Đề nghị chính thức thực hiện chế định Thừa phát lại

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện phát biểu tại hội trường
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện phát biểu tại hội trường
(PLO) - Đó là quan điểm của đa số ý kiến Ủy ban Tư pháp khi thẩm tra Báo cáo tổng kết việc triển khai tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội và Tờ trình Dự thảo Nghị quyết về thực hiện chế định này, được trình bày trước Quốc hội sáng qua (9/11).
Hỗ trợ hoạt động tư pháp hiệu quả hơn
Theo Báo cáo tổng kết của các bộ, ngành, địa phương liên quan và Báo cáo tổng kết của Chính phủ, hoạt động của Thừa phát lại (TPL) đã góp phần thực hiện tốt hơn những quy định liên quan của Hiến pháp 2013, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong đời sống dân sự, trong quan hệ với cơ quan nhà nước và trong các hoạt động tố tụng; góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh, đảm bảo các giao dịch dân sự, kinh tế đúng pháp luật, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 
Đặc biệt, việc thí điểm TPL không những không cản trở mà còn hỗ trợ, giúp cho hoạt động tư pháp đúng pháp luật, hiệu quả hơn; đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm, sự đóng góp của người dân, xã hội đối với hoạt động bổ trợ tư pháp, giảm tải công việc cho các cơ quan nhà nước, bớt gánh nặng cho ngân sách. 
Quá trình thực hiện thí điểm TPL đã cung cấp nhiều dữ kiện, căn cứ mang tính khoa học và thực tiễn có giá trị để làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong việc xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp, nhất là trong lĩnh vực thi hành án dân sự, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng về xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp, tiến tới góp phần thực hiện thành công chủ trương về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức.
Trong quá trình tổng kết việc thí điểm, Báo cáo tổng kết của các bộ, ngành, địa phương liên quan đều đánh giá chế định này là cần thiết, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, cơ quan, tổ chức và đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội cho triển khai chính thức. 
Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động của TPL trong thời gian qua cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, song “nếu chế định TPL được thực hiện chính thức với việc hoàn thiện thêm một bước về thể chế, có thời gian, lộ trình phù hợp thì chắc chắn sẽ khắc phục được những tồn tại, hạn chế” - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định khi thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Báo cáo tổng kết việc triển khai tiếp tục thực hiện thí điểm chế định TPL trước Quốc hội.
Thí điểm Thừa phát lại đã thành công bước đầu
Theo đề nghị của Chính phủ, để góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động thi hành án của TPL, Nghị quyết của Quốc hội cần quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của TPL trong hoạt động thi hành án (THA), trong đó có quyền “áp dụng biện pháp bảo đảm cưỡng chế THA theo quy định của pháp luật về THA dân sự...”.
Nhưng Đại biểu Cù Thị Hậu (Hưng Yên) lo ngại năng lực tổ chức THA vì phải sử dụng nhiều lực lượng, đối tượng có thể chống đối quyết liệt, phức tạp, không dễ để tổ chức THA… thì việc giao cho TPL “áp dụng biện pháp bảo đảm cưỡng chế THA” có khả thi. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hà Hùng Cường giải thích: “Chuyển dịch được nhận thức của cả người dân và cả các cơ quan chức năng về việc hỗ trợ của các cơ quan nhà nước trong bảo vệ quyền lợi hợp pháp thì sẽ không băn khoăn việc TPL tổ chức THA”. 
Cơ bản tán thành với đánh giá của Chính phủ về kết quả thực hiện thí điểm TPL. Ủy ban Tư pháp cho rằng, hoạt động TPL với sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng hoạt động của các văn phòng TPL đã xác định được vị trí của mình trong đời sống xã hội, tạo lập một loại hình dịch vụ pháp lý mới để người dân lựa chọn. 
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện khẳng định: “Điều đó cho thấy chủ trương và nội dung thí điểm đã thành công bước đầu, nhất là trong điều kiện các loại hình dịch vụ TPL cung cấp có tính chất khá mới so với hệ thống pháp luật hiện hành”. 
Qua kết quả tổng kết, về cơ bản các vấn đề về lý luận đã rõ, kết quả hoạt động của các tổ chức TPL thời gian qua là cơ sở thực tiễn quan trọng để xem xét cho phép mô hình tổ chức này được chính thức hoạt động. Do vậy, “đa số ý kiến Ủy ban Tư pháp tán thành đề nghị của Chính phủ về việc trình Quốc hội ban hành nghị quyết ghi nhận kết quả đạt được và cho kết thúc việc thí điểm để chính thức thực hiện chế định TPL” – ông Hiện nhấn mạnh.
Tuy nhiên, đa số đại biểu Quốc hội đề nghị cần có “lộ trình hợp lý và phù hợp với điều  kiện, nhu cầu của từng địa phương, không làm đại trà, tránh lãng phí” như ý kiến của Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình). 
Đến nay chế định TPL đang được thí điểm tại 13 địa phương với 53 văn phòng TPL được thành lập, có 134 TPL, 295 thư ký nghiệp vụ đang hành nghề tại các Văn phòng. Tính đến ngày 30/9/2015, các văn phòng TPL đã tống đạt được gần 940 ngàn văn bản của tòa án và cơ quan thi hành án dân sự, lập gần 43 ngàn vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án 885 việc, trực tiếp tổ chức thi hành án 378 vụ việc, đạt tổng doanh thu gần 136 tỷ đồng.

Đọc thêm

Tham vấn chính sách - tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh tiếp thu giải trình về dự thảo Luật. (Ảnh Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Báo cáo làm rõ hơn một số vấn đề lớn liên quan đến dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) được nhiều đại biểu Quốc hội góp ý trong phiên thảo luận tại hội trường chiều 13/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, việc bổ sung các quy định về tham vấn chính sách giúp các đối tượng liên quan tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định.

Chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sẽ nâng lên

Quang cảnh phiên thảo luận về dự án Luật chiều 13/2 (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Chiều 13/2, thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với những nội dung mới, được sửa đổi, bổ sung lần này tại dự Luật và cho rằng những quy định mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian tới.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng phát biểu thảo luận. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, việc triển khai Nghị quyết 18 mới đang là bước đầu, còn một số nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2025 và trong nhiệm kỳ tới. Nhưng trước mắt phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp, trong đó có quy định về số lượng cấp ủy, ban thường vụ các cấp.

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt: Người chép sử bằng bút lông trên hành trình dặm dài đất nước

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt (Ảnh: Thanh Hiệp)
(PLVN) - Họa sĩ Đặng Ái Việt nguyên là phóng viên báo Phụ nữ Giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ. Là một chiến sĩ, nghệ sĩ, bà thấu hiểu sự mất mát, đau thương do chiến tranh gây nên và càng trân trọng hơn sự hy sinh của những người Mẹ Việt Nam anh hùng. Mong muốn tri ân, trả “nợ đời, nợ nghiệp, nợ cố nhân”, bà đã thực hiện cuộc hành trình vẽ chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Khát vọng dở dang và đợi chờ một phép màu đến với Thư ký thi hành án Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển

Dù đang tạm dừng công việc nhưng có dịp, anh Hiển (phái trái) vẫn ghé cơ quan trò chuyện, chia sẻ cùng đồng nghiệp để nguôi nỗi nhớ nghề.
(PLVN) - Hơn 5 tháng trôi qua cũng là quãng thời gian anh Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển – Thư ký Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP Đà Lạt , Lâm Đồng sống trong bóng tối khi đôi mắt bỗng d ư ng bị mù. Điều đáng khâm phục là tinh thần lạc quan, khát vọng cống hiến vẫn tràn trề trong khối óc con tim người cán bộ thi hành án ấy. Anh luôn tin tưởng đôi mắt sẽ sáng trở lại để sớm quay lại với công việc, hoàn thành những ước mơ dang dở .

Rút gọn quy trình, phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy

Các đại biểu QH rất quan tâm đến Dự án Luật Ban hành VBQPPl (sửa đổi)
(PLVN) - Ngày 12/2, ngay sau Phiên khai mạc, Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV đã nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại các Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi, một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật.

Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

Các đại biểu dự phiên làm việc chiều 12/2. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc ban hành Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật, bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước và toàn xã hội…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: “Luật làm luật” sẽ tác động đến cả hệ thống pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
(PLVN) - Một trong 4 dự án Luật quan trọng sẽ được Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 12/2 thảo luận và thông qua là dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) , một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về dự án Luật này.

Quy trình xây dựng, ban hành văn bản có thể rút gọn từ 22 xuống 10 tháng

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách gồm 4 bước cơ bản, trên cơ sở chính sách được thông qua thì sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình gồm 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Với quy trình này, có thể rút ngắn thời gian ban hành luật có thể từ 22 xuống 10 tháng.