Thể chế trong Kỷ nguyên mới

Doanh nhân tràn đầy niềm tự hào khi nói về "Doanh nghiệp dân tộc"

Các vị đại biểu tham gia Toạ đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam" (Ảnh Hương Giang)
Các vị đại biểu tham gia Toạ đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam" (Ảnh Hương Giang)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tại Toạ đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam" do Bộ Tư pháp tổ chức sáng nay (9/1),  các doanh nhân tràn đầy niềm tự hào khi chia sẻ về khái niệm "Doanh nghiệp dân tộc". Với họ, “doanh nghiệp dân tộc “ không chỉ là nền tảng kinh tế mà còn là biểu tượng của lý tưởng cao đẹp, gắn kết lợi ích doanh nghiệp với trách nhiệm cộng đồng và sự phát triển bền vững của đất nước.

Phát biểu tại Toạ đàm, anh hùng Lao động Nguyễn Quang Mâu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Gốm Đất Việt, xúc động chia sẻ: "Dân tộc ta anh hùng, doanh nghiệp ta cũng phải là doanh nghiệp anh hùng. Tự tôn, bất khuất, tự lực tự cường phát triển đóng góp cho tổ quốc."

Ông cho rằng cụm từ "doanh nghiệp dân tộc" là một khái niệm mang tính khích lệ mạnh mẽ, không chỉ đối với đội ngũ doanh nhân mà còn cả người lao động.

Anh hùng Lao động Nguyễn Quang Mâu - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Gốm Đất Việt. (Ảnh Hương Giang)

Anh hùng Lao động Nguyễn Quang Mâu - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Gốm Đất Việt.

(Ảnh Hương Giang)

Ông Mâu ví von doanh nhân như những chiến sỹ trên mặt trận kinh tế, không ngừng vượt qua khó khăn để vươn lên. Ông chia sẻ: Công ty Gốm Đất Việt đã xây dựng được một nhà máy xanh, sản xuất tuần hoàn, với các sản phẩm gốm đất nung xanh – biểu tượng tự hào của đất Việt.

Với Doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty AQuaOne, khi xem xét khái niệm doanh nghiệp dân tộc không phải là xem xét đến quy mô lớn hay nhỏ của doanh nghiệp. Yếu tố then chốt là doanh nghiệp đó phải đặt lợi ích của dân tộc, lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích của mình".

Doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty AQuaOne (Ảnh Hương Giang)

Doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty AQuaOne

(Ảnh Hương Giang)

Từ câu chuyện thực tiễn trong việc phát triển nước sạch, bà Đỗ Thị Kim Liên mong muốn Chính phủ có những chính sách hỗ trợ cụ thể để doanh nghiệp dân tộc tiếp cận được nguồn vốn xanh, được vay với lãi suất ổn định. Bà cũng nhấn mạnh sự cần thiết của các ưu đãi về thuế để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được phát triển bền vững và đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

Trong khi đó, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Á Đại Thành, ông Phạm Minh Đức, đưa ra góc nhìn khiêm tốn: "Chưa biết Tân Á Đại Thành có được coi là một doanh nghiệp dân tộc hay không" nhưng ông khẳng định đường lối xuyên suốt của tân Á Đại Thành chính là vì dân tộc: "Slogan của chúng tôi là 'Tân Á Đại Thành – Phồn vinh cuộc sống Việt'. Slogan này đã lan tỏa trong cuộc sống của người Việt Nam khắp mọi miền tổ quốc." - ông nói.

Ông Phạm Minh Đức - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Á Đại Thành. (Ảnh Hương Giang)

Ông Phạm Minh Đức - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Á Đại Thành.

(Ảnh Hương Giang)

Ông Đức cho rằng, doanh nghiệp dân tộc là những doanh nghiệp đặt lý tưởng và sự đồng hành với dân tộc lên trên mục tiêu lợi nhuận. Ông chia sẻ: "Có những doanh nghiệp hoặc cá nhân khi đã đạt đến một mức độ tài sản nhất định, họ không còn đặt nặng chuyện kiếm tiền nữa. Họ có thể hoàn toàn nghỉ ngơi. Nhưng họ vẫn làm việc, vẫn đam mê cống hiến. Họ mà làm việc vì lý tưởng. Họ sẵn sàng lăn xả vào công việc, hy sinh lợi ích cá nhân vì mục tiêu cộng đồng."

Theo ông Đức, doanh nghiệp dân tộc thường phải đánh đổi lợi ích của mình để hướng tới sự phát triển bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng sự hy sinh của doanh nghiệp này cần được xã hội ghi nhận thông qua các chính sách động viên và khích lệ kịp thời từ phía Chính phủ.

Với niềm tự hào về dòng sản phẩm thủ công truyền thống, bà Ngô Thị Tính, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh, chia sẻ câu chuyện hồi sinh nghề truyền thống của gia đình: "Sản phẩm của chúng tôi đã có mặt từ thời Pháp thuộc, nhưng chiến tranh khiến nghề gián đoạn. Sau đó, tôi quyết tâm khôi phục và phát triển nhiều mặt hàng trên nền tảng truyền thống."

Bà Ngô Thị Tính, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh. (Ảnh Hương Giang)

Bà Ngô Thị Tính, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh.

(Ảnh Hương Giang)

Đặc biệt, bà Tính nhấn mạnh niềm tự hào khi sản phẩm bánh cốm của công ty đã xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ vào tháng 12 vừa qua. "Chúng tôi đã bứt ra khỏi làng nghề, dám đầu tư, đổi mới công nghệ để vươn ra biển lớn. Điều này đòi hỏi sự thay đổi lớn về quy mô, công nghệ và quản trị." Tuy nhiên, bà cũng mong muốn có thêm sự hỗ trợ để các doanh nghiệp thủ công, truyền thống có thể tiếp cận công nghệ tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế.

Là đại diện một doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, bà Hoàng Thám Hoa - Chủ tịch Tập đoàn Ô tô Nhân Hòa - khẳng định doanh nghiệp tư nhân luôn đau đáu, làm việc ngày đêm, mong muốn được tạo điều kiện tốt nhất để vận hành, để đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc, của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy doanh nghiệp đang gặp nhất nhiều khó khăn về chính sách. Bà cho rằng nhiều quy định pháp luật hiện nay chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho doanh nghiệp. "Tôi hy vọng những ý kiến tại tọa đàm sẽ được chuyển tải tới các nhà hoạch định chính sách để giảm thiểu tối đa chi phí, đơn giản hóa thủ tục, giúp doanh nghiệp phát triển thuận lợi hơn."

Sáng nay 9/1, tại Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam".

Tới dự và chủ trì Toạ đàm hôm nay có TS Nguyễn Thanh Tịnh, Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Đồng Chủ trì và điều hành Toạ đàm là TS Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo PLVN; TS. Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế; Ông Bạch Quốc An, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp

Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, chuyên gia luật pháp, đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam...

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chào đón các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại trụ sở Chính phủ. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới… Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc…

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Tìm giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam sau bảng giá đất mới của các địa phương

Các chuyên gia tìm giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam sau bảng giá đất mới của các địa phương.
(PLVN) - Thống kê sơ bộ, hiện có khoảng 25 địa phương đã ban hành bảng giá đất điều chỉnh, sử dụng đến hết năm nay. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, bảng giá đất điều chỉnh đã tạo phản ứng dư luận lớn khi có mức tăng đột biến so với bảng giá đất cũ. Liệu giá đất hiện nay đã thực sự tuân thủ nguyên tắc “Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư” ?

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.

'Xanh hóa' chất lượng sản phẩm để vươn mình

Bà Lê Dung - Viện trưởng Viện Doanh Trí, CEO Cty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực Dgroup.
(PLVN) - Trong xu hướng nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp (DN) cần phải dồn tâm sức, trí lực để đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng xanh (CLX). Đáp án của bài toán hóc búa này, không ở đâu xa, mà nằm ngay trong ý thức, tư duy, hành động của DN. Đây cũng là yêu cầu cần và đủ để các DN vươn ra biển lớn…

TS. Nguyễn Văn Cương: Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững gắn với việc củng cố lực lượng doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kể từ khi tiến hành đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Chủ tịch HUD: “Doanh nghiệp Nhà nước hãy lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội”

Ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty HUD
(PLVN) - Với doanh nghiệp, doanh nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận là điều quan trọng. Nhưng uy tín, tầm vóc doanh nghiệp sẽ lớn hơn, tốt hơn… nếu biết phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, hành động và lan tỏa thiết thực nhất tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.

Tư lệnh Binh đoàn 12: Kỷ luật, chất lượng - “bảo chứng” để cạnh tranh và hội nhập

Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hữu Ngọc -Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn
(PLVN) - “Tên tuổi” Binh đoàn 12 gắn liền với đường Trường Sơn huyền thoại, với những danh hiệu như “đôi chân vạn dăm”, “gan vàng, dạ ngọc ” … thời chống Mỹ cứu nước. Thời bình, bên cạnh nhiệm vụ quân sự quốc phòng, những “đôi chân” ấy vẫn bước vững chắc trên những công trường, dự án trọng điểm quốc gia, góp phần dẫn dắt thị trường và kiến thiết đất nước.

Bà Mai Thị Diệu Huyền: "Nữ doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam"

Bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI
(PLVN) - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Triển khai nghị quyết, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó có mục tiêu khoảng 20 - 25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 30 - 35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI về nội dung này.