Công an, thanh tra vào cuộc vụ xin “lốt” xe 600 triệu đồng

Có hay không việc xin “lốt” xe vào Mỹ Đình hết 600 triệu sẽ được Sở GTVT Hà Nội và Bộ GTVT “đối thoại” hôm nay. Ảnh: Trọng Đảng
Có hay không việc xin “lốt” xe vào Mỹ Đình hết 600 triệu sẽ được Sở GTVT Hà Nội và Bộ GTVT “đối thoại” hôm nay. Ảnh: Trọng Đảng
(PLO) - Trước thông tin xin “lốt” xe vào bến Mỹ Đình đến 600 triệu đồng, chiều 19/10 trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, sáng nay (20/10) Sở GTVT Hà Nội tổ chức cuộc họp với Bộ GTVT và các bên liên quan, trong đó có Công an, Thanh tra thành phố để làm rõ thông tin trên.
Sở GTVT là đơn vị trực tiếp cấp "lốt" xe
Ông Linh cho biết, từ năm 2013 đến nay, để giải quyết tình trạng quá tải tại bến xe Mỹ Đình, Thành phố đã chỉ đạo không tiếp nhận thêm “lốt” mới mà chỉ duy trì ổn định ở số lượng trên 1.600 lượt xe/ngày tại bến xe này. 
Cùng với đó, kể từ 26/6 vừa qua, Bộ GTVT đã có quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh trên toàn quốc; ba bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Lương Yên không được cấp thêm lượt tuyến mới (lốt) cho đến năm 2020. 
Tuy nhiên vừa qua Bộ trưởng GTVT đã đưa ra thông tin “Xin một “lốt” xe vào bến Mỹ Đình hết đến 600 triệu đồng” đã gây sự chú ý của dư luận.
“Mặc dù chưa đưa ra bằng chứng gì kèm theo, nhưng với trách nhiệm của một đơn vị cơ sở, trực tiếp quản lý bến xe Mỹ Đình, Sở GTVT Hà Nội phải có trách nhiệm kiểm điểm, cùng với đó rà soát lại xem thực hư thông tin trên thế nào, có đúng như Bộ trưởng nói không?”, ông Linh cho hay.
Cũng theo ông Linh, sau khi tiếp nhận thông tin Bộ trưởng Giao thông nêu ra, sáng nay lãnh đạo Sở tổ chức cuộc họp với đại diện Bộ GTVT, Công an và Thanh tra thành phố để xác minh, làm rõ nội dung trên.
Liên quan đến thông tin đơn vị nào đang trực tiếp cấp “lốt” xe trên địa bàn Hà Nội hiện nay, chiều qua ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết, việc này Sở GTVT đảm nhiệm và được thực hiện theo Thông tư 63 của Bộ GTVT. Cũng theo ông Linh, hiện Sở GTVT Hà Nội đang cấp “lốt” xe hoàn toàn miễn phí cho DN.
Nói về quy trình cấp một “lốt” xe, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, khi DN muốn mở một tuyến xe chạy từ các tỉnh đến Hà Nội và ngược lại họ phải liên hệ với các bến để xem biểu đồ chạy xe. 
Nếu luồng tuyến DN muốn chạy còn trống, họ sẽ làm hồ sơ chuyển về Sở GTVT để được giải quyết. Sau khi rà soát biểu đồ, hồ sơ, nếu phù hợp với quy định, Sở GTVT Hà Nội sẽ có văn bản chấp thuận tuyến (lốt) để DN được vào bến hoạt động theo lộ trình đã xin.
Hiện Phòng Quản lý vận tải Sở GTVT là đơn vị trực tiếp giải quyết, trình các thủ tục liên quan đến cấp “lốt” để lãnh đạo Sở ký.
Chiều qua đại diện Tổng Cục Đường bộ Việt Nam cũng cho biết, lâu nay hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh chưa có quy hoạch về luồng tuyến nên việc cấp “lốt” xe phụ thuộc vào cơ chế “xin - cho” của địa phương. Tuy Bộ GTVT đã có quy định rõ ràng cho việc này (Thông tư 63) nhưng việc xin “lốt” xe vào bến vẫn phải được Sở GTVT nơi đến hoặc nơi đi “gật đầu”.
Thích “ôm” luồng tuyến xe khách?
Sau văn bản truy ngược nghi án tiêu cực chạy chọt lốt xe khách của Giám đốc Sở GTVT Hà Nội tới Bộ trưởng GTVT, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho biết từng nhận không ít “phàn nàn” của các hội viên về tiêu cực này.
Theo ông Hùng, việc dư luận nói tiêu cực trong cấp luồng tuyến vận tải hành khách là có, nhưng mức độ bao nhiêu, như thế nào chưa được kiểm chứng cụ thể. 
Thậm chí, một đơn vị được chấp thuận luồng tuyến rồi, nhưng không chạy có thể chuyển nhượng lại cho đơn vị khác với giá 100-200 triệu đồng là có, gây nhiều bức xúc cho các doanh nghiệp vận tải.
Về quy trình, để được chạy xe, đầu tiên doanh nghiệp phải có phương án khai thác, rồi xin phép Sở GTVT ở địa phương nơi đặt trụ sở, sau đó làm việc với Sở GTVT ở đầu tuyến còn lại. Sau khi được 2 Sở GTVT ở hai đầu tuyến đồng ý, DN phải ký hợp đồng với bến xe 2 bên. 
Quá trình này, nếu thuận lợi phải mất không dưới 15 ngày. Thậm chí, có trường hợp được một sở đồng ý, nhưng sở còn lại không đồng ý, lúc đó không biết phải giải quyết thế nào.
Về việc vì sao Bộ GTVT đã có chủ trương quy hoạch công khai luồng, tuyến, nhưng lại khó triển khai. Ông Hùng cho biết: Khó khăn do có lực cản từ 2 phía. Với doanh nghiệp, anh nào đã được cấp phép luồng tuyến và đang khai thác không muốn thực hiện theo quy hoạch. 
Bởi vì đơn vị khác sẽ nhảy vào tranh với mình. Với cơ quan quản lý nhà nước, họ đã và đang can thiệp quá sâu vào hoạt động vận tải, giờ bỏ đi cũng thấy trăn trở.
“Nếu bỏ được cấp phép luồng tuyến lợi ích sẽ rất nhiều, doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn. Với tuyến có nhiều đơn vị cùng khai thác, có thể đưa ra đấu thầu, vừa công bằng lại tăng thu cho ngân sách nhà nước, hiện Thái Lan họ đã thực hiện như vậy rất tốt” - ông Hùng nói.
Sẽ đấu thầu
Ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Đường bộ cho hay, đang hoàn thiện dự thảo quy định bỏ chấp thuận tuyến và sẽ trình lãnh đạo bộ ngày 20/10. Dự thảo sẽ bỏ quy định chấp thuận tuyến; các doanh nghiệp công khai đăng ký; trường hợp số xe khách đăng ký vượt số “lốt” hiện có sẽ tiến hành đấu thầu để lựa chọn. 
Cũng theo ông Quyền, việc đấu thầu chỉ dừng lại ở việc lựa chọn giữa các doanh nghiệp theo các tiêu chí, chưa thu tiền. “Chúng tôi sẽ đưa ra bộ tiêu chí trong tháng 11, các doanh nghiệp có cơ chế quản lý tốt, đảm bảo an toàn giao thông, không kể quy mô lớn hay nhỏ sẽ được lựa chọn. Phương án không thu tiền đấu giá nhằm tránh tăng chi phí cho doanh nghiệp và đẩy giá cước vận tải lên cao”, ông Quyền nói.
Đánh giá giữa phương án chấp thuận tuyến và đấu thầu, ông Quyền cho biết, phương án chấp thuận tuyến trước đây không công khai “lốt” còn trống nên tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực; phương án đấu thầu mà Bộ trưởng GTVT yêu cầu thực hiện đảm bảo công khai minh bạch và hạn chế tiêu cực.
“Tôi cũng có nghe dư luận nói có chạy chọt luồng tuyến, nhưng không nắm bắt cụ thể trường hợp nào. Nhưng nguy cơ tiêu cực của chấp thuận tuyến là có”.
Ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Đường bộ.

Đọc thêm

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'
(PLVN) - Những ngày cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến giao thông trên địa bàn Hà Nội trở nên đặc biệt sôi động. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường ứng trực ngày nghỉ, bảo đảm việc di chuyển của người dân diễn ra thuận lợi và an toàn...

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai
(PLVN) - Thành phố Lào Cai vừa nâng cấp, cải tạo dự án cầu Phố Mới với tổng vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng. Dự án nhằm mang lại diện mạo mới cho cây cầu quan trọng này, đồng thời nâng cao an toàn giao thông và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ đạo các đơn vị quản lý tập trung kiểm tra và thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT cho phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường ĐT.638 và quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh. 

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.