỉ hạn chế.
Đối với từng khu vực và từng nền kinh tế thì lại có thể khác. Tăng trưởng kinh tế ở  nhiều nơi vẫn còn không đồng đều, chưa ổn định và thiếu bền vững. Giá dầu lửa tiếp tục giảm là hiện tượng rất đáng chú ý, tuy nhiên không gây tác động tiêu cực lớn tới tăng trưởng kinh tế thế giới nói chung.
Những tiến triển ít ỏi và chậm chạp của WTO tạo cơ hội và động lực thúc đẩy trào lưu đàm phán hình thành những khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương trong những quy mô khác nhau và với cấp độ khác nhau. Toàn cầu hóa gặp thêm trở ngại và liên kết khu vực gia tăng.
Những thách thức lâu nay được gọi chung là an ninh phi truyền thống không giảm mà vẫn phức tạp và nan giải. Thoả thuận về bảo vệ khí hậu trái đất vừa đạt được là dấu mốc quan trọng nhưng việc triển khai thực hiện cụ thể vẫn còn ở phía trước và chưa hết nguy cơ tiến triển trên phương diện này bị đảo ngược.
Khủng bố mang tính chất tôn giáo và chiến tranh mạng vẫn còn dai dẳng và tinh vi thêm.
Một vài dự báo cho năm 2016
Từ giác độ thời điểm hiện tại có thể dự báo là cục diện chính trị an ninh chung của thế giới năm 2016 về cơ bản không có đột biến mà sẽ vẫn tiếp tục như 2015. Nó phụ thuộc ở mức độ rất  đáng kể và quyết định vào triển vọng quan hệ giữa các đối tác lớn trong các vấn đề như chống khủng bố và chiến tranh với IS, vào cuộc vận động tranh cử và bầu cử ở Mỹ. Khủng bố quốc tế còn gia tăng và lây lan. Cuộc chiến tranh với IS ở Iraq và Syria chưa thể đến hồi kết.
Lạc quan hơn cả xem ra chỉ có thể thấy được ở việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran và ở triển vọng EU sẽ xử lý được vấn để người tỵ nạn và nhập cư. Kinh tế thế giới tăng trưởng khả quan hơn, nhưng chưa thể đạt đến mức độ có thể được coi là năng động, ổn định và bền vững. Chưa thấy có nền kinh tế nào hay khu vực nào đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế cả về lượng cũng như chất có thể làm động lực và đầu tàu mới cho tăng trưởng kinh tế thế giới nói chung.
Quan hệ giữa các đối tác lớn về cơ bản sẽ không thay đổi nhiều. Kịch bản khả quan nhất hiện mới chỉ thấy ở mối quan hệ giữa Nga với Mỹ, EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với tác động mạnh mẽ tới cuộc chiến tranh chống IS ở Iraq và Syria, tới việc giải quyết vấn đề Syria và tới vấn đề Syria.
Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cặp quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn là trục quan hệ chủ đạo. Biểu hiện ra bên ngoài, hai nước này có thể còn găng và thậm chí găng hơn với nhau, nhưng trong thực chất sẽ không khác nhiều so với năm 2015. 
Thế giới năm 2015 như thế và năm 2016 có thể như vậy, ẩn chứa cả tác động tiêu cực lẫn nhân tố tích cực mới đối với mọi quốc gia và khu vực.

Đọc thêm

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.