Trong thế giới của” gái Hà Nội lặn lội thâu đêm"

Các đào hát không dễ thoát khỏi công việc này (Ảnh: Q.M)
Các đào hát không dễ thoát khỏi công việc này (Ảnh: Q.M)
(PLO) - Trong thế giới của các đào ngồi bàn đang ngày đêm bầm dập ở quán karaoke khắp ngõ ngách thủ đô, có sự góp mặt của không ít các cô gái có “hộ khẩu Hà Nội”.

Ngồi bàn đâu chỉ có gái quê

Mới 18 tuổi nhưng M có thâm niên làm gái ngồi bàn được hơn hai năm. M xinh với ánh mắt hiền. Mỗi khi bước vào phòng cùng các đào khác để khách lựa chọn, đào này luôn được khách giành nhau.
Vẻ đẹp tự nhiên, thánh thiện nên hầu như khi phục vụ khách cô không phải nhận những cái ôm thô lỗ, vài cái động chạm “rẻ tiền” hay bị ép uống bia và giúp M luôn được tiền tip cao từ khách. M nói mình đi làm đào từ khi đang học lớp 11. 
Không chỉ gái quê, nhiều đào hát xuất thân Hà Nội (Ảnh minh họa)
Không chỉ gái quê, nhiều đào hát xuất thân Hà Nội (Ảnh minh họa)
Trả lời vì sao có nhan sắc, sinh ra tại Hà Nội và còn tuổi đi học mà đi làm nghề này, M bảo vẫn đi học và cố gắng vào đại học. “Em thích độc lập. Với cả hoàn cảnh nhà em khó nói lắm”, M đáp gọn rồi giơ tấm ảnh chụp đồng phục trung học đăng trên facebook cá nhân. 
“Làm cái này mà không sợ gặp người quen à?’. “Ban đầu cũng sợ nhưng có tiền và đi làm cũng vui. Cũng chỉ là ngồi với khách thôi. Vào đại học em sẽ nghỉ”, M đáp.
“Đã đi ngủ với khách bao giờ chưa, đi thường xuyên không?”. M cúi mặt lặng tinh vẻ ngượng ngùng. Ít phút sau, như vừa suy nghĩ xong, M bảo: “Em không biết. Giả dụ mà có đi chơi thì em chỉ thích đi với người quen”. 
Câu chuyện về những cô gái may mắn, giàu nghị lực vượt qua cám dỗ số phận có lẽ là bài học cho những cô gái đã, đang và có ý định lao vào công việc này, được đề cập trong phần sau.
Cũng sinh ra ở Hà Nội nhưng T (24 tuổi) nghỉ học từ năm lớp 9. Đào này cho biết ngoài ngồi bàn vào buổi tối thì công việc chính của cô là bán bảo hiểm. “Khách nào thấy dễ dễ, em tiếp thị bảo hiểm luôn, cũng bán được khá nhiều. Em mang theo người, nhiều khách khi say rút tiền mua luôn”, T kể.
T nói hoàn cảnh gia đình khó khăn. Mặc dù ở phố cổ nhưng chỉ được hơn chục mét vuông mà bốn người ở. “Em cũng ít đi lắm. Chỉ ai thấy quý mến thì đi. Nghèo thì ở Hà Nội hay đâu cũng phải kiếm tiền”, T phân bua sau khi nhận lời “đi café” với một khách hát giá 2 triệu đồng.
Sau khi ly hôn với chồng và nhận nuôi con gái 4 tuổi, Ng đi phẫu thuật thẩm mỹ gần như toàn bộ khuôn mặt. Lợi thế về chiều cao, khuôn người đẹp và đôi mắt to đen nháy với cái mũi tây sau khi thẩm mỹ giúp Ng rất “đắt show”.
Cũng nhờ nụ cười hiền và giọng nói nhẹ nhàng thanh thoát của gái Hà Nội gốc giúp Ng luôn được khách quen lưu số điện thoại gọi mỗi khi hát karaoke. “Em hoạt động độc lập, khách quen hoặc quán gọi thì em qua, không phụ thuộc nhóm nào”, Ng khoe.
Đào này có sở thích là phẫu thuật thẩm mỹ. 
Ng chia sẻ mình yêu một người đã có vợ, và người yêu chính là một khách quen. “Anh ấy đã có vợ, còn em thì làm nghề này nên chỉ yêu thế thôi”, Ng nói và chia sẻ thêm rừng: “nhiều người gặp là muốn rủ em đi ngủ, là phụ nữ, một singlemon và em vẫn phải cày suốt đêm”.
Bước chân đi dễ gì trở lại!
Gần như 100% các đào hát chia sẻ rằng chỉ làm một thời gian khi nào có lưng vốn sẽ từ bỏ hoặc chuyển đổi sang một nghề nghiệp đứng đắn. Tuy nhiên, số đào hát làm được điều này rất ít cho đến khi nhan sắc phai tàn hoặc chí ít là được giải cứu.
“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Câu tục ngữ này có giá trị ở hầu hết mọi trường hợp. Với nghề gái ngồi bàn, khi bước chân vào, cô gái nào cũng xác định là công việc tạm thời. Tuy nhiên, đó là điều không đơn giản.
Ở môi trường quá nhiều cám dỗ và cạm bẫy này, các cô hầu như không tìm thấy lối thoát.
Như với trường hợp của M, công việc ngồi bàn với nhiều nhơ nhuốc vấy bẩn lên cô nữ sinh trung
Không tốn nhiều sức lao động mà vẫn có nhiều tiền, song đổi lại chân dài bị lợi dụng về thể xác, xúc phạm về nhân phẩm, cuộc sống trôi nổi theo từng đồng tiền “bo” của khách... Khi vấp phải những cạm bẫy khôn lường, rất nhiều cô gái đã đi vào lối cụt, trở nên tha hóa và bán bỏ luôn chính bản thân mình cho những động quỷ. 
học chấm dứt sau khi cậu bạn cấp II bắt gặp M khi đang ngồi với khách ở một quán karaoke trên phố Liên Trì.
Được bố mẹ kéo về nhốt trong nhà hơn hai tháng nhưng môi trường sống với đồng tiền tự kiếm được đưa cái tôi cá nhân lên quá lớn khiến cô bé “nhớ không chịu nổi cái cảnh xếp hành cho khách chọn và được khen xinh, boa tiền” như lời M chia sẻ.
Hơn hai tháng bị quản thúc, M được bạn trai trong dịp quen ở quán đến giải cứu. Cũng từ đó M chuyển hết quán này đến quán khác; chạy ngồi bàn hết khu vực quận này đến quận khác. 
Không phải đào hát nào cũng đủ bản lĩnh để từ bỏ công việc này
Không phải đào hát nào cũng đủ bản lĩnh để từ bỏ công việc này
M kể: “Tìm mãi không thấy, bố mẹ em coi như mất con. Hôm đọc được một status mẹ nhờ một bạn cùng ngõ đăng để nhắn em cứ làm những gì em thích và tự bảo vệ mình, bố mẹ không đi tìm nữa. Em cũng nghĩ lắm nhưng trót rồi, cố kiếm nhiều tiền rồi tính tiếp”.
Còn với Ng, có lẽ phận gái ngồi bàn sẽ là “bản hợp đồng không xác định thời hạn” cho đến khi nhan sắc phai tàn, sức khỏe xa sút.
“Con gái ngày càng lớn, mẹ già đã hơn 70 tuổi, ngày nào cũng đau đầu vì tiền. Trước em làm người mẫu nghiệp dư, rồi đi bán mỹ phẩm. Hôm gặp một chị hay qua mua hàng kể thấy thu nhập ổn, tính chỉ đi làm thêm kiếm tiền rồi nghỉ nhưng giờ thì khó lắm…”, Ng bỏ lửng câu nói.
T may mắn hơn khi “thích nghỉ là nghỉ” vì không ràng buộc về tiền nong với chủ “nuôi” gái dịch vụ. Sau khi được một người khách động viên chân thành và hứa giúp đỡ mở quán bán cà phê nên lập tức T quyết tâm từ bỏ con đường tăm tối đã bước.
“Em chung với mấy người bạn mở một quán cà phê tại quận Thanh Xuân, quán bán cho sinh viên, may là rất đông. Khách quen gọi, chủ cũ gọi nhưng em quyết từ bỏ rồi. Người ta nói quay đầu là bờ mà”, T hồ hởi.
Con đường trở về cuộc sống bình thường của các đào hát không hề bằng phẳng và dễ dàng như khi họ bước chân vào. 
Câu chuyện những về cô gái may mắn và cũng là nghị lực vượt qua số phận có lẽ là bài học cho những cô gái đã, đang và có ý định lao vào công việc này sẽ được đề cập trong phần sau.
Nữ nhân viên liên tục bị quản lý quán karaoke cưỡng bức
Nguyễn Anh Dương (29 tuổi, quê Nam Định) là quản lý một quán karaoke trên địa bàn quận Đống Đa. Dương quen và có tình cảm yêu đương với Lê Thúy Vy (22 tuổi, ở Hải Dương) nhân viên ngồi bàn ở các quán karaoke. 
Đêm 1/5, Dương nhắn tin, điện thoại nhiều lần nhưng Vy không trả lời. Tối hôm sau, Dương và bạn đến một quán karaoke nơi Vy thường làm để gặp cô gái. Thấy Dương, Vy toan bỏ đi nhưng bị lôi vào phòng và tát vào mặt. 
Chưa dừng lại, Dương cầm mấy chai bia đập xuống mặt bàn khiến cả chai bia và mặt bàn kính đều vỡ tung tóe. Gã còn dùng vỏ chai bia gây thương tích cho Vy.
Đau đớn, máu chảy đầm đìa, Vy nhờ mọi người đưa đi cấp cứu nhưng Dương không đồng ý. Sau đó, hắn tự đưa cô gái đến Bệnh viện Đống Đa xử lý vết thương. Vy bị đứt dây chằng bánh chè đầu gối phải nẹp cố định nhưng Dương không cho ở lại bệnh viện.
Hắn đưa cô đến một nhà nghỉ ở đường Trần Quang Diệu (phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa) tá túc. Tại đây, Dương nhiều lần cưỡng bức mặc nạn nhân van xin. Sau đó, Vy đã gọi điện cho bạn, nhờ người giải cứu. 
Xác định hành vi của Dương là nguy hiểm, giao cấu trái ý muốn của nạn nhân sau khi gây thương tích, bản án sơ thẩm ngày 17/12/2015 của TAND quận Đống Đa, (Hà Nội) tuyên tổng cộng Dương chịu 10 năm tù về hai tội Hiếp dâm và Cố ý gây thương tích.
* Tên bị hại đã thay đổi

(Còn tiếp)

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.