Từ khóa: #địa danh

Nguồn gốc thú vị một số địa danh nổi tiếng Việt Nam

Cái tên cầu Thị Nghè được cho là có nguồn gốc từ tích một người phụ nữ yêu chồng.
(PLVN) - Vì sao hồ nước lớn ở Hà Nội mang tên hồ Tây, và còn có rất nhiều tên khác? Cái tên Mỏ Cày, một địa danh nổi tiếng ở Bến Tre bắt nguồn từ đâu? Mời bạn đọc cùng ôn lại dã sử Việt để tìm hiểu những nguồn gốc thú vị này.

Nếp quê xưa trong 'Đôi mắt xứ Đoài'

Nếp quê xưa trong 'Đôi mắt xứ Đoài'
(PLO) - Cuốn sách là tập hợp 40 bài ký sự của nhà văn trẻ Nguyễn Văn Học, đã in ở trên các báo. Trong đó đa số là những quan sát đa chiều, trải nghiệm của tác giả về các địa danh, di tích, vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội, nơi anh sinh ra và khởi nghiệp văn chương.

Thú chơi loài hoa “vua chúa” tại thủ phủ lan rừng

Thú chơi loài hoa “vua chúa” tại thủ phủ lan rừng
(PLO) - Trong những thú chơi hoa, cây cảnh ngày nay thì lan được nhiều người yêu thích và đam mê hơn cả. Với những người say mê loài hoa này thì thấy lan không chỉ đẹp bởi vẻ mỏng manh và tràn đầy sức sống mà còn đẹp ngay trong “phong cách sống” thanh cao. Vậy mà, chẳng cách trung tâm Hà Nội bao xa lại có hẳn một làng nghề chuyên trồng và chăm sóc loài hoa này.

Điều ít người biết Thiên sách vương Ngô Xương Ngập

Hiến kế lập trận địa cọc ngầm
(PLO) -Là vị vua thứ 3 của thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài sau khi “đêm đen Bắc thuộc” chấm dứt, thế nhưng chính sử chỉ có vài dòng ghi chép ngắn ngủi, sơ lược về Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập. Vì lý do đó nên trong lịch sử Việt Nam, vai trò của vị vua này rất mờ nhạt, khiến hậu thế không biết nhiều về ông, nhất là chiến công trong trận Bạch Đằng năm Mậu Tuất (938) và những điều lý thú khác.

Chuyện không tin nổi về hậu duệ “Công tử Bạc Liêu”

Khu nhà công tử Bạc Liêu nay là Khách sạn Công tử Bạc Liêu
(PLO) - Nghe danh Công tử Bạc Liêu “đốt tiền nấu chè” – câu chuyện có phần cường điệu nhắc lại giai thoại về một thời lẫy lừng ăn chơi của Hắc Công tử “bán trời không văn tự”. Về Bạc Liêu “nghe tiếng đàn ai rao sáu câu”, ôn lại những chuyện xưa tích cũ về nơi mang danh xứ “công tử”. Công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy (hay gọi là cậu Ba Huy) đã yên giấc ngàn thu, nhưng câu chuyện về cuộc đời cậu Ba Huy vẫn là một giai thoại. 

Linh vật biết khen chê, khiến những kẻ tham lam rước họa ở đảo Vĩnh Thực

Hình minh họa
(PLO) - Đối với ngư dân ở đảo Vĩnh Thực, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) chẳng mấy ai không biết đến câu chuyện có từng đôi cá heo nhào lộn theo con tàu của họ sau mỗi chuyến đánh bắt thủy, hải sản lênh đênh trên biển. Điều đáng nói, loài cá này hiểu được động thái khen chê của những người trên thuyền. Nếu vỗ tay, trầm trồ ngợi khen, từng đôi cá sẽ bơi theo và nhào lộn. Trái lại, hễ ai có ý định đánh bắt làm hại đến chúng thì sẽ gặp tai họa, nhẹ thì lật tàu, nặng thì chết người…

Bí mật ngôi mộ cổ và tiếng hát ru con của thiếu phụ áo trắng

Mộ bà Lớn Tướng
(PLO) - Người dân kể rằng, vào những đêm trăng tròn, họ thường thấy một chiếc tàu cổ xuất hiện trên mặt biển gần khu vực ngôi mộ. Trên con tàu đó có tiếng hát ru con rất thê lương của một thiếu phụ. Nếu như ngư phủ nào trông thấy con tàu ấy mà thành tâm khấn vái, nhất định những chuyến đi biển về sau sẽ được “thuận buồm xuôi gió” và trúng quả lớn…

Đảo Lý Sơn ngập rác sau làn sóng du lịch

Khung cảnh đẹp nhưng ngập tràn rác ở Lý Sơn
(PLO) - Hiện nay huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) có khoảng 23.000 dân cư sinh sống. Đảo cách đất liền 15 hải lý, và giải pháp xử lý rác thải vẫn là bài toán khó. Hơn nữa, từ cuối năm 2015 đến nay Lý Sơn thu hút và đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước bởi những khung hình đẹp, những thước phim quảng bá du lịch đầy hấp dẫn được truyền tay nhau với tốc độ chóng mặt.

Mắt thấy, tai nghe tại lễ phát lương đền Trần Thương

Mắt thấy, tai nghe tại lễ phát lương đền Trần Thương
(PLO) - Đền Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam là nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến và các bộ tướng có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thế kỷ XIII.

Làng Yên Thái trong ca dao xưa

Cổng chính làng Yên Thái (cổng Giếng).
(PLO) - Câu ca dao về Hà Nội xưa từng đi vào tâm tưởng của nhiều thế hệ: “Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ” cứ ngỡ không còn những vết tích trong cuộc sống hiện đại này… Nhưng không, giữa con phố Thụy Khê (ngõ 530) tên làng Yên Thái vẫn còn được in đậm trên chiếc cổng làng còn nguyên những dấu tích của một ngôi làng cổ xưa bên bờ hồ Tây. 

"Mật ngữ" Tứ Xã và tục tháo khoán lạ giữa đêm xuân

Một góc lễ hội “linh tinh tình phộc” độc nhất vô nhị của người dân Tứ Xã
(PLO) - Nhắc đến Tứ Xã, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) người ta thường nghĩ nhiều đến tục “tháo khoán” lạ lùng ở miếu Trò trong đêm 11 tháng giêng. Nhưng ít người biết rằng, trên vùng đất cổ này ngoài lễ hội phồn thực độc đáo đó, Tứ Xã còn là “đảo ngôn ngữ” với giọng nói “lơ lớ” độc nhất vô nhị.

Gặp người thợ săn hổ cuối cùng trên thượng ngàn Pù Luông

Nanh và vuốt hổ được cha con ông Huyện lưu giữ cẩn thận để tưởng nhớ đến vết tích “ông ba mươi” hoành hành một thuở
(PLO) - Chúng tôi tìm về ngôi nhà sàn to nhất Mường Khoòng của thợ săn hổ nức tiếng một thuở tên Lò Văn Kim (93 tuổi), thôn Báng xã Thành Sơn, Bá Thước, Thanh Hóa để tận tai nghe chuyện hổ hoành hành, bắt người nơi đây. Ở Mường Khoòng, hổ từng là nỗi khiếp đảm khiến ban đêm chẳng mấy ai dám bước chân ra khỏi nhà. 

Linh thiêng tượng bụt xứ Mường

Linh thiêng tượng bụt xứ Mường
(PLO) - Trong các cuộc “trà dư tửu hậu”, dân bản Mường Khô (Bá Thước, Thanh Hóa) vẫn thường nhắc tới tượng “ông bụt” có nhiều phép thuật. Có người bảo, không ít lần tượng thần giúp đỡ dân làng tìm lại “đầu cơ nghiệp”. Người khác lại bảo “ông bụt” cũng “hành” một số người đến mức dở sống, dở chết vì dám làm điều mạo phạm…

Khám phá phiên chợ chim "độc nhất vô nhị"

Khám phá phiên chợ chim "độc nhất vô nhị"
(PLO) -Đến với phiên chợ chim Bắc Hà (Lào Cai) từ sáng sớm, tôi như lạc giữa sự mờ ảo của màn sương và tiếng hót thánh thót của những chú chim. Không giống những phiên chợ khác, chợ chim Bắc Hà cho khách chơi xuân cảm giác như đang được thưởng thức những “bản nhạc” giữa núi rừng Tây Bắc.