“Cục nợ” ngàn tỷ theo chân Vinafood 2 đến cổ phần hóa

Vinafood 2 bị cho là chưa thực hiện tốt vai trò hỗ trợ nông dân
Vinafood 2 bị cho là chưa thực hiện tốt vai trò hỗ trợ nông dân
(PLO) - Trong cơ cấu 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ, Vinafood 2 phải “mang theo” khoản nợ 1.100 tỷ đồng trước khi cổ phần hóa. Trong đó, có gần 600 tỷ đồng “nợ khó đòi” từ một số doanh nghiệp…, và khoảng 500 tỷ đồng đầu tư “sai” vào lĩnh vực thủy sản. 

Nhà nước vẫn nắm giữ 65%

Bộ NN&PTNT vừa trình Thủ tướng Chính phủ phương án cổ phần hóa công ty mẹ - Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2). Theo phương án trình Chính phủ, Vinafood 2 chọn hình thức cổ phần hóa là kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.  

Vốn điều lệ khi tiến hành cổ phần của Vinafood 2 dự kiến là 5.000 tỷ đồng, được chia thành 500 triệu cổ phần, với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Trong đó, Vinafood 2 phát hành thêm gần 16,5 triệu cổ phần (gần 165 tỷ đồng) để bổ sung vào vốn điều lệ.

Cũng theo phương án này, cổ đông nhà nước sẽ nắm giữ 65% số cổ phần (tương đương 3.250 tỷ đồng), nhà đầu tư chiến lược trong nước là 25% (1.250 tỷ đồng), bán đấu giá cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài 8,95%. Phần còn lại, cổ đông sẽ là cán bộ công nhân viên, tổ chức Công đoàn Tổng Công ty. 

Đáng chú ý, trong cơ cấu 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ, Vinafood 2 phải “mang theo” khoản nợ 1.100 tỷ đồng trước thời điểm cổ phần hóa. Cụ thể, trong đó có gần 600 tỷ đồng “nợ khó đòi” từ Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Võ Thị Thu Hà, Công ty Tập đoàn Thịnh Phát Kon Tum… đồng thời, có khoảng 500 tỷ đồng đầu tư “sai” vào lĩnh vực thủy sản. 

Theo Vinafood 2, các khoản nợ, đọng này được hình thành từ trước năm 2013 và đã được công bố công khai cho các nhà đầu tư có quan tâm. Trước khi trình phương án, Vinafood 2 cũng đã lựa chọn được một nhà đầu tư chiến lược đảm bảo các tiêu chí theo quy định. Lãnh đạo Vinafood 2 còn cho hay, trong trường hợp lượng cổ phần không bán hết, Vinafood 2 kiến nghị được điều chỉnh tăng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, sau khi công ty đi vào hoạt động sẽ xem xét thoái vốn tiếp.  

Hàng chục đơn vị thua lỗ, mất khả năng thanh toán

Trước đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ NN&PTNT chỉ đạo Vinafood 2 khẩn trương thoái vốn nhà nước ở các đơn vị mà Tổng Công ty đã góp vốn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sớm trình Thủ tướng Chính phủ phương án cổ phần hóa công ty mẹ - Tổng Công ty Lương thực Miền Nam. 

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm việc giám sát tài chính tại Công ty mẹ - Tổng Công ty Lương thực Miền Nam như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Văn bản số 8081/VPCP-KTTH ngày 6/10/2015 và số 812/VPCP-KTTH ngày 2/2/2016; kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc của Tổng Công ty, bảo đảm việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo đúng quy định, đúng tiến độ, kế hoạch đã được duyệt.

Tìm hiểu của PLVN được thấy, trước khi bị đưa vào diện giám sát tài chính Vinafood 2 đã có hàng loạt vi phạm nghiêm trọng về quản lý tài chính trong một thời gian dài. Kết quả thanh tra cho thấy, đến hết năm 2013, Vinafood 2 có 7 đơn vị trực thuộc lỗ lũy kế, nợ khó đòi với tổng số tiền gần 1.000 tỷ đồng. Trong đó, số tiền thất thoát có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng. 

Đáng chú ý, trong tổng số 44 công ty thành viên (14 đơn vị trực và 30 đơn vị liên kết, công ty TNHH) thì có tới 19 đơn vị kinh doanh thua lỗ. Danh sách đơn vị thua lỗ là nặng được liệt vào diện đứng đầu gồm: Công ty Nông sản Thực phẩm Trà Vinh lỗ 164,66 tỷ đồng; Công ty Lương thực Trà Vinh lỗ 134,52 tỷ đồng; Công ty Lương thực Thực phẩm An Giang lỗ 83,19 tỷ đồng; Công ty Lương thực Bạc Liêu lỗ 42,34 tỷ đồng; Công ty Nông sản Thực phẩm Tiền Giang lỗ 25,13 tỷ đồng; Công ty Lương thực Bến Tre lỗ 1,35 tỷ đồng; Công ty Lương thực Sóc Trăng lỗ 2,7 tỷ đồng. Trong số đó, các Công ty Lương thực Trà Vinh, An Giang và Bạc Liêu thậm chí còn rơi vào nhóm đối tượng mất khả năng thanh toán bằng nguồn vốn chủ sở hữu, mất khả năng tự chủ về tài chính, khả năng không trả được nợ rất cao. 

Vinafood 2 là một trong hai “ông lớn” của ngành lương thực, thực phẩm của cả nước. Hiện thị trường lúa gạo đang ở thế độc quyền bởi chỉ có Vinafood 1 và Vinafood 2 đã chiếm tới phân nửa thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam. Dù được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi song Vinafood 2 - với tư cách là một tổng công ty nhà nước lại hoạt động như một “con buôn” thuần túy mà chưa thực hiện được vai trò hỗ trợ nông dân.  

Được biết, trong khi chờ cơ chế mới về quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước, trong phương án cổ phần hóa trình Chính phủ, Vinafood 2 cũng kiến nghị đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại tổng công ty tiếp tục vẫn là Bộ NN&PTNT.

Lỗ cả trăm tỷ đồng/đơn vị

“Trong tổng số 44 công ty thành viên thuộc Vinafood 2 (14 đơn vị trực và 30 đơn vị liên kết, công ty TNHH) thì có tới 19 đơn vị kinh doanh thua lỗ. Danh sách đơn vị thua lỗ là nặng được liệt vào diện đứng đầu gồm: Công ty Nông sản Thực phẩm Trà Vinh lỗ 164,66 tỷ đồng; Công ty Lương thực Trà Vinh lỗ 134,52 tỷ đồng; Công ty Lương thực Thực phẩm An Giang lỗ 83,19 tỷ đồng; Công ty Lương thực Bạc Liêu lỗ 42,34 tỷ đồng; Công ty Nông sản Thực phẩm Tiền Giang lỗ 25,13 tỷ đồng; Công ty Lương thực Bến Tre lỗ 1,35 tỷ đồng; Công ty Lương thực Sóc Trăng lỗ 2,7 tỷ đồng”.

Phát hành thêm 165 tỷ vốn điều lệ

“Vốn điều lệ khi tiến hành cổ phần của Vinafood 2 dự kiến là 5.000 tỷ đồng, được chia thành 500 triệu cổ phần, với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Trong đó, Vinafood 2 phát hành thêm gần 16,5 triệu cổ phần (gần 165 tỷ đồng) để bổ sung vào vốn điều lệ”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.