Dệt may Việt Nam: Khi nào không là công xưởng của dệt may thế giới?

Lao động trong ngành DMVN miệt mài làm việc nhưng chủ yếu là gia công cho nước ngoài
Lao động trong ngành DMVN miệt mài làm việc nhưng chủ yếu là gia công cho nước ngoài
(PLO) - Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam (DMVN) đạt hơn 28 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành công nghiệp, trở thành lĩnh vực xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, hơn cả ngành dầu khí.

Thế nhưng, trong tổng số hơn 28 tỷ USD xuất khẩu đó, thực chất Việt Nam chỉ được hưởng chưa đến 20% giá trị. Nguyên nhân vì dệt may chúng ta chủ yếu nhập nguyên liệu, máy móc về nước gia công rồi xuất khẩu.

Nhập khẩu nguyên liệu 70-80%

Nếu không có những biện pháp nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, nguyên phụ liệu quá phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài thì ngành DMVN sẽ mãi chỉ là công xưởng dệt may thế giới, làm thuê cho những nước khác. Điều này đặt ra không chỉ đối với ngành DMVN mà cả đối với nền công nghiệp nước nhà.

Theo ông Vũ Việt Hùng - Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương), Bộ này đang có kế hoạch tái cơ cấu lại ngành Công nghiệp Việt Nam, trong đó có lĩnh vực dệt may. Theo vị này, nguyên phụ liệu của ngành Dệt may phải nhập khẩu từ 70 - 80%, trong đó nhập khẩu 90% bông nguyên liệu, 100% nhu cầu xơ sợi tổng hợp, 50% nhu cầu sợi bông và 80% vải khổ rộng, 90% các sản phẩm trung gian và phụ kiện, sợi, dệt, vải dệt kim phục vụ gia công xuất khẩu.

Sản phẩm sản xuất được có giá trị gia tăng thấp

Nguyên phụ liệu của ngành Dệt may phải nhập khẩu từ 70 - 80%, trong đó nhập khẩu 90% bông nguyên liệu, 100% nhu cầu xơ sợi tổng hợp, 50% nhu cầu sợi bông và 80% vải khổ rộng, 90% các sản phẩm trung gian và phụ kiện, sợi, dệt, vải dệt kim phục vụ gia công xuất khẩu. Sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho ngành Dệt may mới chỉ tập trung chủ yếu ở công đoạn giá trị gia tăng thấp như cúc, mex, xốp, đệm bông, nhựa cài, chăn ga, gối đệm, chỉ dây, khóa keo, băng chun, băng dính.

Sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho ngành Dệt may mới chỉ tập trung chủ yếu ở công đoạn giá trị gia tăng thấp như cúc, mex, xốp, đệm bông, nhựa cài, chăn ga, gối đệm, chỉ dây, khóa keo, băng chun, băng dính. Các khâu có giá trị gia tăng cao như sợi, hóa chất - chất trợ nhuộm, nhuộm in hoa và hoàn tất vải phải nhập khẩu.

Năm 2015, tỷ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu về vải, sợi chiếm xấp xỉ 8% tổng nhập khẩu hàng hóa công nghiệp của Việt Nam. Những mặt hàng này nhập về chủ yếu để phục vụ cho ngành công nghiệp dệt xuất khẩu. Máy móc thiết bị, phụ tùng và nguyên phụ liệu cho sản xuất các ngành công nghiệp trong nước là hai nhóm ngành nhập khẩu lớn nhất, luôn chiếm tỷ trọng từ 40 - 50% trong tổng kim ngạch nhập khẩu qua các thời kỳ. Trong đó, ngành Dệt may là điển hình cho việc nhập khẩu những mặt hàng này.

“Việt Nam đã đạt được những thành công lớn trong xuất khẩu như dệt may và có chỗ đứng nhất định trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ tham gia được ở các công đoạn có giá trị gia tăng thấp như gia công không chủ động được nguồn cung cho sản xuất. Phát triển công nghiệp sẽ khó được nâng lên nếu như không có chuyển biến về cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghệ cao đi kèm với giá trị gia tăng cao”, đại diện Bộ Công Thương nhận định.

Theo lãnh đạo Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương), ngành Dệt may hiện nay chủ yếu phát triển theo phương thức gia công, chiếm đến 60%, theo phương thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) chiếm 35% và chỉ khoảng 5% xuất khẩu theo phương thức ODM (thiết kế trên ý tưởng có sẵn, sản xuất). Chính vì vậy, giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may còn thấp, tỉ suất lợi nhuận trên dưới 10% và nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm 70 - 80%.

Hiện nay, lao động Việt Nam trong lĩnh vực dệt may chiếm khoảng hơn 2% dân số cả nước (hơn 2 triệu người). Tuy nhiên, thu nhập người lao động trong lĩnh vực này chưa cao, điều này phản ánh lợi nhuận mà người Việt được hưởng từ công nghiệp Dệt may chưa lớn. Trong khi đó, dệt may là lĩnh vực thu hút vốn đầu tư FDI lớn thứ hai tại Việt Nam, chỉ sau lĩnh vực điện tử. 

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, tính đến giữa năm 2012 có gần 1.390 dự án FDI đầu tư với số vốn đăng ký 6,12 tỷ USD vào lĩnh vực dệt may. Cao điểm trong thu hút FDI vào dệt may rơi vào năm 2014 - 2015. Chỉ tính riêng năm 2014, làn sóng dịch chuyển đầu tư dệt may để đón đầu các hiệp định thương mại lớn mà Việt Nam tham gia đã khiến 83 dự án FDI mới đổ vào Việt Nam với số vốn đăng ký 1,64 tỷ USD, với 11 dự án sợi, 14 dự án dệt và 58 dự án may; đưa năng lực sản xuất tăng thêm khoảng 20% và dự kiến năng lực sản xuất sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Như vậy, có thể thấy, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, DMVN là lĩnh vực đầy tiềm năng, khả năng sinh lời lớn. Họ coi Việt Nam là nơi gia công trước khi đem sản phẩm bán ra nước ngoài. Từ thực tế đó, rõ ràng lợi nhuận mà ngành Dệt may mang lại cho người Việt Nam không lớn như các con số mấy chục tỷ đô la xuất khẩu.

Phụ thuộc lớn vào Trung Quốc

Hiện nay, Việt Nam chỉ cung cấp được từ 20-30% nguyên phụ liệu cho công nghiệp Dệt may, số còn lại phải nhập khẩu. Chúng ta nhập nguyên liệu nhiều nhất từ Trung Quốc, chiếm trên 40%; ngoài ra nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc… Trung Quốc đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất Việt Nam, chiếm gần 50%. Hàn Quốc cũng là nước nhập khẩu DMVN với số lượng lớn. Như vậy, ta nhập khẩu nguyên liệu dệt may từ Trung Quốc, Hàn về gia công, sau khi hoàn thành sản phẩm, lại xuất ngược lại cho họ. Nói cách khác, họ chỉ thuê địa điểm và nhân công nước ta để sản xuất đồ may mặc?

Năng lực vượt quá nhu cầu thị trường

Theo ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), hiện nay năng lực sản xuất của DMVN vào khoảng 35 tỷ USD, trong khi nhu cầu tối đa của thị trường trong nước chỉ khoảng trên 4 tỷ USD. Như vậy, để tăng đà phát triển, không còn cách nào khác DMVN phải tăng cường xuất khẩu, đương đầu với các đối thủ cạnh tranh, trong đó có Trung Quốc. “Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil không xuất khẩu được thì còn có thể quay đầu về phục vụ thị trường trong nước mà vẫn có lãi, do thị trường họ rộng, còn Việt Nam thì không thể làm như họ”, ông Trường nói.

Theo ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), hiện nay năng lực sản xuất của DMVN vào khoảng 35 tỷ USD, trong khi nhu cầu tối đa của thị trường trong nước chỉ khoảng trên 4 tỷ USD. Như vậy, để tăng đà phát triển, không còn cách nào khác DMVN phải tăng cường xuất khẩu, đương đầu với các đối thủ cạnh tranh, trong đó có Trung Quốc. “Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil không xuất khẩu được thì còn có thể quay đầu về phục vụ thị trường trong nước mà vẫn có lãi, do thị trường họ rộng, còn Việt Nam thì không thể làm như họ”, ông Trường nhấn mạnh.

Liên quan đến việc nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, ông Trường cho rằng đất nước này là công xưởng thế giới, thị phần dệt may độc tôn vị trí số 1 thế giới từ nhiều năm nay. Theo ông Trường, trước đây Việt Nam nhập nguyên liệu may mặc từ Trung Quốc với số lượng rất lớn, nhưng đã giảm dần qua các năm. Ông Trường cho rằng nên nội địa hóa các sản phẩm dệt may, nhưng cần có thời gian, lộ trình. Khi tỷ lệ nội địa hóa cao sẽ không phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu từ nước ngoài, trong đó có Trung Quốc.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, để giải bài toán thiếu nguyên liệu cho ngành Dệt may, Việt Nam cần kêu gọi đầu tư và có những chính sách ưu tiên để phát triển công nghiệp nguyên liệu dệt. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng, khi đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn liên quan đến vấn đề đất đai. Hầu  hết các địa phương từ chối các dự án đầu tư sản xuất vào dệt nhuộm do lo ngại ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, kinh nghiệm trong lĩnh vực này Việt Nam cũng còn yếu kém. Nhà máy xơ sợi Đình Vũ với vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng nhưng nay “đắp chiếu”, không thể hoạt động là bài học đắt giá cho những ai muốn đầu tư vào lĩnh vực xơ sợi. Không phải tự nhiên mà Vinatex ban đầu rót vốn đầu tư vào dự án này nhưng sau đó đã nhanh chân rút vốn.

Theo lãnh đạo Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, nước ta phải có hạ tầng khu công nghiệp tốt như quỹ đất lớn, hệ thống xử lý nước thải, cung cấp nước sạch. Sau đó phải tập trung quản lý các dự án đầu tư dệt may, đặc biệt là dệt nhuộm. Việt Nam cần một quy hoạch phát triển dệt nhuộm tại các địa phương thích hợp. Việc hình thành những cụm công nghiệp dệt nhuộm sẽ giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm thiểu chi phí, giải quyết phần nào bài toán về nguyên phụ liệu cho ngành Dệt may Việt Nam.

Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là để đầu tư vào một nhà máy sản xuất xơ sợi, nguyên liệu cho dệt may thì cần khoản kinh phí đầu tư rất lớn, trong khi nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc giá lại rẻ. Liên quan đến bài toán kinh tế mà tỷ lệ nội địa hóa của ngành DMVN chưa cao, công nghiệp dệt may vẫn gia công là chính. Làm thế nào để ngành công nghiệp DMVN nâng cao giá trị gia tăng, đem lại năng suất, hiệu quả cao vẫn đang là bài toán đau đầu không chỉ của ngành DMVN mà là của cả ngành Công nghiệp Việt Nam.

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.