Đẩy mạnh thực hiện kết nối CNTT trong quản lý BHXH, BHYT, BHTN

Hội thảo “Kết nối CNTT trong quản lý BHXH, BHYT và BHTN”
Hội thảo “Kết nối CNTT trong quản lý BHXH, BHYT và BHTN”
(PLO) - Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành và nỗ lực thực hiện Kế hoạch ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2012 – 2015 và Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016 – 2020 nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong giao dịch với cơ quan BHXH, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.

Tiếp tục nỗ lực thực hiện

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, từ năm 2015, ngành BHXH đã chính thức vận hành hệ thống giao dịch điện tử (GDĐT) tập trung để quản lý, theo dõi trực tuyến công tác tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả TTHC về lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN đảm bảo công khai, minh bạch, chuyên nghiệp.

Đến năm 2016, toàn ngành đã triển khai đồng loạt phần mềm tập trung tại Trung ương để quản lý mảng nghiệp vụ: thu, sổ thẻ và tài chính; xây dựng hệ thống trao đổi, tích hợp thông tin thống nhất ngành BHXH để hoàn thiện hệ thống thông tin toàn ngành, tạo môi trường làm việc điện tử thông suốt trong nội bộ cũng như kết nối liên ngành, ngoài ngành…

Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động của ngành, việc chuẩn hoá lại toàn bộ hệ thống ứng dụng ngành theo hướng kiến trúc dịch vụ bằng việc đầu tư hệ thống trao đổi và tích hợp thông tin thống nhất, giúp tích hợp và khai thác tối đa các nhóm ứng dụng đã, đang và sẽ được BHXH xây dựng như: dịch vụ mã số định danh, dịch vụ tra cứu thông tin BHXH, BHYT, dịch vụ kê khai BHXH điện tử… và dự kiến đến hết năm 2017 hệ thống này sẽ triển khai xong.

Bên cạnh đó, ngành BHXH đã đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu cấp mã số định danh cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Hiện đã tạo lập xong cơ sở dữ liệu cho hộ gia đình tham gia BHYT. Đặc biệt, để mã định danh BHXH được cấp chính xác, duy nhất và đồng bộ với dữ liệu quản lý, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN,  BHXH Việt Nam in thông báo mã định danh đến từng đơn vị quản lý và người tham gia BHYT để rà soát và cấp chính xác mã định danh BHXH… Trong năm 2017, ngành tiếp tục thực hiện nâng cấp hệ thống phần mềm phục vụ các mảng nghiệp vụ như xét duyệt chế độ dài hạn, chế độ ngắn hạn, quản lý chi trả....

Còn theo báo cáo của Bộ Y tế, trong nhiều năm qua, ngành Y tế đã chú trọng đẩy mạnh ứng dụng CNTT cả về lĩnh vực khám chữa bệnh và y tế dự phòng, cả về y học hiện đại và y học cổ truyền. Bộ Y tế cũng xác định CNTT là nền tảng để phát triển hệ thống y tế theo hướng công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả, góp phần hiện đại hoá, tăng khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế, giảm chi phí chăm sóc sức khoẻ, giảm thời gian chờ đợi, giúp giảm tải bệnh viện và hướng tới sự hài lòng của người bệnh…

Về danh mục dùng chung, từ tháng 11/2015 đến tháng 12/2016, các Vụ, Cục của Bộ Y tế đã trình phê duyệt 4 phiên bản cập nhật bổ sung các bộ mã Danh mục dùng chung, hiện đang tiếp tục hoàn thiện phiên bản số 5. Phiên bản số 4 đã được ban hành gồm có 8.506 danh mục dịch vụ kỹ thuật đã có tương đương với Thông tư liên tịch số 37; 20.990 danh mục thuốc tân dược; 547 chế phẩm và 349 vị thuốc y học cổ truyền; 1.113 tên bệnh chi tiết của danh mục bệnh y học cổ truyền; danh mục ICD10 với 11.383 mã, máu và chế phẩm máu với 45 mã, cơ sở KCB với 13.572 mã, vật tư y tế với 561 mã; 11.383 mã bệnh theo ICD10; 13.572 mã cơ sở KCB. Bộ mã Danh mục dùng chung phiên bản số 5 đang hoàn thiện để trình ký ban hành, dự kiến gồm có 6/8 danh mục: danh mục thuốc tân dược, danh mục thuốc YHCT, danh mục bệnh YHCT, danh mục VTYT, danh mục mã tiền giường theo hạng bệnh viện, danh mục máu và chế phẩm máu.

Theo số liệu thống kê tại Cổng dữ liệu y tế của Bộ Y tế, đến tháng 02/2017, đã có 7.758/13.568 cơ sở KCB (57,2%) chuyển dữ liệu lên Cổng dữ liệu y tế - Bộ Y tế. Trong đó có 6.905 cơ sở KCB (chiếm 50,89%) triển khai phần mềm VNPT-HIS, 853 cơ sở KCB (chiếm 6,29%) triển khai phần mềm KCB khác, còn lại 5.810 cơ sở KCB (chiếm 42,82%) chưa thực hiện chuyển dữ liệu KCB lên Cổng dữ liệu y tế của Bộ Y tế.

Bảo đảm tính công khai, minh bạch để tạo lập sự tin cậy

Theo đó, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý BHXH, BHYT, BHTN đã góp phần tự động hóa, đơn giản hóa các quy trình nghiệp vụ, thủ tục hành chính, công khai và minh bạch quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia BHXH; bảo đảm công bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị SDLĐ, NLĐ tham gia BHXH, BHYT,và giúp nâng cao nhận thức, tạo lập mối quan hệ gắn bó, tin cậy của người tham gia với cơ quan BHXH. 

Tại hội thảo “Kết nối CNTT trong quản lý BHXH, BHYT và BHTN” do Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức mới đây, ông Đỗ Văn Sinh - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc triển khai CNTT trong quản lý BHXH, BHYT, BHTN thời gian qua đã có những kết quả ban đầu rất quan trọng. CNTT mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và phải hướng tới mục tiêu cuối cùng, đó là phục vụ tốt người dân. 

Do đó, ông Đỗ Văn Sinh đề nghị, BHXH Việt Nam, Bộ Y tế và Bộ LĐTB&XH phối hợp chặt chẽ, kiểm soát tốt chi phí, đặc biệt xây dựng cơ sở dữ liệu của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Để đồng hóa được cơ sở dữ liệu là bộ danh mục dùng chung của tất cả các đơn vị, tiến tới xây dựng danh mục dùng chung quốc gia.

Ông Sinh đưa ra ví dụ: Hiện mỗi năm có khoảng 56 triệu người ốm và tình trạng làm hồ sơ ốm giả rất nhiều mà chúng ta chưa kiểm soát được. Nếu có cơ sở dữ liệu cấp giấy nghỉ ốm thì tình trạng này sẽ không còn. Bác sỹ cấp giấy ốm đưa đến cơ sở dữ liệu quản lý và báo về đơn vị SDLĐ, đơn vị lấy cơ sở đó về lập danh sách, chuyển sang BHXH tích hợp và chuyển tiền qua tài khoản cho cá nhân. Như thế sẽ hạn chế tối đa tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ.

Ông Phạm Lê Tuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho rằng, kết nối liên thông dữ liệu trong khám chữa bệnh BHYT đã thành công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn về phần cứng nhưng cũng như phần mềm, về danh mục dùng chung… Bộ Y tế xác định, việc ứng dụng CNTT sẽ làm cho các cơ sở khám chữa bệnh quản lý tốt hơn, nguồn thu tăng lên. Triển khai ứng dụng CNTT trong y tế rất phức tạp, nhưng ngành đang nỗ lực triển khai nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Về phía BHXH Việt Nam, ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc cho biết, ngành BHXH đang đổi mới từ thiết kế tổng thể và quản lý tập trung tại Trung ương. Hiện nay, cơ sở dữ liệu đã tập trung về Trung ương và BHXH Việt Nam đã xây dựng 3 trung tâm quản lý dữ liệu để quản lý. BHXH Việt Nam đang xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các phần mềm quản lý nghiệp vụ. 

Cùng với đó, ông Bùi Sỹ Lợi -  Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đánh giá cao những nỗ lực của BHXH Việt Nam, Bộ Y tế cũng như các đơn vị có liên quan trong công tác đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động KCB, quản lý BHXH, BHYT, BHTN. Phó Chủ nhiệm cũng đề nghị các cơ quan đơn vị phải xác định rõ trách nhiệm của từng ngành và trách nhiệm phối hợp triển khai bởi trách nhiệm càng cao, quyết tâm càng cao sẽ xử lý nhanh. Đặc biệt cần thống nhất hệ thống phần mềm nghiệp vụ và cơ sở dữ liệu là hết sức cần thiết. Muốn làm được hệ thống CNTT, hệ thống văn bản pháp quy phải được ban hành kịp thời, đồng bộ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...