"Mật ngữ" Tứ Xã và tục tháo khoán lạ giữa đêm xuân

Một góc lễ hội “linh tinh tình phộc” độc nhất vô nhị của người dân Tứ Xã
Một góc lễ hội “linh tinh tình phộc” độc nhất vô nhị của người dân Tứ Xã
(PLO) - Nhắc đến Tứ Xã, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) người ta thường nghĩ nhiều đến tục “tháo khoán” lạ lùng ở miếu Trò trong đêm 11 tháng giêng. Nhưng ít người biết rằng, trên vùng đất cổ này ngoài lễ hội phồn thực độc đáo đó, Tứ Xã còn là “đảo ngôn ngữ” với giọng nói “lơ lớ” độc nhất vô nhị.
Tục “tháo khoán” độc đáo ở Miếu Trò
Có một thời, người ta đưa ra cuộc tranh luận và nhìn hội “linh tinh tình phộc” ở miếu Trò như lệ tục đầy phóng đãng. Theo dòng thời gian, lễ hội này dần mai một, nó chỉ còn phảng phất đôi chút trong tâm trí người dân Tứ Xã. 
Cũng thực may, hiện tại hội Trò Trám đã được nhìn nhận đúng với giá trị vốn có của nó. 
Ông Bùi Văn An (65 tuổi), một trong những người tích cực góp sức vào công cuộc phục dựng lễ hội thuật lại: Hội đã lưu truyền suốt quãng thời gian 700 năm trên đất Tứ Xã, mãi cho đến năm 1948 thì mới bị đứt đoạn. Bẵng đi gần 23 năm sau khi bị đóng cửa, miếu Trò bị hỏng nặng, toàn bộ phần mái bị sụt, tường hỏng, chỉ còn mỗi dui mè. 
Miếu biến thành sân hợp tác xã, linh vật và những gì còn lại của nó được cất trong kho, nằm phủ bụi một góc. Năm 1971, sông Hồng bị vỡ đê, Tứ Xã bị ngập trong biển nước và những thứ còn lại của miếu Trò cũng bị cuốn trôi theo con nước. 
“Mãi tới năm 1993, cùng với chủ trương khôi phục văn hóa vùng miền của Nhà nước, miếu Trò được phục dựng lại cùng cả phần lễ hội của nó. Năm 2009, miếu Trò được UBND xã đầu tư hơn tỉ đồng để xây mới. Miếu Trò mới, về cơ bản, giống với phiên bản cũ, nhưng to hơn và tường bằng gạch chứ không phải bằng gỗ xưa” – ông Bùi Văn An chia sẻ. 
Ông Bùi Văn An cho biết ngôn ngữ giao tiếp ở nơi đây có “phong vị” khác lạ hơn so với những làng kế cận
Ông Bùi Văn An cho biết ngôn ngữ giao tiếp ở nơi đây
có “phong vị” khác lạ hơn so với những làng kế cận
Theo thủ từ Nguyễn Thành Ngữ (67 tuổi), miếu Trò và hội “linh tinh tình phộc” là nét lạ có một không hai trên vùng đất này. Miếu lạ ở chỗ không thờ thần, thờ người mà thờ vật linh biểu hiện cho giới nam và giới nữ. Hai vật thờ này được tạc bằng gỗ mít, gọi với cái tên “nõ” và “nường”. 
Với dân làng Tứ Xã, miếu Trò linh thiêng đến độ ngay như ông thủ từ, người trông coi miếu cũng phải được người dân chọn lựa kĩ càng. Cụ thể, “tiêu chuẩn” để đảm nhiệm công việc thủ từ cơ bản phải đáp ứng nhiều yêu cầu như: phải là người thuộc những gia đình phúc đức, con cháu đầy nhà và có uy tín trong làng. 
Ông từ sẽ làm việc ở đây cho đến khi nào tuổi già, sức yếu, không còn làm việc được nữa thì sẽ trao vị trí này cho người khác và người kế tiếp này phải do hội đồng các bô lão trong làng chọn ra.
Cụ Nguyễn Quang Toản (90 tuổi), nguyên là thủ từ miếu Trò nói thêm: “Trai chưa vợ, gái chưa chồng và những người đã có chồng, có vợ ở quanh vùng đều được tự do tham gia buổi lễ này. Sáng hôm sau, khi ai về nhà nấy thì vợ, chồng không được ghen tuông. 
Quy định là vậy nhưng phần nhiều là trai, gái đã có tình ý với nhau từ trước mới hẹn nhau tham gia lễ hội. Tất nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ. Những đứa trẻ sinh ra từ đêm thiêng này sẽ được làng quý trọng, được tặng 3 thước lụa và được coi như hiện thân của sự may mắn”. 
Bên lề câu chuyện, ông Ngữ, cụ Toản bộc bạch rằng, từ trước đến nay người Tứ Xã có câu ngạn ngữ “chửi cha không bằng pha tiếng”. Người ta phản ứng quyết liệt với những người nhại lại tiếng làng mình hoặc quên đi “tiếng gốc”. 
Hay nói cách khác, nếu những người Tứ Xã đi làm ăn xa mà bỏ giọng nói, lời lẽ giao tiếp thường nhật trong làng sẽ bị cả vùng chê bai, phê phán. Họ coi thường và xếp những người đó vào hạng nhọc đòi, mất gốc. 
Theo tìm hiểu, ngôn ngữ kỳ lạ trong vùng cũng ít nhiều liên quan đến địa danh miếu Trò. Theo đó, từng có giai đoạn người trong làng, ngoài xã nghĩ Trò Trám là nói chệch của từ Trò Chàm (trò của người Chàm). 
Ngôn ngữ giao tiếp ở nơi đây cũng có “phong vị” khác lạ hơn so với những làng kế cận. Người dân nơi đây suốt hàng trăm năm nay luôn lưu truyền thứ “mật ngữ” lạ lùng mà chỉ có người trong làng mới biết.
Ông thủ từ Nguyễn Thành Ngữ và cụ Nguyễn Quang Toản đang trò chuyện về thứ “mật ngữ” chỉ có người Tứ Xã mới biết
Ông thủ từ Nguyễn Thành Ngữ và cụ Nguyễn Quang Toản
đang trò chuyện về thứ “mật ngữ” chỉ có người Tứ Xã mới biết
“Mật ngữ” kỳ lạ ở Tứ Xã
Lòng vòng mãi quanh những mẩu chuyện làng, chuyện xã cuối cùng ông Ngữ, ông An, cụ Toản mới đồng ý “bật mí” đôi chút với tôi về thứ “mật ngữ” độc nhất vô nhị nơi đây. Theo đó, thứ tiếng lóng ở Tứ Xã ra đời khi nào thì nay chẳng ai biết. 
Cũng theo ông Bùi Văn An, vì chỉ lưu truyền bằng miệng, tiếng lóng của làng lại cực kì khó nên việc học lại càng khó hơn. Đặc biệt, cả trăm năm nay thứ ngôn ngữ kỳ lạ này chỉ lưu truyền bằng miệng chứ không ghi chép ra giấy. 
Chính vì vậy, ai muốn học được tiếng lóng của làng cho đến ngọn ngành phải là những người thông minh và kiên trì. Còn như thế hệ trẻ bây giờ chỉ nghe người lớn nói rồi bắt chước nói theo chứ không hiểu hết được vì sao lại cho ra ngữ nghĩa như vậy. 
Ông An lý giải: “Tôi đoán ngôn ngữ âm tiết ở đây khác lạ so với nơi khác vì do nguồn nước. Đâu về đây cũng vậy, uống nước nơi đây đều sẽ phát âm nặng dần”. 
Không rõ nguyên nhân khiến ngôn ngữ người Tứ Xã “lạ” hơn so với vùng khác xuất phát từ nguồn nước đúng đến đâu nhưng một trong số ít những người đầu tiên tiến hành tìm hiểu sâu về thứ ngôn ngữ kỳ lạ ở Tứ Xã một cách cặn kẽ phải kể đến nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Nhàn (hiện đang công tác trong Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Thọ). 
Trong những bài viết của mình, ông Nhàn đã chỉ ra rằng, người làng Tứ Xã hiện vẫn dùng những từ ngữ lạ so với ngày nay, đó chính là từ cổ của hệ ngôn ngữ Việt – Mường xa xưa. Nhiều vùng miền đã mất thứ từ ngữ cổ này, nhưng Tứ Xã họ vẫn giữ được. 
Sở dĩ Tứ Xã gìn giữ được đến ngày nay là bởi nơi đây vốn là một trong những bộ tộc hùng mạnh thời Hùng Vương. Họ hùng mạnh và có bản sắc văn hóa lâu đời, chính vì vậy, người Tứ Xã biết giữ gìn nó.
Nói sâu hơn về sự thông dụng trong sử dụng “mật ngữ”, ông Bùi Văn An chỉ cho tôi biết một vài từ đơn giản ví dụ như: con tôm thường được gọi là “nhảo”; Hong hơ quần áo được gọi là “phầy”. Quay gọi là “ngoe”.
“Người trong làng thường nói với nhau là “anh ngoe mặt đi” chứ ít khi nói anh quay mặt đi. Nếu nơi khác đến, nghe mấy từ này ít nhiều sẽ ngẩn ngơ vì không hiểu” – ông An hóm hỉnh.
Theo đó, giọng điệu trong cách nói, cách phát âm của dân Tứ Xã cũng khác hẳn các nơi khác. Các âm mang dấu hỏi phần lớn đều phát âm thành dấu ngã. Các âm mang dấu ngã phát âm giữa dấu nặng và dấu hỏi. Giả dụ, từ con đỉa sẽ được phát ra nặng hơn và lơ lớ thành “con đĩa”. 
Đang trò chuyện với ông An thì một người hàng xóm ghé chơi rồi nói: “ngoay ởư khách xa ghé hỡ”. Lời “chào hỏi” này vừa dứt, tôi và cô bạn đồng nghiệp đều như người “trên trời rơi xuống”, ngẩn ngơ chẳng hiểu một chút gì. 
Sau câu chuyện, thấy tôi trố mắt ngu ngơ, ông An cười giải thích: chỉ riêng người Tứ Xã gọi những người vai dưới hoặc cùng trang lứa bằng từ “ngoay”. 
Từ “ngoay ởư” Tứ Xã được bắt nguồn bởi hai từ ông và mày hoặc bay. Ông chỉ người nam vai trên. Nhưng mày, bay chỉ người vai dưới. Khi gọi hai từ ghép lại ông - mày thì về ngữ nghĩa là trung hoà đi hai thái độ kính trọng và miệt thị để tỏ rõ sự bình đẳng trong giao tiếp. 
Chỉ những bạn bè thân tình và người vai trên mới được gọi người vai dưới bằng cái từ thân mật ấy.
Sự hiện diện của một hệ thống ngôn ngữ mà người Tứ Xã đã và đang sử dụng có liên quan đến nền ngôn ngữ cổ thời Văn Lang - Âu Lạc hay không? Câu hỏi này xin gửi lại, chờ lời giải từ các nhà khoa học về ngôn ngữ, lịch sử và khảo cổ. 
Tuy nhiên, điều nhãn tiền mà người viết ghi nhận được nơi đây đó là dù ra đời và tồn tại suốt hàng trăm năm nay nhưng “mật ngữ” ở Tứ Xã chưa hề bị thất truyền. Nếu nhìn nhận theo khía cạnh tích cực thì thứ ngôn ngữ tổ tiên truyền lại đã và đang được người dân Tứ Xã hết sức coi trọng gìn giữ như một bản sắc riêng chẳng nơi đâu có.

Tin cùng chuyên mục

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".