Dân phố cổ sợ “chết đói” trước đề án đưa lên tầng cao

Người dân phố cổ đã quen với việc buôn bán, sẽ rất khó khăn khi sống ở gười dân phố cổ đã quen với việc buôn bán, sẽ rất khó khăn khi sống ở  tầng cao. ầng cao. Ảnh: Khánh Tùng
Người dân phố cổ đã quen với việc buôn bán, sẽ rất khó khăn khi sống ở gười dân phố cổ đã quen với việc buôn bán, sẽ rất khó khăn khi sống ở tầng cao. ầng cao. Ảnh: Khánh Tùng
(PLO) - Đề án giãn dân phố cổ vừa được UBND quận Hoàn Kiếm thông báo sẽ chính thức khởi động, hơn sáu ngàn hộ dân phố cổ sẽ rời ngõ nhỏ lên ở tầng cao. Nhưng, đối với nhiều, phố cổ không chỉ là nơi ở, mà còn là nơi làm ăn, vì thế, về ở tầng cao lấy gì làm sinh kế là bài toán hóc búa cả với họ và chính quyền.
Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) Vũ Văn Viện vừa cho biết, dự kiến vào quý 4 tới đây sẽ triển khai xây dựng dự án giãn dân phố cổ trong khu đô thị mới Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội), bao gồm 16 tòa nhà ở cao 9 tầng, 01 tòa nhà hỗn hợp gồm trung tâm thương mại dịch vụ, chung cư, công trình công cộng cao 15 tầng, các công trình phúc lợi công cộng như nhà trẻ - mẫu giáo, trạm y tế, không gian sinh hoạt cộng đồng. Dự án sẽ hoàn thành năm 2016.
“Giãn” cả lối sống và thói quen sinh hoạt
Khu phố cổ Hà Nội với diện tích khoảng 81 ha nằm trên địa bàn 10 phường thuộc quận Hoàn Kiếm, với tổng số dân (điều tra năm 2010) 66,6 ngàn người tương ứng với mật độ 823 người/ ha. Để đảm bảo quy hoạch, Hà Nội phải di chuyển khoảng 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 người dân, mà trước mắt, trong giai đoạn 1 (từ năm 2013 đến năm 2016), đề án giãn dân phố cổ được thực hiện trên khu đất có diện tích 11,12 ha tại KĐT mới Việt Hưng – Long Biên để bố trí cho khoảng 1.530 hộ dân di dời. 
Thành phố Hà Nội xây dựng khu nhà ở giãn dân phố cổ tại KĐT mới Việt Hưng. “Việc xây dựng các khu nhà ở, các công trình phúc lợi công cộng, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật tại khu đất 11,12 ha trong KĐT mới Việt Hưng đã được thành phố phê duyệt, đáp ứng đúng các yêu cầu của công tác giãn dân về loại nhà, cơ cấu diện tích, cơ cấu căn hộ, phù hợp với nhu cầu đặc điểm và tính chất của người dân phố cổ” – ông Lâm Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho biết. Theo ông Hùng, đề án “sẽ bố trí diện tích kinh doanh dịch vụ trong khu nhà ở giãn dân phố cổ tại KĐT mới Việt Hưng cho khoảng 1/3 số hộ dân di dời”.
Nhận được cam kết của thành phố và UBND quận Hoàn Kiếm rằng sẽ tổ chức xây dựng và quản lý, khai thác sử dụng khu nhà ở giãn dân đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân phố cổ, nhưng chị Hoàng Chung và bà Ngọc Anh vẫn hết đỗi phân vân: “Ở phố cổ, chúng tôi bán phục vụ người phố cổ và hàng vạn khách thăm quan. Còn ở nơi mới, chỉ phục vụ nhân dân KĐT Việt Hưng, bán trên tầng cao liệu có được mấy người mua, chúng tôi có đảm bảo sinh kế không”.
Lo nhất chuyện sinh kế
Gần trăm năm nay, đại gia đình nhà chị Hoàng Chung gồm 11 người sống trong một nhà ống ở phố Hàng Đường (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).  Mỗi căn phòng chừng 5 – 6 m2, nhà vệ sinh dùng chung với ba đại gia đình khác, nhà này ở xen kẽ với nhà kia, ngõ vào chỉ 60cm, suốt ngày phải thắp điện. Hơn ai hết, chị Chung và các con của chị thấy được sự thiệt thòi và bất tiện. 
Khi có chủ trương giãn dân phố cổ, nhà chị đã rất háo hức tìm hiểu. Các gia đình trong nhà chị còn cử đại diện sang bên Khu đô thị mới Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) để “mục sở thị” nơi có thể sẽ là nhà mới của họ.Có người trong ngõ nhà chị còn trở thành nạn nhân của vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong đó Công ty Hồng Hà đã lừa bán suất nhà giãn dân phố cổ mà Tòa án nhân dân tp. Hà Nội sẽ đưa ra xét xử trong thời gian tới.
Ngặt nỗi, cả 3 chị em chị Chung đều sống nhờ vào “cửa hàng” diện tích 2m2 đầu ngõ suốt mấy chục năm nay. Sáng sớm, cô em dâu bán đồ ăn sáng, cả ngày chị và một cô em gái bán quần áo, chè chén. Buổi tối là phiên cô em dâu bán đồ lặt vặt phục vụ chợ đêm. “Sống nhờ vào vỉa hè phố cổ là sinh kế của hàng trăm gia đình khác như chúng tôi. Nhà nào may mắn thì có cửa hàng mặt phố, còn không thì tranh thủ từng mét vuông lối đi, vỉa hè” – chị Chung nói. .

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.