Độc đáo làng nặn tượng ông Táo ở xứ Huế

Khâu vẽ trang trí quyết định tính thẩm mỹ của bức tượng.
Khâu vẽ trang trí quyết định tính thẩm mỹ của bức tượng.
(PLO) - Để có những bức tượng ông Công, ông Táo đẹp đặt ở mỗi gian bếp nhằm góp thêm chút hương xuân cho Tết cổ truyền của người dân, từ những ngày đầu tháng 12 âm lịch, những người thợ nặn tượng tại làng Địa Linh, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế lại trở nên tấp nập và bận rộn hơn.

Làng nặn tượng ông Táo “độc nhất vô nhị”

Mỗi khi nhắc tới làng Địa Linh xứ Huế là nhắc tới vùng đất duy nhất có những người thợ làm nghề nặn tượng ông Công, ông Táo. Trước đây hầu hết nhà nào cũng làm nghề nặn tượng trước ngày 23 tháng chạp (âm lịch) từ 3 đến 4 tháng. Theo tín ngưỡng của người Việt, tam vị Táo quân được xem là vị thần cai quản việc bếp núc và luôn được thờ ở gian bếp của mỗi gia đình. Dù nhà khá giả hay nghèo khó, đến 23 tháng chạp hàng năm đều làm lễ cúng để đưa ông Táo về trời báo cáo những chuyện trong đời sống, nhất là chuyện bếp núc. Đi kèm sẽ là bộ ba tượng ông Táo mới được thay lên bếp.

Để làm ra được những bức tượng ông Táo đẹp thì những người thợ phải biết cách chọn lựa những nguyên vật liệu sao cho khi ra thành phẩm sẽ không bị chê xấu. Theo đó, đất dùng để làm tượng thường được chủ lò lấy chỗ sạch và thường là đất sét vàng không pha cát, ít lẫn tạp chất và phải lấy trước mùa mưa lũ hàng năm.

Ông Võ Văn Nam (làng Địa Linh) chia sẻ: “Gia đình tôi làm nghề nặn tượng ông Táo từ thời bố tôi cho tới bây giờ đã hơn 30 năm nay. Hiện giờ, bố mất đi thì ba anh em tôi lại làm để giữ lại nghề truyền thống của cha ông cũng như nghề của địa phương. Công đoạn khó và vất vả nhất cả quá trình làm tượng là làm đất. Đất mua về phải được nhồi thật nhuyễn, lọc sạch sạn thật tỉ mỉ trước khi lên khuôn. Khuôn để tạo hình tượng ông Công, ông Táo được làm bằng gỗ. Để quá trình tạo hình tượng không hư hỏng, mang tính thẩm mĩ, người đúc cần phải thường xuyên làm sạch các hoa văn họa tiết được khắc bên trong khuôn đúc…”.

Khi mới đúc tượng, đất thường rất dẻo và chưa cố định về hình dạng. Lúc này, người thợ phải cẩn thận gia công lại bằng tay, đặt nhẹ xuống đất hoặc thanh gỗ để tạo bề mặt phẳng giúp tượng đứng thẳng. Sau đó tượng được phơi nắng đến lúc ráo mới cho vào lò nung và làm nguội trong 2 ngày. Khi ra thành phẩm thì quét sơn, vẽ màu lên tượng để tăng tính thẩm mĩ - ông Nam cho hay.

Khuôn khắc hình ông Táo được làm bằng gỗ lim.
Khuôn khắc hình ông Táo được làm bằng gỗ lim.

Nguy cơ mai một nghề

Trước đây, hầu như trong làng Địa Linh nhà nào cũng làm ông Táo nhưng so với công việc nhọc nhằn mà hiệu quả kinh tế mang lại quá thấp nên nhiều người đã “giải nghệ”. Hiện ở thôn Địa Linh chỉ còn 5 hộ gia đình làm tượng ông Táo, trong đó một gia đình ba anh em là Võ Văn Đức, Võ Văn Nam và Võ Văn Hay còn bám trụ với nghề truyền thống. 

Trung bình, mỗi ngày gia đình làm được 500 – 600 ông Táo, mỗi tượng ông Táo bán ra giá 2.500 đồng thì lãi được 1000 đồng. Tuy công việc không nặng nhọc lắm nhưng cũng rất công phu và mất nhiều thời gian. Để thành sản phẩm bán ra thị trường phải trải qua rất nhiều công đoạn như chọn đất sét, nhào đất, rập khuôn (in ra hình ông Táo), phơi khô, nung và sơn màu - chị Võ Thị Hòa (vợ anh Đức) cho biết.

Theo ông Võ Văn Nam, mặc dù vẫn chưa bị thất truyền nhưng để mưu sinh bằng nghề thì không đủ sống, phải làm thêm các nghề khác. Cái nghề gia truyền của ông cha để lại nên cũng cố gắng để gìn giữ, nhưng không biết các thế hệ con cháu sau này có còn giữ được hay không.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình trao giải Vàng giải thưởng Make in Viet Nam 2024. (Ảnh: T. Anh)

71 sản phẩm nhận giải thưởng Make in Viet Nam 2024

(PLVN) - Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội ngày 15/1, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố và trao Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2024 cho 71 giải pháp công nghệ số xuất sắc.

Đọc thêm

Những lưu ý việc đổi tiền mới lì xì đầu năm

Luật sư Long cho biết, hành vi đổi tiền hưởng chênh lệch và trao đổi tiền trên mạng internet thì đều vi phạm pháp luật.
(PLVN) - Đa phần, tiền được lựa chọn để lì xì vào dịp Tết đến xuân về là tiền mới và lẻ với ngụ ý “Đầu năm nhận tiền lẻ, cuối năm tiền dư”. Tuy nhiên, có một lưu ý rất quan trọng là tiền không phải là hàng hóa nên sẽ không được mua bán, thu, đổi để hưởng chênh lệch. Nếu các cá nhân, tổ chức thu, đổi nhằm hưởng chênh lệch để chiếm lợi thì được xác định là hành vi vi phạm quy định về thu, đổi tiền.

'Sốt' dịch vụ đổi tiền lì xì Tết, 'chợ đen' sôi động với đủ loại tiền lạ

Bất chấp quy định, dịch vụ đổi tiền mới vẫn "nóng" trước thềm Tết Nguyên đán 2025.
(PLVN) - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu đổi tiền mới để lì xì tăng cao, khiến các dịch vụ đổi tiền “chợ đen” trở nên sôi động. Tuy nhiên, dịch vụ này tiềm ẩn không ít rủi ro, từ việc mất phí “cắt cổ” đến nguy cơ bị lừa đảo, nhận phải tiền giả. Người dân cần tỉnh táo để tránh “tiền mất tật mang” trước thềm năm mới.

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe
(PLVN) - VinFast công bố đã bàn giao hơn 20.000 xe trong tháng 12/2024 tại thị trường Việt Nam, đạt doanh số chưa từng có trong lịch sử thị trường ô tô nội địa, đưa tổng lượng ô tô đã bàn giao của cả năm chỉ riêng tại Việt Nam lên hơn 87.000 xe. Với kỷ lục vượt trội, VinFast chính thức vượt mục tiêu doanh số đã đề ra, củng cố vững chắc vị thế hãng xe số 1 Việt Nam.

Thị trường đồ uống, bánh kẹo vẫn trầm lắng…

Các mặt hàng đồ uống được bày ở các vị trí dễ thấy nhất. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những mặt hàng được người tiêu dùng mua sắm nhiều nhất cho Tết Nguyên đán gồm thực phẩm, đồ uống, thời trang và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, trong đó thị trường đồ uống, bánh kẹo ngày càng đa dạng, đáp ứng đông đảo nhu cầu của người dùng.

Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử

Ford Ranger đạt kỷ lục 12 năm liên tiếp dẫn đầu phân khúc bán tải tại thị trường Việt Nam
(PLVN) -  Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử với 42,175 xe bán ra trong một năm, tăng 10% so với năm 2023. Trong đó các dòng xe Ranger, Everest và Territory cũng lần lượt đạt kỷ lục bán hàng trong năm, Transit chứng kiến sự tăng trưởng tích cực với việc ra mắt phiên bản hoàn toàn mới.

Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu (Ảnh: XPENG AEROHT)
(PLVN) - XPENG AEROHT, công ty hàng đầu Châu Á về ô tô bay, đã gây tiếng vang tại CES 2025 với màn ra mắt quốc tế của "Land Aircraft Carrier" - chiếc xe bay lai đầu tiên trên thế giới có thể được sản xuất hàng loạt. Với hơn 3.000 đơn đặt hàng, sản phẩm này hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành giao thông trong tương lai gần.

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan
(PLVN) -  Ngày 9/1, tại Khu dân cư Nam Long Waterpoint, Bến Lức, Long An đã diễn ra Chương trình xúc tiến thương mại xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp tại thị trường Ba Lan.