KINSES2016 có sự tham gia của hơn 300 đại biểu, 50 diễn giả đến từ 20 quốc gia, trong đó có đại diện các quỹ đầu tư, các nhà hoạch định chính sách cùng lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn và đại diện các hãng thông tấn trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, Hội nghị còn có sự góp mặt của đại diện nhiều trường đại học (ĐH) lớn như: Stanford, Harvard, NYU,... cùng các tổ chức xã hội và cộng đồng.
Với chủ đề chính “Xu hướng toàn cầu, thực tế tại khu vực”, KINSES2016 sẽ bao gồm 11 phiên thảo luận xoay quanh nội dung chính là xu thế Edtech và sự phát triển mạnh mẽ của nó trên toàn thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á và châu Phi.
Theo một báo cáo của CB Insights, đầu tư vào Edtech tăng 55% trong năm 2014 và không có dấu hiệu chững lại. Một báo cáo từ GIA cũng dự đoán rằng đầu tư vào thị trường E-learning toàn cầu sẽ chạm ngưỡng 107 tỉ USD trong năm 2015, và điều này được thúc đẩy nhờ sự tiến bộ của công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con người.
Những diễn giả nổi bật trong sự kiện:
- Tiến sĩ Jorg Drager, Thành viên Ban chấp hành Bertelsmann Stiftung
- Sandeep Aneja, Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư Kaizen
- Peter Blair Henry, Leonard N. Stern School of Business
- Peter Zemsky, INSEAD
- Deborah Quazzo, Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành GSV Advisors
- Jerry Hultin, Chủ tịch và nhà đồng sáng lập Global Futures Group
- Fred Swaniker, Nhà sáng lập Học viện lãnh đạo châu Phi
- Michael Moe, Đồng sáng lập, Giám đốc điều hành và Giám đốc đầu tư GSV Capital
- Amir Rao, Giám đốc phát triển kinh doanh quốc tế, Udemy
Các diễn giả chính sẽ thổi hồn và sinh lực vào các phiên thảo luận về “Xu hướng toàn cầu, thực tế tại khu vực” thông qua quan điểm của bản thân trong quá trình nghiên cứu về định hướng toàn cầu và từ chính những kinh nghiệm của họ trong việc khắc phục những thách thức liên quan ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo với mọi quy mô. Đây cũng là một cơ hội hiếm có để các đại biểu tương tác với diễn giả, chia sẻ suy nghĩ và đưa ra giải pháp trong một diễn đàn tương tác cao.
Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn là đại biểu Việt Nam duy nhất được mời làm diễn giả tại Hội nghị này. Tại sự kiện, Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn cùng ông Amir Rao - Giám đốc phát triển kinh doanh quốc tế, Udemy; ông Pankaj Makkar - Giám đốc điều hành tập đoàn Bertelsmann và ông Harman Singh - Nhà sáng lập WizIQ sẽ thảo luận về những đột phá của làn sóng mới - mô hình học tập kết hợp (Blended Learning).
Với tư cách là đại diện Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA - đơn vị duy nhất của Đông Nam Á cung cấp công nghệ và dịch vụ cử nhân trực tuyến chất lượng cao cho các trường ĐH, Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn cũng sẽ phát biểu về tác động của E-Learning tới nền giáo dục của các nước Đông Nam Á. Theo đó, ông cho biết: “E-Learning hứa hẹn đem lại cơ hội học tập chất lượng cao, chi phí hợp lý cho sinh viên toàn cầu, trong đó có các nước đang phát triển.”
- Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn là đại biểu Việt Nam duy nhất được mời làm diễn giả tại Hội nghị KINSES2016.
- Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn cùng ông Amir Rao - Giám đốc phát triển kinh doanh quốc tế, Udemy; ông Pankaj Makkar - Giám đốc điều hành tập đoàn Bertelsmann và ông Harman Singh - Nhà sáng lập WizIQ sẽ thảo luận về những đột phá của làn sóng mới - mô hình học tập kết hợp (Blended Learning).
- Đơn vị Edtech tiên phong xuất khẩu công nghệ E-learning ra thế giới
- Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA (TOPICA Edtech Group) là đơn vị đào tạo trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á và là tổ chức Việt Nam đầu tiên xuất khẩu công nghệ giáo dục ra nước ngoài. Tiền thân là dự án Topic64 do chính cựu Chủ tịch Microsoft Bill Gates khởi động, Topica hiện có khoảng 800 nhân viên, 1400 giảng viên ở các văn phòng Manila, Singapore, Bangkok, Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng.