Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, chọn cách giải quyết nào?

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, chọn cách giải quyết nào?
(PLO) - Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là dạng tranh chấp khá phổ biến đối với doanh nghiệp. Do vậy, giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, chọn cách giải quyết nào để mang lại hiệu quả cao thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.

 Xác định tranh chấp

Ông Trần Hoàng T. - đại diện một doanh nghiệp tại TP.HCM thắc mắc rằng, cổ đông là tổ chức sở hữu 76%, tôi sở hữu 20%, một cá nhân khác sở hữu 4% vốn điều lệ của công ty CP. Tôi với tư cách thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) nhiều lần yêu cầu Tổng giám đốc cung cấp báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh nhưng không được đáp ứng.
70% sản phẩm của công ty được bán cho cổ đông là tổ chức với giá thấp hơn 15% so với sản phẩm cùng loại mà không được HĐQT hay đại hội đồng cổ đông thông qua. Khi tôi có ý kiến thì Chủ tịch HĐQT (đại diện cổ đông là tổ chức) cho biết sẽ miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT của tôi.
 Rồi đến chuyện, một công ty có vốn đầu tư của Thụy Sỹ (A) ký hợp đồng thuê một doanh nghiệp tư nhân (B) sửa chữa cửa hàng trưng bày đồ gốm ở Quận 1, TP.HCM. Việc sửa chữa không đạt yêu cầu nên bên A. đề nghị sửa lại, nhưng B. không chịu, nên A. đã thuê Công ty C. tiến hành sửa chữa.
Khi B. yêu cầu A. thanh toán tiền thì bị trừ 5.000 Đôla Mỹ (số tiền mà A. đã thanh toán cho C.). B. kiện A. ra tòa nhưng nhận thấy tình thế bất lợi nên đã thuê “giang hồ” hù dọa A. Cuối cùng, vì sợ, A. phải trả cho B. một nửa số tiền là 2.500 Đôla Mỹ…
Có thể nói, khi có tranh chấp xảy ra, không ít doanh nghiệp chọn cách giải quyết theo kiểu “bất cần pháp luật”. Như trong vụ tranh chấp ở khách sạn A., khi đề xuất thay Tổng giám đốc của mình không được chấp thuận, phía doanh nghiệp nước ngoài đã đưa người của mình sang. Đồng thời thuê lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp để chiếm giữ bất hợp pháp phòng làm việc của ông Tổng giám đốc liên doanh, nhằm cách chức ông này bằng vũ lực.
Nhưng họ đã không thực hiện được ý định của mình vì hành động sai trái đó đã bị lực lượng công an địa phương vào cuộc xử lý.
Hay như trường hợp Công ty Đ.-Sài Gòn, khi tranh chấp xảy ra, ông phó Chủ tịch HĐQT đã kéo người nhà và thuê lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp đến chiếm giữ một số phòng ban của công ty.
Xét về mặt hiệu quả, giải quyết tranh chấp theo kiểu “tự xử” như vụ khách sạn A. và Công ty Đ.-Sài Gòn đã không thành công mà còn để lại tai tiếng không hay ho gì. Tuy nhiên, cũng có trường hợp “thành công” khi doanh nghiệp hành xử theo kiểu nhờ “xã hội đen” giải quyết tranh chấp, nhưng cách này rất dễ dẫn đến  tình huống xấu vì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trên thực tế, khi xảy ra tranh chấp, nhiều doanh nghiệp nghĩ ngay đến việc nhờ lực lượng công an, thường thì doanh nghiệp nhờ công an khi vụ việc tranh chấp có sự mập mờ, không rõ đây là quan hệ thương mại, dân sự hay hình sự .
Nếu vụ việc không có dấu hiệu hình sự, công an sẽ không thể giúp (vì họ không có cớ); nếu có dấu hiệu hình sự, công an có cớ yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ kinh tế, dân sự thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo chiều hướng tốt; nhưng nếu công an hình sự hóa quan hệ thương mại, dân sự thì lại là điều đáng tiếc.
Chọn thương lượng để giải quyết tranh chấp
Theo Luật sư Nguyễn Hoàng Tuấn, Đoàn Luật sư TP.HCM, để giải quyết tranh chấp trong quá trình hợp tác làm ăn với nhau thì nên chọn con đường trọng tài thương mại, tòa án hoặc thương lượng.
Cụ thể, nếu xảy ra tranh chấp thì hầu hết doanh nghiệp thường chọn con đường thương lượng - con đường ngắn nhất nhưng cũng đòi hỏi sự khéo léo của người thương lượng và khả năng tài chính của đối tác. Bởi thương lượng sẽ tiết kiệm được thời gian.
Nếu chọn tòa án thì thời gian tham gia tố tụng từ sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm... đến thi hành án không biết sẽ kéo dài đến bao nhiêu năm. Còn nếu giải quyết bằng con đường trọng tài thì về mặt lý thuyết, phán quyết của trọng tài vẫn có thể bị Tòa án hủy nên vụ việc vẫn sẽ kéo dài.t
 Hơn nữa, thương lượng thành thì việc thanh toán sẽ có tính tự nguyện cao; vẫn giữ được mối quan hệ đối tác trong kinh doanh, bảo vệ được uy tín của đối tác cũng như uy tín của mình.
Luật sư Tuấn “bật mí”, có những vụ tranh chấp đã hết thời hiệu khởi kiện (theo luật không còn hiệu lực tranh chấp), thế nhưng với khả năng thương lượng khéo léo rất có thể doanh nghiệp sẽ thành công và thu hồi được tài sản.
Nhưng thường để thương lượng thành công, việc thương lượng phải đi đôi với các biện pháp khác như kiện ra tòa, ra trọng tài. “Nhiều khi mình thuyết phục người ta không nghe, nhưng khi hòa giải, thương lượng tại tòa, với những nhận định trên cơ sở pháp luật của Thẩm phán thì thương lượng dễ thành công hơn”.
Tuy nhiên, hạn chế của việc thương lượng là không thể căn cứ vào biên bản thương lượng mà cưỡng chế thi hành - vì nó không phải là bản án hay phán quyết của trọng tài có hiệu lực pháp luật. Vì thế, có trường hợp doanh nghiệp lợi dụng việc thương lượng để kéo dài thời gian cho qua thời hiệu khởi kiện của chủ tài sản.
Luật sư Tuấn cho biết thêm, phần lớn các vụ tranh chấp trong kinh doanh xuất phát từ việc một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ trong các cam kết dân sự, thương mại. Ví dụ như doanh nghiệp A. ký hợp đồng bán sản phẩm cho doanh nghiệp B., nhưng do giá sản phẩm này trên thị trường đột ngột tăng (cao hơn giá đã ký kết) nên A. đã từ chối giao hàng.
Hay doanh nghiệp C. bán thép cho doanh nghiệp D., khi giá thép hạ (thấp hơn giá đã ký kết), D. từ chối nhận hàng, thế là xảy ra tranh chấp...
Trên thực tế, nhiều khi không vi phạm hợp đồng, không nợ nần gì nhau mà các doanh nghiệp vẫn tranh chấp và đưa nhau ra tòa. Họ kiện nhau vì các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của nhau.
Như trường hợp Công ty K. bị Công ty V.T và ƯV kiện vì mẩu quảng cáo có nội dung so sánh bị cho là “xúc phạm” chất lượng sản phẩm cùng loại khác. Vấn đề này, Luật sư Tuấn cho rằng, các tranh chấp về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ sẽ gia tăng trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Đọc thêm

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng
Hơn 25 năm hành nghề luật sư (LS) và trọng tài thương mại (TTTM) trong lĩnh vực thương mại quốc tế, TS.LS Châu Huy Quang cũng như Rajah & Tann LCT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...