Hạn hán kéo dài, doanh nghiệp gạo lỗ nặng

Hạn hán kéo dài, doanh nghiệp gạo lỗ nặng
(PLO) - Giá gạo tăng cao khiến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu méo mặt với các hợp đồng tập trung đã ký trước đó. Nhiều DN “lỡ” ký nhiều hợp đồng mà chưa kịp thu gom lúa gạo đang phải đối mặt với tình trạng thua lỗ nặng.

Thu mua khó khăn

Trong khi các nhà xuất khẩu gạo trong khu vực vẫn giữ nguyên giá chào bán thì DN xuất khẩu gạo Việt Nam buộc phải tăng giá để đủ bù đắp chi phí: Giá chào bán loại gạo 5% tấm có thời điểm lên mức 380- 390USD/tấn và 365-375USD/tấn đối với gạo 25% tấm. Theo một số DN, mức giá này cao hơn từ 10-20USD/tấn so với mức giá đối tác có thể chấp nhận mua. Và giá gạo Việt Nam cũng đang cao hơn so với Thái Lan, đối thủ cạnh tranh chính, từ 10-15USD/tấn.

Việc tăng giá bán là do giá lúa gạo trong nước liên tục tăng trong thời gian qua từ ảnh hưởng của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đối với vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, so với mặt bằng chung giá thị trường thế giới thì chỉ có giá gạo Việt Nam tăng cao hơn hẳn nên các DN mất đi lợi thế cạnh tranh về giá bán.

Trao đổi với PLVN, Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) Phạm Thanh Bằng, cho biết: Trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, vụ Đông Xuân kết thúc sớm, vụ Hè Thu xuống giống muộn, sản lượng thiếu hụt gần 1 triệu tấn nên giá lúa gạo trong nước dự báo trong 3 tháng tới có xu hướng tiếp tục tăng. Với diễn biến này, một số DN khó có thể ký được các hợp đồng xuất khẩu gạo mới với khối lượng lớn.

Đáng chú ý, nhiều DN lớn đang phải “xua quân” đôn đốc thu gom đủ lượng gạo cung cấp cho các hợp đồng đã ký với đối tác trước đó. “Giá lúa tăng so với trước khi vào vụ Đông Xuân khoảng 500 ngàn đồng/kg, sản lượng thì giảm nên việc thu mua của chúng tôi gặp khó khăn. Trước đây, mình mở kho mỗi ngày mua được 700 đến 1000 tấn nhưng giờ lượng gạo về ít lại phải mua giá cao hơn nên mỗi ngày cũng chỉ được khoảng 600 tấn”, ông Bằng cho biết.

Đối mặt “vỡ trận”

Có một thực tế đang diễn ra, những DN đã “lỡ” ký nhiều hợp đồng tập trung và phải giao hàng trong thời điểm hiện tại, nhưng việc thu gom lúa gạo gặp khó khăn do giá cao đang đối diện với tình trạng thua lỗ cực kỳ nặng. Theo một số chuyên gia lúa gạo, DN cần 1000 tấn gạo để xuất khẩu thì tại thời điểm hiện tại đang phải bù lỗ khoảng 400 triệu đồng. Mỗi hợp đồng xuất khẩu ít nhất cũng phải trên 10 ngàn tấn thì việc DN thua lỗ tiền tỷ là dễ hình dung.

Theo ông Bằng, đối với các hợp đồng mà DN ký bán theo thị trường thì hạn chế được rủi ro. Nhưng thông thường các hợp đồng xuất khẩu đều được ký trước đó nên phải chấp nhận những rủi ro, hậu quả trong tương lai nếu như việc phán đoán diễn biến thị trường không chuẩn.

“Khi đi ký những hợp đồng ấy thông thường trong kho của DN giỏi lắm chỉ có tối đa khoảng 30% chân hàng. Để trả hàng cho đối tác sau đó DN phải mua đuổi. Nhưng với diễn biến của thị trường như năm nay gần như đi ngược so với mọi năm khiến việc thu mua của DN xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, không chuẩn bị đủ chân hàng, hoặc mua đủ chân hàng nhưng giá lại quá cao. Ở bình diện chung rất nhiều DN bị vỡ trận theo cùng một tình trạng như vậy”, ông Bằng cho hay.

Ông Bằng nói rằng Vinafood 1 cũng không nằm ngoài ảnh hưởng chung nhưng nhờ chủ động nắm bắt được tình hình nên DN đã hạn chế được rất nhiều rủi ro. Theo Vinafood 1 đối với xuất khẩu, thị trường chính của DN này vẫn là Cuba và Haiti.

Cho đến hiện nay thị trường Haiti th Vinafood 1 vẫn chưa ký, còn thị trường Cuba thì DN này vừa mới ký xong. Trong đó hợp đồng Chính phủ ký 200 ngàn tấn và hiện DN đã giao được một phần, phần còn lại sẽ thực hiện rải rác từ nay cho đến tháng 6. Đối với hợp đồng thương mại, hiện đã ký được gần 60 ngàn tấn sang thị trường này.

“Các hợp đồng này chúng tôi không chốt giá ngay mà chốt giá theo từng tàu một, mỗi tàu khoảng 25 ngàn tấn. Việc đàm phán chốt giá theo cách bám đuổi theo thị trường như vậy nên về cơ bản không những hạn chế được rủi ro như hiện tại mà với thị trường này các hợp đồng xuất khẩu vẫn có hiệu quả”, ông Bằng nói.

Khi được hỏi chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong việc theo dõi, rà soát, nắm chắc tình hình sản xuất lúa gạo và diễn biến hoạt động xuất khẩu gạo để có các giải pháp kịp thời bảo đảm an ninh lương thực trong nước có ảnh hưởng gì tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, Phó Tổng Giám đốc Vinafood 1 cho rằng, chỉ đạo này mang tính chất định hướng. Bởi với sản lượng sụt giảm gần cả triệu tấn lúa thì các ngành phải cân đối xuất khẩu như thế nào cho phù hợp, để làm sao gạo trong nước cần phải đủ cho tiêu dùng, không tạo ra đột biến, sốt giá như năm 2008 đã xảy ra.

Theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 1,59 triệu tấn và 692 triệu USD, tăng 41,6% về khối lượng và tăng 40,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Tính trong quý I/2016, giá lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long giảm 2 tháng đầu và tăng trong tháng 3. Với mức thấp nhất trong quý đầu năm là 4.500 đ/kg đối với lúa tươi IR50404 tại An Giang, hiện tăng lên 5.000 đ/kg. Lúa IR50404 tại Vĩnh Long hiện ở mức 4.800 đ/kg, bằng mức giá đầu tháng 1, với mức thấp hồi tháng 2 là 4.400 đ/kg.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...