Độc đáo cổng làng giữa phố

lCon đường từ cổng làng đến đình làng xưa. (được vẽ lại từ một tấm ảnh tư liệu)
lCon đường từ cổng làng đến đình làng xưa. (được vẽ lại từ một tấm ảnh tư liệu)
(PLO) - Đi trên con phố Láng Hạ sôi động, hiện đại bậc nhất Hà thành - nơi có Đại sứ quán Mỹ, Khách sạn Fortuna nổi tiếng, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia… du khách bỗng thấy lòng lắng dịu khi bắt gặp hình ảnh cổng làng Thành Công cổ kính, yên bình giữa chốn phồn hoa đô hội. 

Cổng làng xưa đã mất…
Ông Bùi Ngọc Nhân, Trưởng ban Di tích làng Thành Công cho biết, thực tế chiếc cổng làng Thành Công hiện nay mới được xây dựng khoảng đầu thập niên 90 của thế kỷ trước và ông là người trực tiếp được tham gia đội xây dựng cổng làng. 
Cổng được xây dựng nhờ sự góp công, góp của của bà con trong làng mà người khởi xướng là ông Lê Đình Hậu (một người con của làng Thành Công), cựu chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Chiếc cổng cũ được những người cao niên trong làng mô tả lại để nhà điêu khắc Lê Minh Đỉnh vẽ thành hình dáng chiếc cổng hiện nay. 
Ông Nhân cũng cho biết, vị trí đặt cổng cũ cũng không phải nơi đặt chiếc cổng làng hiện nay. Vì nhiều điều kiện và lý do khách quan mà người làng quyết định đặt chiếc cổng làng hiện nay ở một địa thế độc đáo khi nằm cạnh Khách sạn Fortuna và chếch bên kia đường là Đại sứ quán Mỹ. 
Ông Nguyễn Đại Việt, một người con của làng Láng kể lại, khoảng 80 năm về trước, cha ông đã nhiều lần ra vào cổng làng thăm người quen, nhớ rằng người làng này có học vấn, giỏi giang, có đủ bốn giới sĩ, nông, công, thương và có đóng góp nhiều cho kinh thành Thăng Long xưa. Cha ông vẫn nhớ chiếc cổng làng xưa đẹp lắm, uy nghi bề thế, trên vòm cổng đề chữ Do Chi, với hàm ý mọi sự phát triển sinh, thành của dân làng đều bắt nguồn từ trước chiếc cổng làng. 
Ông Việt cũng đã từng được theo cha qua cổng làng Thành Công, nghe các cụ chuyện trò với nhau về chiếc cổng làng. Ai nấy đều khẳng định, dù người làng có đi làm ăn nơi đâu, làm nên sự nghiệp hiển hách gì thì khi về đến chiếc cổng làng sẽ thấy như trẻ thơ, xốn xang, cảm giác như được chở che, bao bọc. Và ai ai cũng ngồi lại cổng làng chuyện trò, chào hỏi các cụ già qua lại như một cách để trở về tuổi thơ. 
Theo trí nhớ của ông Việt, cha ông còn nói cổng làng cũ có đôi cột hoa, trên đó có đắp nổi chữ Nho, nét bút tài hoa như rồng bay phượng múa. Cha ông cũng đã cố gắng tìm các tư liệu để có thể biết được tên người vẽ lên những nét chữ này nhưng không thể tìm được. Cha ông bảo, cứ nhìn nét chữ thì thấy đây hẳn là chữ của một “cây đại thụ” chữ Nho hoặc bậc túc nho xứ kinh kỳ. 
Trên mỗi vế đối đều ghi đủ những thứ làm nên niềm tự hào của người làng: Tạo thứ tứ dân thành đại nghiệp/Do chi thiên tải kỷ tiên công.
Tạm dịch: Từ ấy tứ dân thành nghiệp lớn/Do đây vạn thuở nhớ công xưa. 
Cổng làng mới hiện nay cũng ghi lại đôi câu đối này, bởi truyền thống làng Thành Công vẫn được viết tiếp và giữ gìn cho con cháu đời sau; cũng như gốc gác Thành hoàng làng vẫn được các cụ truyền lại cho con cháu vào mỗi dịp lễ rước của làng. 
Cổng làng Thành Công nay.
Cổng làng Thành Công nay. 
Thần phả làng còn lưu…
Lật giở cuốn thần phả của làng, ông Nguyễn Văn Thành (74 tuổi, nguyên Trưởng ban Di tích đình Thành Công) say sưa kể: Nghề thủ công phát triển mạnh mẽ ở Kinh thành Thăng Long dưới triều Lý Huệ Tông (1210-1224). 
Nhiều người ở các châu về Thăng Long học nghề, mở phố xá buôn bán. Ông Nguyễn Diệu ở châu Ái (Thanh Hóa) cùng vợ là Mai Thị Huyền ra Thăng Long mở một xưởng dệt vải. Họ nhanh chóng nổi tiếng vì giỏi nghề, nhưng tiếc một điều lại bị muộn con.  
Năm 39 tuổi, một đêm bà vợ mơ thấy được lên mây gặp các nàng tiên đang quây quần thêu dệt. Thấy bà, họ liền tặng một tấm gấm vuông rất đẹp rồi bay về trời. Bà bừng tỉnh, sau đó liền mang thai. Đến ngày 8 tháng 3 năm Bính Thìn, bà hạ sinh được một cô con gái mặt đẹp như hoa, da trắng như tuyết. Ông Diệu bèn đặt tên là nàng La. 
Năm nàng La 18 tuổi nhan sắc khuynh thành, cơ thể toát lên mùi hương thơm ngát, văn tự tinh thông lại giỏi nghề thêu dệt, cắt may. Vải nàng dệt vừa bền vừa đẹp, thao tác lại nhanh gọn nên ai cũng phục tài. Nhiều chàng trai mong ước được kết duyên cùng nàng.
Trong số những người làm công cho ông Diệu lúc ấy có chàng trai Đoàn Thưởng quê ở Hồng Châu (Hải Dương). Cha mẹ mất sớm, Đoàn Thưởng phải gác mộng đèn sách để đi làm thợ dệt kiếm kế sinh nhai. Vốn là một tay thợ dệt lành nghề nên Đoàn  Thưởng rất hay thi tài với nàng La. Dần dần hai người cảm mến nhau và ông Diệu cũng bằng lòng nhận Đoàn Thưởng làm con rể.
Biết chồng vẫn ôm mộng văn chương nên nàng La khuyên chồng dùi mài kinh sử để lên kinh ứng thí. Nghe lời nàng, Đoàn Thưởng quyết tâm đèn sách và cuối cùng thi đỗ. Sau khi được bổ nhiệm làm quan coi sóc việc hộ, Đoàn Thưởng liền xin vua cho lập một phường thủ công ven hồ Tây. Còn nàng La nhận việc dạy nghề dệt cho dân chúng. Cách dạy của nàng được nhiều người ủng hộ, tham gia. 
Tiếng lành đồn xa, nhà vua nhiều lần mời nàng vào cung dạy cho công chúa và các cung nữ. Được nàng La chỉ dạy, các con vua, con quan ai nấy đều tinh thông văn tự, nữ công gia chánh. Trong lúc đó thì Đoàn Thưởng được thăng chức làm Đốc học ở châu Hoan, châu Ái. 
Nghe tin người anh em là Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn muốn khôi phục nhà Lý, chống lại Trần Thủ Độ, Đoàn Thưởng kéo quân về giúp sức. Thuyền đi gặp bão bị đắm, Đoàn Thưởng bị sóng cuốn đi mất tích. Nàng La nghe tin khóc cạn nước mắt. Nàng làm lễ cúng chồng rất lớn. Lễ xong, nàng liền trở về doanh trại, đem toàn bộ vàng bạc, châu báu, tiền của trong doanh trại giao cho dân bản phường để dùng vào việc hương hỏa sau này rồi  uống thuốc độc tự tử theo chồng. 
Vua hay tin rất thương xót, sai đình thần đến bản phường nơi nàng hóa làm lễ an táng và cho tu sửa doanh trại, cung điện, dựng miếu thờ tự; lại sai người dựng thêm một ngôi đền tại phường trên khoảnh đất hình đầu rồng có ấn triện hai bên tả hữu, có thế đất như chim bay, như hỏa tinh, có dòng chảy bao bọc, hai sông giao nhau. Vua còn cấp cho phường 500 quan tiền để lo việc tế tự và miễn thuế, dịch cho làng.
Cụ Trần Văn Lâm (85 tuổi) người làng Thành Công bảo, trước đây làng Thành Công bốn bề là nước nên để chọn được thế đất làm đình làng phải mất rất nhiều công sức mới lựa được gò đất cao hơn một chút. Đình làng được đặt gần cổng làng cổ trước đây như một hàm ý rằng, Thành hoàng làng luôn che chở, bảo vệ và chăm lo cho cuộc sống ấm no của người làng./.

Tin cùng chuyên mục

Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra vào tối qua (14/12) tại Vinhomes Ocean Park 3 (Ảnh: Page Anh trai vượt ngàn chông gai).

Sẽ diễn ra Concert 3 Anh trai vượt ngàn chông gai tại TP. HCM vào tháng 3/2025

(PLVN) - Tối qua (14/12), Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai đã diễn ra thành công tại Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên). Đêm diễn kéo dài khoảng 5 giờ đồng hồ, 31 anh tài cùng dàn khách mời mang đến nhiều tiết mục âm nhạc được đầu tư công phu, chỉn chu thu hút hàng ngàn khán giả tham gia. Các "anh trai" đã làm nên hiện tượng chưa từng có ở thị trường nhạc Việt.

Đọc thêm

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.