Đà Nẵng hướng mục tiêu tăng sức hấp dẫn với doanh nghiệp Nhật Bản

Đà Nẵng hướng mục tiêu tăng sức hấp dẫn với doanh nghiệp Nhật Bản
(PLO) - Ngày 22/9, UBND TP Đà Nẵng tổ chức buổi đối thoại với Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản trên địa bàn thành phố.

Buổi đối thoại là diễn đàn để chính quyền Đà Nẵng gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản nhằm lắng nghe và giải quyết các kiến nghị, vướng mắc, đề xuất của các DN Nhật Bản, qua đó góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện cho các DN phát triển và đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI Nhật Bản vào Đà Nẵng trong thời gian tới.

Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng, lũy kế đến 22/9, Đà Nẵng thu hút được 423 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt gần 3,68 tỉ USD. Riêng trong năm 2015, doanh thu của các DN FDI trên địa bàn ước đạt 776 triệu USD, xuất khẩu hàng hóa ước đạt 522 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước đạt 112 triệu USD, tăng 1,42 lần so với năm 2014.

Trong đó, Nhật Bản là quốc gia có số dự án đầu tư lớn nhất tại Đà Nẵng với 112 dự án, tổng vốn đầu tư 397 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, CNTT và truyền thông. Các DN Nhật Bản cũng đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 30.000 lao động địa phương và các tỉnh lân cận.

Bà Kana Miyazaki, Phó Trưởng Đại diện Văn phòng Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cho biết: Hàng năm, JETRO đều tổ chức buổi khảo sát các DN Nhật Bản hoạt động tại châu Á. Theo khảo sát từ các DN thì Việt Nam là nước có tiềm năng đầu tư  cao, 63 DN cho biết trong 1-2 năm tới họ có xu hướng mở rộng đầu tư tại Việt Nam bởi giá nhân công rẻ và môi trường chính trị ổn định. Tuy nhiên, nhiều DN cho rằng môi trường đầu tư, quy trình cấp phép, thuế còn nhiều bất cập; cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư thỏa đáng.

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho biết: Với vai trò là hạt nhân tăng trưởng trọng điểm của kinh tế miền Trung, thời gian qua Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH, liên tục được bình chọn là nơi có môi trường kinh doanh tốt nhất Việt Nam, dẫn đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính PAPI, PCI; 5 năm trở lại đây tốc độ phát triển kinh tế của Thành phố đạt 8,9%, giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng tăng 10,95%, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 9,3%. Đà Nẵng đạt được những thành tựu như trên, một phần chính sự đóng góp hết sức quan trọng của các DN FDI. Có thể nói DN FDI đã góp phần không nhỏ vào thay đổi của diện mạo và môi trường đầu tư của thành phố.

Nhật Bản là quốc gia có dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Đông Nam Á, các dự án tập trung vào công nghệ chế biến, CNTT và công nghệ cao, là những lĩnh vực phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển của Đà Nẵng. Hơn nữa, Nhật Bản là nước có những giá trị văn hóa tương đồng với Việt Nam. Chính vì vậy, chính quyền TP xác định Nhật Bản là một đối tác quan trọng để tập trung thu hút đầu tư.

Mặc dù những đóng góp của các DN Nhật Bản vào sự phát triển của Đà Nẵng là rất đáng kể nhưng việc thu hút vốn FDI vào Đà Nẵng vẫn còn nhiều hạn chế. Làm thế nào để tăng sức hấp dẫn của TP đối với các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn là một điều trăn trở của chính quyền Đà Nẵng hiện nay.

Tại buổi đối thoại, các DN Nhật Bản đã phản ánh nhiều vướng mắc trên các lĩnh vực thuế, đất đai, quy hoạch, cơ sở hạ tầng; thủ tục hành chính, chính sách pháp luật; lao động; tăng chỉ tiêu đào tạo ngành CNTT, tiếng Nhật để cung cấp nhân lực chất lượng cao cho DN Nhật Bản hoạt động.

Đà Nẵng sẽ tiếp thu với tinh thần cầu thị để giải quyết sớm các đề xuất, kiến nghị của các DN Nhật Bản cũng như đưa ra các cam kết về lộ trình, thời hạn giải quyết dứt điểm các vướng mắc đang tồn tại. 

Đọc thêm

Hơn 1,1 tỷ USD vốn FDI 'chảy' vào Bắc Giang trong 3 tháng đầu năm

Bắc Giang là địa phương đầu tiên ghi nhận tổng vốn FDI đăng ký vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2023.
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu năm 2023, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ghi nhận số dự án mới tăng mạnh. Trong đó, Bắc Giang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,1 tỷ USD, chiếm gần 20,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm 2022.

'Cửa' nào cho hệ thống bán lẻ xăng dầu tiếp tục kinh doanh?

DN BLXD mong muốn có quy định cụ thể về định mức kinh doanh xăng dầu.
(PLVN) -  Hiện nay, trên nhiều tỉnh, thành đã xuất hiện tình trạng một số chủ doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu (DN BLXD) làm đơn xin giải thể, sang nhượng cây xăng vì kinh doanh thua lỗ. Dự thảo Nghị định quản lý về kinh doanh xăng dầu sắp đến hạn trình Chính phủ. Liệu có “cửa” nào sáng để hệ thống bán lẻ tiếp tục kinh doanh?

80 doanh nghiệp tỉnh Quảng Tây tìm cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Việt

Nhiều hội nghị kết nối với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) được tổ chức để tăng cường kết nối, hợp tác giữa doanh nghiệp 2 bên
(PLVN) - Khoảng 80 doanh nghiệp của Quảng Tây trong các lĩnh vực như dịch vụ logistics, sản xuất và thương mại nông lâm thủy sản, du lịch, vật liệu xây dựng, thương mại điện tử, đầu tư, dịch vụ công trình, sản phẩm cơ khí, ô tô, xe điện, đồ gia dụng… sẽ tham dự Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời kỳ mới.

Ngân hàng nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo

Ngân hàng nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo
(PLVN) - Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các thương nhân, doanh nghiệp (DN), người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo, đặc biệt trong vụ thu hoạch Đông - Xuân năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD), NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thực hiện một số nội dung đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo.

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!
(PLVN) - Khẳng định tái định vị doanh nghiệp không phải là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh, đây là thời cơ để DN tạo ra đột phá, nền tảng để “bứt tốc” trong tương lai.