Đảng bộ Tổng cục THADS thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp: Nhiều chuyển biến tích cực

Việc thực hiện Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong công tác thads. (Trong ảnh: Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Tổng cục THADS)
Việc thực hiện Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong công tác thads. (Trong ảnh: Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Tổng cục THADS)
(PLO) - Thời gian qua, việc triển khai thực hiện “Chuẩn mực đạo đức của cán bộ công chức, viên chức ngành Tư pháp” trong hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự đã được Đảng ủy Tổng cục Thi hành án dân sự đặc biệt quan tâm, coi trọng và chỉ đạo thực hiện nghiêm trong toàn hệ thống. Nhờ vậy, việc triển khai đã tạo nhiều chuyển biến tích cực.
Chuẩn mực đạo đức là tiêu chí để cán bộ, chấp hành viên phấn đấu
Hàng năm, các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) đã đưa ra tổ chức thi hành trên 700.000 vụ việc, tương đương với số tiền gần 100.000 tỷ đồng, do đó, kết quả THADS có ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. 
Trong quá trình tổ chức thi hành án (THA), Chấp hành viên (CHV), cán bộ THADS thường xuyên phải đối mặt với những cám dỗ từ phía các bên đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, bên cạnh đó là những hiểm nguy luôn rình rập, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của bản thân và gia đình mà nếu không có bản lĩnh vững vàng, họ rất dễ bị sa ngã bởi sự cám dỗ hoặc buông xuôi trước những khó khăn, gian khổ của nghề. 
Để có thể vượt qua cám dỗ, khó khăn, bản thân mỗi cán bộ, CHV trong các cơ quan THADS phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để trau dồi phẩm chất đạo đức; phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị, bên cạnh đó, họ cũng rất cần một ngọn đèn soi sáng, một kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho họ trên con đường chông gai của nghề THADS. 
Trước đây, ngày 27/02/2002, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng đã ban hành Quyết định số 51/2002/QĐ-BTP để xác định các “Chuẩn mực đạo đức CHV”. Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, Chuẩn mực đạo đức của CHV thực sự là phương châm, kim chỉ nam cho mọi hoạt động nghề nghiệp và là tiêu chí để CHV rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu trong việc xây dựng đạo đức, tác phong, hình ảnh của mình.
Tuy nhiên, do số lượng CHV chỉ chiếm khoảng 36% trong tổng số gần 10.000 cán bộ, công chức, số còn lại mặc dù cũng có vị trí, vai trò quan trọng nhưng lại chưa có cơ chế để điều chỉnh chuẩn mực đạo đức phù hợp nên ít nhiều ảnh hưởng đến việc hình thành đạo đức tác phong của người làm công tác THADS. 
Vì vậy, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp” chính là ngọn đèn, là kim chỉ nam  để tất cả cán bộ công chức trong các cơ quan THADS  soi rọi trên con đường thực hiện những chức trách, nhiệm vụ được giao. 
Nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa và vai trò của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với công tác THADS, ngay sau khi Bộ trưởng ban hành Quyết định số 2659/QĐ-BTP ngày 03/10/2012, Đảng ủy Tổng cục đã triển khai rộng rãi trong cán bộ đảng viên cơ quan Tổng cục, đồng thời chỉ đạo Tổng cục ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp” trong hệ thống các cơ quan THADS. 
Từng bước xây dựng hệ thống THADS trong sạch, vững mạnh
Thực hiện Kế hoạch của Đảng ủy Tổng cục và Kế hoạch của Tổng cục, các tổ chức cơ sở Đảng thuộc Đảng bộ Tổng cục, Cục trưởng Cục THADS  tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tập trung phổ biến và quán triệt nội dung Quyết định số 2659 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Chuẩn mực đạo đức tới toàn thể cán bộ đảng viên và công chức, người lao động trong các cơ quan THADS (sau đây gọi là cán bộ THADS), đồng thời cụ thể hóa các chuẩn mực theo chức năng, nhiệm vụ công tác THADS với các tiêu chí cụ thể. 
Chuẩn mực thứ nhất:  Với Tổ quốc – Trung thành, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 
Chuẩn mực thứ hai: Với nhân dân - Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân; phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.   
Chuẩn mực thứ ba: Với công tác tư pháp - Trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, kỷ cương, kỷ luật, phụng công thủ pháp, chí công vô tư trong quá trình tổ chức thi hành án. 
Chuẩn mực thứ tư: Với đồng nghiệp - Đoàn kết, thân ái, trên cơ sở hợp tác, cùng tiến bộ. 
Chuẩn mực thứ năm: Với bản thân - Nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, thượng tôn pháp luật.
Để giám sát việc thực hiện Chuẩn mực đạo đức nói riêng và thực hiện nhiệm vụ chỉ tiêu trong toàn hệ thống THADS  nói chung, Đảng ủy đã chỉ đạo Tổng cục xây dựng kế hoạch kiểm tra toàn diện; kiểm tra chuyên đề đối với các đơn vị thuộc Tổng cục và các cơ quan THADS  địa phương, đồng thời chỉ đạo Cục THADS  các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kết hợp với Kế hoạch kiểm tra hàng năm đối với các đơn vị trực thuộc. 
Bên cạnh đó, Đảng ủy đã chỉ đạo Tổng cục phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Bộ, với các cơ quan chức năng của VKSNDTC trong việc thanh tra, kiểm tra, kiểm sát hoạt động THADS, từ đó có biện pháp chấn chỉnh và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm Chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu, gây phiền hà trong THADS, từng bước xây dựng hệ thống THADS trong sạch, vững mạnh.
Có thể nói, việc triển khai thực hiện “Chuẩn mực đạo đức của cán bộ công chức, viên chức ngành Tư pháp” trong hệ thống các cơ quan THADS  đã được Đảng ủy Tổng cục THADS  đặc biệt quan tâm, coi trọng và chỉ đạo thực hiện nghiêm trong toàn hệ thống. 
Việc triển khai thực hiện Chuẩn mực đạo đức trong các cơ quan THADS  đã tạo sự chuyển biến tích cực; ý thức, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương của cán bộ đảng viên, công chức, người lao động trong Ngành không ngừng được nâng lên; kết quả THADS  liên tục năm sau cao hơn năm trước một cách ổn định và bền vững. Cán bộ, công chức, người lao động trong Ngành không ngừng nỗ lực, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Đọc thêm

Gặp mặt, tri ân các thế hệ cán bộ công đoàn Bộ Tư pháp

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện Công đoàn Bộ Tư pháp, và các thành viên công đoàn. Ảnh: PV
(PLVN) -Chiều 13/6, Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ công đoàn Bộ Tư pháp với chủ đề “Công đoàn Bộ Tư pháp - Hành trình gắn kết”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh tham dự.

Tiếp thu, giải trình trên 280 triệu lượt ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp 2013

Quang cảnh phiên thảo luận chiều 13/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chiều 13/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) đã nghe Ủy viên thường trực Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (gọi tắt là Ủy ban), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của QH Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến Nhân dân, ý kiến thảo luận tại tổ và hội trường (lần thứ nhất) của các đại biểu (ĐB) QH và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của QH sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Bộ Tư pháp giới thiệu, tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Hội nghị Giới thiệu, tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL được tổ chức vào chiều 13/6 tại Thanh Hóa (Ảnh: Lê Loan).
(PLVN) - Chiều 13/6, tại thành phố Thanh Hóa, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị giới thiệu, tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) cho đại diện Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Gấp rút huấn luyện AI pháp luật, hơn 300 văn bản được xử lý mỗi ngày

Việc huấn luyện AI pháp luật đang được gấp rút triển khai.
(PLVN) - Sau hơn 10 ngày chính thức hoạt động trên Cổng Pháp luật quốc gia, công cụ AI pháp luật do Công ty Cổ phần Truyền thông Luật Việt Nam (LuatVietnam.vn) phát triển và vận hành đang bước vào giai đoạn huấn luyện tăng tốc. Trung bình mỗi ngày, hệ thống tiếp nhận và xử lý hơn 300 văn bản pháp luật nhằm mở rộng độ phủ kiến thức, nâng cao khả năng trả lời chính xác và kịp thời cho người dùng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết.
(PLVN) - Ngay sau khi Quốc hội sáng 12/6 biểu quyết thông qua nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh với tỷ lệ đại biểu Quốc hội tán thành gần như tuyệt đối, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh.

Hoàn thiện pháp luật thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì đối thoại. Ảnh T.Oanh
(PLVN) -Ngày 12/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đối thoại với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hiệp hội, doanh nghiệp nhằm hoàn thiện pháp luật thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì đối thoại.

Bổ sung quy định lấy ý kiến các dự thảo Luật trên Cổng Pháp luật quốc gia

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 12/6, tại phiên thảo luận tại Hội trường của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung quy định lấy ý kiến các dự thảo Luật, văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương trên Cổng Pháp luật quốc gia để tiếp nhận đóng góp của người dân và doanh nghiệp trong xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tăng chỉ tiêu tuyển sinh so với năm 2024

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tăng chỉ tiêu tuyển sinh so với năm 2024
(PLVN) - Trường Đại học Luật Hà Nội vừa chính thức ban hành thông tin tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy năm 2025, áp dụng cho cả trụ sở chính tại Hà Nội và phân hiệu tại Đắk Lắk. Theo đó, với 2.650 chỉ tiêu cho 5 ngành đào tạo, nhà trường tiếp tục đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, đồng thời áp dụng nhiều chính sách ưu tiên nhằm tạo cơ hội học tập bình đẳng cho thí sinh trên cả nước.