Cuộc hôn nhân ở tuổi 80 ngập tràn hạnh phúc của “người hùng” da đen – ngài Nelson Mandela

Nelson Mandela hạnh phúc bên người vợ thứ 3, Graca Machel (Ảnh của EPA-Dailymail)
Nelson Mandela hạnh phúc bên người vợ thứ 3, Graca Machel (Ảnh của EPA-Dailymail)
(PLO) -Mọi người đều biết đến Nelson Mandela là một con người vĩ đại, một huyền thoại được yêu mến trên toàn thế giới. Ông được coi là anh hùng giải phóng dân tộc, vị tổng thống sáng lập nên nền dân chủ của nước Cộng hòa Nam Phi. Nhưng ít ai biết về cuộc hôn nhân của nhà lãnh đạo tài ba này với 3 người bạn đời cũng rất tài giỏi, những người phụ nữ đứng đằng sau thành công của ông.

Cuộc hôn nhân đầu 13 năm 

Cha của Nelson Mandela qua đời khi ông mới 9 tuổi. Kể từ đó ông được nuôi dưỡng bởi nhiếp chính Jongintaba của bộ tộc Thembu. Năm 1944, khi còn là sinh viên, Mandela tìm cách trốn khỏi cuộc hôn nhân bị sắp đặt. 

Chàng thanh niên Mandela sau đó đã một mình tới thị trấn Alexandra, gần thành phố Johannesburg để tìm tình yêu thực sự của đời mình. Tại đây, Mandela đã gặp gỡ và quen Evelyn Ntoko Mase, người cũng như Mandela, xuất thân từ vùng Transkei của Nam Phi. 

Sau vài tháng gặp gỡ, ông quyết định tổ chức đám cưới với nàng y tá xinh đẹp. Khi ấy Mandela tròn 26 tuổi, còn Evelyn 23 tuổi. Evelyn là một phụ nữ của gia đình và hoàn toàn tránh xa chính trị. Bà là người nội trợ rất khéo léo, đảm đang.

Tuy nhiên, 10 năm sau khi kết hôn, Mandela bị bắt (1954). Ba năm sau đó (1957), khi ông được tại ngoại để chuẩn bị hầu tòa về tội chống phá chính quyền, vợ chồng ông chính thức ly hôn. 

Sau khi chia tay, bà Evelyn mở một cửa hàng, sau đó tái hôn và mất năm 2004. Lý do khiến hai người ly dị sau 13 năm chung sống là do bà Evelyn thường xuyên phải chịu đựng sự căng thẳng do Mandela vắng nhà và dành quá nhiều thời gian cho công cuộc cách mạng. 

Kết quả của 13 năm chung sống, hai người có với nhau 4 mặt con thì 3 người đều qua đời từ sớm. Dù Mandela bận rộn với các hoạt động chính trị của mình, nhưng nhiều bức ảnh gia đình chẳng hạn khi hai vợ chồng Mandela cùng tắm cho các con vẫn để lại ấn tượng tốt trong lòng dân chúng Nam Phi.

Cặp vợ chồng Nelson Mandela và Evelyn Mase năm 1944
Cặp vợ chồng Nelson Mandela và Evelyn Mase năm 1944

Người vợ thứ hai “cùng chí hướng”

Người vợ thứ hai của Mandela, Winnie Madikizela-Mandela cũng xuất thân từ vùng Transkei, mặc dù hai người cũng gặp nhau tại Johannesburg, nơi bà là công chức da đen đầu tiên của thành phố. 

Cô gái xinh đẹp Winnie gặp Mandela khi phiên xét xử thứ 2 của ông bắt đầu. Sau đó, họ nhanh chóng quyết định kết hôn vào tháng 6/1958, một năm sau khi ông ly dị người vợ thứ nhất. 

Không giống như người vợ đầu tiên, ngay sau đám cưới, bà Winnie cũng bắt đầu dấn thân vào chính trị như ông Mandela. Trong thời gian ông ở tù, bà Winnie Mandela cũng bị bắt ở tù nhiều lần do các hoạt động chống lại chế độ thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tại Nam Phi.

Con cái của họ không có ai chăm sóc. Nhiều lần, nhìn thấy vợ phải vào tù, ông Mandela từng thốt lên “Tôi nghĩ hôn nhân là điều rắc rối”.

Năm 1990, Mandela được trả tự do. Lúc này bà Winnie tuy rất vui mừng nhưng trên thực tế, bà đã có nhân tình trẻ tuổi hơn. Năm 1992, sau 34 năm gắn bó là vợ chồng và cùng lãnh đạo các phong trào chống Apartheid, ông Mandela tuyên bố ly dị với bà Winnie.

Rung động ở tuổi 80

Hai mươi bảy năm sau khi thoát khỏi nhà tù của chế độ phân biệt chủng tộc, trái tim của người anh hùng Nelson Mandela đã rung lên một lần nữa ở độ tuổi bát thập cổ lai hy. Điều đặc biệt ở chỗ, người vợ thứ 3 của ông, bà Graca Machel, là cựu đệ nhất phu nhân Mozambique.

Trước khi đến với Mandela, số phận nghiệt ngã đã tước đi của Graca người chồng đầu tiên - khi đó đang là đương kim tổng thống của nước cộng hòa Mozambique non trẻ.

Nelson Mandela và người vợ thứ 2, Winnie Madikizela-Mandela, năm 1990, vài tháng sau khi ông được thả tự do sau 27 năm bị giam cầm (Ảnh của Rex Features-Keystone USA)
Nelson Mandela và người vợ thứ 2, Winnie Madikizela-Mandela, năm 1990, vài tháng sau khi ông được thả tự do sau 27 năm bị giam cầm (Ảnh của Rex Features-Keystone USA)

Là con gái một gia đình nông dân, từ nhỏ bà Graca đã học hành rất chăm chỉ, luôn dẫn đầu cả lớp về thành tích học tập. Bà luôn tỏ ra xuất chúng hơn bạn bè cùng trang lứa nhờ trí thông minh hiếm có. Bà cũng từng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng giáo dục và văn hóa trước khi kết hôn với lãnh tụ Frelimo là ông Samora Machel - bấy giờ là Tổng thống Mozambique.

Dưới sự lãnh đạo của cặp vợ chồng hết mực vì đất nước này, Mozambique dần thay da đổi thịt sau hàng thế kỷ sống trong cảnh thuộc địa. Cuộc sống riêng tư của vợ chồng Tổng thống Samora cũng rất hạnh phúc với sự ra đời của hai cậu con trai.

Tai họa bất ngờ đổ xuống với bà khi chồng bà trở về từ chuyến thăm Nam Phi năm 1986. Phi cơ của Tổng thống Mozambique bất ngờ nổ tung một cách đầy bí ẩn khi vừa bay vào không phận nước nhà. Nén nỗi đau, bà Graca kiên cường đứng lên lo tổ chức tang lễ cho chồng.

Ngày tổ chức tang lễ cho chồng, trong số các bức điện chia buồn từ khắp nơi trên thế giới gửi về, bà đặc biệt chú ý đến lời chia buồn của một người, ông Nelson Mandela. Cái tên này vốn không xa lạ với bà. Bởi sinh thời, chồng bà thường hay nhắc đến Mandela với lòng ngưỡng mộ của một người cùng chí hướng.

Nhưng sự ra đi đột ngột của chồng đã khiến bà Graca suy sụp nặng nề. Sau đám tang, bà xin từ chức Bộ trưởng và lui về sống cuộc sống của một góa phụ bình thường. Chỉ đến khi cậu con trai 12 tuổi kể về những bất bình khi đến trường, Graca mới bừng tỉnh. 

Quyết định quên đi nỗi đau mất chồng, bà Graca quay lại chính trường, liên tiếp đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trên mặt trận văn hóa - giáo dục vào năm 1986. Và chính sự tái xuất này đã giúp bà có cơ hội gặp được thần tượng năm xưa của người chồng quá cố - ông Mandela. 

Hai người gặp nhau ở thủ đô Maputo của Mozambique trong một cuộc họp vào năm 1990. Rồi với cương vị là đại sứ Liên Hiệp Quốc về bảo vệ quyền trẻ em, bà Graca đã có chuyến công du sang Nam Phi. Tại đây, hai người đã gặp gỡ và dường như, lý tưởng chung đã khiến con tim của họ hòa chung nhịp đập.

Ngày 18/7/1998, mười hai năm sau ngày họ quen biết, một lần nữa bà Graca Machel quyết định trở thành Đệ nhất phu nhân Nam Phi khi kết hôn với lãnh tụ Mandela đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 80 của ông. Hôn lễ của ông bà chỉ mời 16 người bạn đến dự tại một ngôi nhà ở vùng ngoại ô Johannesburg. 

Sau 2 cuộc hôn nhân tan vỡ, cuối cùng Nelson Mandela đã tìm được hạnh phúc thực sự của đời mình. Còn bà Graca thì thường nói với bạn bè rằng bà cảm thấy vô cùng may mắn vì đã tìm thấy tình yêu đích thực tới 2 lần. Ông bà thường xuyên xuất hiện với những hình ảnh vô cùng hạnh phúc và rạng rỡ. 

Trong mắt của ông Mandela, bà Graca rất giản dị. Họ hợp nhau ở nhiều điểm, từ sự hiểu biết, cách sống, cách ứng xử... yêu những điều giản dị của cuộc sống. Cả hai đều rất mực tôn trọng và yêu thương nhau.

Với các con riêng của ông Mandela, bà cũng chăm sóc rất chu đáo và đối xử công bằng. Có lẽ, chính vì thế mà suốt 15 năm chung sống, vợ chồng ông Mandela và bà Graca chưa bao giờ to tiếng. Không ít lần xuất hiện trước công chúng, bà Graca ân cần dìu ông Mandela. Một tay cầm gậy, còn tay kia ông Mandela nắm chặt tay bà Graca. Họ vui vẻ, hạnh phúc trước sự tôn kính, khâm phục của mọi người.

Những lần ông Mandela nhập viện, dù thời gian điều trị ngắn hay dài, không kể ngày đêm, bà Graca luôn túc trực bên chồng. Ngoài việc chăm sóc chồng chu đáo, bà còn đại diện thay ông phát ngôn.

Lãnh tụ Nelson Mandela (Ảnh của Yousuf Karsh-Camera Press)
Lãnh tụ Nelson Mandela (Ảnh của Yousuf Karsh-Camera Press)

Lựa chọn gắn bó phần còn lại của cuộc đời với người anh hùng Nam Phi Nelson Mandela, bà Graca đã trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử làm Đệ nhất phu nhân của hai quốc gia. 

Sau gần hai thập kỷ “làm dâu” Nam Phi, tên tuổi của Graca Machel được người dân nơi đây nhắc đến với thái độ đầy kính trọng. Bản thân Nelson Mandela sau khi hồi tỉnh từ cơn hôn mê dài ngày, người đầu tiên ông muốn gặp chính là người vợ yêu này, chứ không phải ai trong số con cháu của ông.

Những giây phút cuối cuộc đời, ông Mandela đã ra đi trong vòng tay của bà Graca. Nelson Mandela từng thổ lộ với người viết tiểu sử Anthony Sampson rằng, ông không hối tiếc về những gì đã xảy ra trước đây, bởi cuối đời mới là thời kỳ “đơm hoa kết trái” rực rỡ nhất của ông nhờ có tình yêu mặn nồng của người vợ thứ 3.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.