Phê duyệt chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet
(PLO) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020. 

Theo đó Chương trình đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn NTM khoảng 50%; khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất một huyện đạt chuẩn NTM.

Để xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng yêu cầu huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai. Đồng thời, huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và huy động các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân.

Chương trình đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn NTM khoảng 50%; khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất 1 huyện đạt chuẩn NTM. Bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã; cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí.

Bên cạnh đó, cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã. Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015. Dự kiến tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểu là 193.155,6 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương 63.155,6 tỷ đồng, ngân sách địa phương 130.000 tỷ đồng

Để thực hiện chương trình, Thủ tướng yêu cầu huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai. Từ năm 2017, HĐND cấp tỉnh quy định để lại ít nhất 80% cho ngân sách xã số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để thực hiện các nội dung xây dựng NTM.

Đồng thời, huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển. Huy động các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án, nội dung cụ thể, do hội đồng nhân dân xã thông qua. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng...

Về giải pháp, quyết định này nêu rõ, cần tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng NTM, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách; rà soát, hoàn thiện Bộ tiêu chí xây dựng NTM thể hiện đầy đủ các nội dung của Chương trình, đồng thời phản ánh đặc thù của các địa phương; ưu tiên hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu, trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Ngoài ra, cần tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng thực sự làm chủ trong xây dựng NTM; bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện chương trình; đa dạng hóa các nguồn vốn huy động; lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM , tính đến hết tháng 7.2016, cả nước có 24 huyện, thị xã và 1.988 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 23%).

Vừa qua, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Chính phủ trình bày trước Quốc hội cũng đã nêu, thời gian tới sẽ đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, công nghệ cao, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, bảo đảm an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đồng thời với đó là thúc đẩy tiêu thụ nông sản; tăng cường kiểm soát chất lượng giống, vật tư nông nghiệp, xử lý nghiêm khắc các vi phạm; tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020; phát triển mạnh các ngành kinh tế biển, hỗ trợ diêm dân, ngư dân đánh bắt xa bờ, người dân sinh sống trên các đảo gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo...

Đọc thêm

Doanh nghiệp và báo chí song hành cùng phát triển

Doanh nghiệp và báo chí song hành cùng phát triển
(PLVN) - Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, báo chí truyền thông là người bạn đồng hành, hỗ trợ kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng cam cộng khổ là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển. Báo chí là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, khích lệ tinh thần kinh doanh.

Ngành Hải quan quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách

Công chức Hải quan đang làm nhiệm vụ. (Ảnh N.Linh)
(PLVN) -  Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2023, công tác thu nộp ngân sách nhà nước của toàn ngành gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này đòi hỏi ngành Hải quan phải có những giải pháp khắc phục kịp thời để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2023 được giao.

Khởi động Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN 2023

Ông Arsjad Rasjid, Chủ tịch ASEAN-BAC chính thức phát động và thông tin về việc mở đơn đăng ký ABA 2023.
(PLVN) - Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN (ABA) 2023 nhằm ghi nhận và tôn vinh những thành tựu mà các công ty, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) cũng như các cá nhân trong khu vực ASEAN đạt được.

EVNNPT nỗ lực bảo đảm điện cho miền Bắc

Lưới truyền tải điện từ Hà Tĩnh - Ninh Bình phải bảo đảm an toàn dù luôn trong tình trạng đầy tải, quá tải.
(PLVN) -  Khi nguồn điện phía Bắc bị hạn chế, nước về các hồ thủy điện cạn kiệt, nhiều hồ xấp xỉ mực nước chết và phụ tải điện tăng cao vào mùa nắng nóng, đường dây truyền tải điện Bắc - Nam đã buộc phải nâng tải theo hướng Nam - Bắc để bảo đảm điện cho miền Bắc.

Thiếu và thừa

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Mới đây, khi thảo luận về tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, các ĐBQH đề cập tới vấn đề lãng phí trong chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.

Cá, tôm cho con cháu

Ảnh minh họa. Nguồn TTXVN
(PLVN) -  Xây dựng dự thảo quyết định của Thủ tướng quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết chúng ta sẽ xác định giảm số lượng tàu cá, hướng đến khai thác thủy sản một cách bền vững trên biển.