Cổng làng Trung Kính và những câu chuyện bi thương

Mặt trước của cổng làng Trung Kính Thượng.
Mặt trước của cổng làng Trung Kính Thượng.
(PLO) - Nằm ven bờ sông Tô Lịch, cổng làng Trung Kính Thượng như một nét chấm phá, đánh dấu một vùng quê yên ả nằm giữa thủ đô Hà Nội. Ít ai ngờ, nơi đây còn lưu lại những đắng cay, đau khổ mà chiếc cổng làng đã phải chứng kiến vào những năm chống thực dân Pháp…

Làng cổ Trung Kính ven bờ sông Tô Lịch
Làng Trung Kính Thượng vốn là bộ phận gốc của làng Trung Kính. Xa xưa, làng Trung Kính có tên là Kính Chủ, sau được đổi tên thành Trung Kính. Theo thần phả và truyền thuyết, cuối đời Hùng Vương, làng Kính Chủ đã chia làm hai làng Thượng và Hạ (làng Giàn).
Thời phong kiến, cả hai làng nằm trong một đơn vị hành chính là xã Trung Kính thuộc tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức. 
Trung Kính là một làng cổ nằm ven bờ sông Tô Lịch. Theo thần phả và truyền thuyết, vào đời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18), có người dòng dõi vua là Hùng Nộn làm chủ trưởng Ô Châu. Do trong nước có giặc phía Tây xâm lấn, ông được lệnh vua đã đem quân đến đóng ở Kính Chủ để phòng bị.
Ông lấy một người con gái tên Nguyễn Thị Cẩn (thường gọi là Cẩn Nương) đẹp người, đẹp nết trong trang Kính Chủ làm vợ. 
Khi có giặc phương Bắc xâm lấn, Hùng Nộn cùng Cẩn Nương được lệnh vua ra trận, 142 trai tráng của trang Kính Chủ xin đi theo. Chỉ một trận, đoàn quân của Hùng Nộn đã phá tan giặc. Trở về, Hùng Nộn được Hùng Duệ Vương phong làm Bảo Quốc hầu, cho lập dinh ở Kính Chủ và dân trang được coi là “Hộ nhi hương” của vua.
Sau đó, Hùng Nộn lại đánh giặc lập công, được phong Bảo Quốc công, được lập dinh cơ ở giữa cánh đồng. Sau một thời gian, Hùng Nộn đột ngột từ trần, được nhà vua phong là Quốc Vương Đại Thần Hùng. 
Làng Trung Kính dần đông dân, được chia làm 2 làng Trung Kính Hạ và Trung Kính Thượng, vẫn thờ chung một Thành hoàng làng. Cổng làng Trung Kính Thượng là một trong số ít cổng làng được giữ nguyên vẹn. Không ai nắm rõ cổng làng được xây dựng từ năm nào, chỉ nhớ mang máng “khoảng đầu thế kỷ 20”.
Trước cổng làng có vườn nhãn rất to, ngay bên cổng có hai cây gạo cổ thụ nên mới có câu ví von: Trèo lên cây gạo cao cao/ Hỏi xem Trung Kính treo bao nhiêu tiền/Trung Kính treo bảy quan ba/Lệ làng khảo đả trăm ba mươi vồ/ Thôi thôi tôi giã ơn cô/ Làm sao tôi chịu đánh vồ trăm ba. 
Cổng được xây theo kiến trúc 3 gian. Trước đây, trước 2 gian cổng ngách có tàn mạt (tên gọi cổ, được xây dựng giống như một cái chòi canh), được dành cho những người lính tuần canh đứng gác và ngủ lại vào mỗi buổi tối để giữ làng, báo động khi có người lạ hoặc cướp bóc, hoặc Tây đen chuẩn bị vào làng. Vào làng Trung Kính có 3 chiếc cổng, đặt theo 3 hướng khác nhau, cổng chính là Trung Kính Thượng, 2 cổng phụ là cổng Giềng và cổng Đồng. 
Ông Trần Văn Vối hồi tưởng lại những bi thương mà người làng đã trải qua.
Ông Trần Văn Vối hồi tưởng lại những bi thương mà người làng đã trải qua. 
Những bi thương mà cổng làng phải chứng kiến… 
Lắng nghe những câu chuyện được ông Trần Văn Vối, 79 tuổi, ông từ của đình Trung Kính kể lại mới thấy, cổng làng ấy như một người mẹ, phải chứng kiến những đau khổ, đắng cay mà những đứa con mình (người làng) phải chịu đựng trong những năm chống thực dân Pháp.
Trong buổi trưa yên ả của một ngày mùa đông ấm áp, ông Vối hồi tưởng lại tất cả những căm phẫn mà ông và người làng đã từng chứng kiến, trải qua hoặc được nghe kể lại về những đau đớn mà người làng mình đã phải chịu đựng. 
Ông kể, thời chống Pháp, làng Trung Kính là một địa điểm chuyên cất giấu Việt Minh nên người làng canh phòng rất cẩn mật nhưng đôi khi những người tuần canh cũng bị bắt giữ, để thực dân và bọn cướp bóc vây hãm làng.
Bên ngoài cổng Giềng có bốt Tây đen, cứ buổi chiều lũ Tây đen lại vào làng, tìm con gái hãm hiếp nên người làng lo lắng lắm. Hoặc có những lúc bọn thực dân về bốt tập quân sự, tập xong chúng để lại mìn ở bốt rồi bỏ đi, trẻ con trong làng ra nhìn thấy mìn thì nghịch ngợm, có cả những quả bom 3 càng nho nhỏ thì tò mò, cầm lên đập thử…
Ông bảo, gia đình ông đã mất 2 người anh họ từ khi các anh mới 15-16 tuổi chỉ vì tò mò đập thử những quả sắt tròn tròn bọn thực dân… cố tình để lại. 
Bên trong ngay cổng chính của làng (cổng Trung Kính Thượng, tên Hán là Trung Từ) có một bể nước to. Có những thời điểm bọn lính tuần của thực dân Pháp vượt qua cổng làng vào tìm Việt Minh để bắt bớ. Không thấy Việt Minh, chúng nghe chỉ điểm, bắt những người được cho là giấu Việt Minh mang ra cổng làng, dìm vào chiếc bể, vừa dìm vừa dẫm đạp để bắt  họ phải khai ra nơi giấu Việt Minh.
Tra khảo chán không có kết quả gì chúng nó lại thả ra. Những người trẻ hơn thì bắt đi lính cho thực dân. Anh ruột của ông Vối cũng đã từng bị tra tấn như thế nhưng ông nén chịu đau đớn để bảo vệ cách mạng.
Nhưng cũng có một lần, thông tin Việt Minh nhóm họp trong làng bị lộ nên thực dân Pháp bố trí vây bắt. Chúng dùng súng bắn càn quét, hầu hết những người tham gia cuộc họp đều bị bắn gần hết, một số tìm thấy xác còn một số mang đi chốn ở một mỏ nào đó gần làng thì không tìm thấy xác nữa.
Cũng đã từng có một năm, làng bị một hội từ miền Nam ra tấn công, họ bắt cả tuần canh, vào các nhà giàu để cướp bóc làm náo loạn cả làng. 
Đến thời điểm này, cổng làng vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc xưa, câu đối được ghi đầy đủ ở các trụ cột của cổng làng. Ngay cả mặt sau cũng có đôi câu đối.
Tuy nhiên, cụ Trần Như Hồng, gần 90 tuổi, một người con của làng tiếc nuối: “Qua thời gian, mưa gió, bão lụt, nhiều nét chữ của các câu đối không còn nguyên vẹn nên không ai dám dịch nghĩa những câu đối ở cổng làng”. 
Cụ Hồng bảo, chữ Hán nhiều nét, nhiều khi chỉ khác nhau nét sổ hay nét ngang là ý nghĩa của nó đã khác đi rất nhiều rồi. Đây chính là lý do khiến các cụ, mặc dù biết chữ Nho, chữ Hán nhưng không dám giải thích cho con cháu trong làng về những vế đối này.
Cụ chỉ dám khẳng định, ở mặt trước có tên cổ của làng là Trung Từ, mặt sau của cổng làng có chữ Cương Tỉnh Thụ, tức là cây to giếng nước là biên giới làng ta đó, để nhắc mọi người ra khỏi làng nhớ đến những thứ được coi là hồn cốt của làng mình.

Tin cùng chuyên mục

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".

Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 - Tôn vinh 58 bộ sách đặc sắc trên các lĩnh vực

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải (ảnh Hồng Ngọc).
(PLVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 - năm 2024. 58 bộ sách, cuốn sách được nhận Giải thưởng đều là những xuất bản phẩm được đầu tư công phu, giàu tâm huyết, có giá trị tiêu biểu, đặc sắc trên các lĩnh vực.