Giá xăng giảm sâu, cước vận tải vẫn... làm ngơ

Với mức giảm vừa qua của giá xăng, tính ra mỗi kilômét xe chạy, các hãng taxi đã giảm được ít nhất là 466 đồng
Với mức giảm vừa qua của giá xăng, tính ra mỗi kilômét xe chạy, các hãng taxi đã giảm được ít nhất là 466 đồng
(PLO) - Cứ mỗi lần xăng tăng giá là hàng loạt dịch vụ, mặt hàng đều tăng theo, trong đó có giá cước vận tải. Nhưng trước diễn biến giá xăng dầu giảm mạnh trong 2 tháng qua với tỉ lệ giảm ước tính trên 10%, hầu như các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn TP.HCM vẫn giữ nguyên mức giá cũ.
Người tiêu dùng chịu thiệt
Từ đầu năm tới nay, giá xăng dầu liên tục biến động khiến giá vận tải cũng phải điều chỉnh tăng, giảm theo. Tuy nhiên, việc giảm giá thì vẫn luôn chậm chạp hơn hẳn so với khi tăng giá. Qua 7 lần điều chỉnh giảm giá xăng liên tiếp với mức giảm không nhỏ đã giúp các doanh nghiệp (DN) vận tải “dễ thở” hơn sau thời gian khá dài tăng giá nhiên liệu. Song có vẻ họ lại chưa muốn cho người tiêu dùng “dễ thở”. 
Mỗi ngày hiện tại là mỗi ngày các DN vận tải trúng đậm vì giá xăng giảm liên tiếp mà giá cước thì vẫn giữ nguyên. Với mức giảm giá xăng dầu trên 10% so với cách đây 2 tháng, ước tính hiện tại người tiêu dùng đang phải trả thêm khoảng 25 đồng/km. 
Cụ thể, tổng mức giảm từ tháng 6 đến nay của dầu diesel là 2.940 đồng/lít, xăng A92 giảm 2.180 đồng/lít. Đơn cử một xe khách 30 chỗ với mức tiêu thụ khoảng 15 lít nhiên liệu/100km thì mỗi lượt 100km nhà xe ăn ra được 44.000 đồng đối với xe chạy dầu và 32.700 đồng đối với xe chạy xăng. 
Dịch vụ xe tải, xe khách được hưởng lợi lớn nhất trong thời gian vừa qua do giá dầu diesel giảm mạnh. Nhưng mặc cho giá giảm, các DN vận tải hành khách vẫn lặng thinh. Lý giải về thực tế trên, ông Trần Văn Phương, Phó Tổng Giám đốc Cty CP Bến xe Miền Tây (TP.HCM) cho rằng, do một số DN vận tải trước đó dù giá xăng đã tăng nhưng không xây dựng kế hoạch tăng giá để đảm bảo tính cạnh tranh giữ lượng khách nhất định nên “việc giảm giá trong thời điểm này là khó”(?). 
Doanh nghiệp “án binh bất động”
Trước đó trong tháng 5, cùng với việc xăng tăng giá sốc 1.950 đồng/lít vào ngày 5/5, các DN vận tải, taxi đã đồng loạt đề xuất tăng giá cước. Song khi xăng dầu quay đầu giảm giá liên tiếp trong thời gian gần đây thì các DN vận tải lại không hề có động thái giảm giá cước. Điều này không những trực tiếp gây thua thiệt cho hành khách mà còn gián tiếp khiến giá hàng hóa giữ ở mức cao, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của nền kinh tế. 
Tính toán thực tế của các hãng taxi cho thấy chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 39% tổng các loại chi phí tạo nên giá thành, tương đương khoảng 5.070 đồng/km xe chạy. Với mức giảm nói trên của giá xăng, tính ra mỗi kilômét xe chạy đã giảm được ít nhất là 466 đồng. Sau khi giá xăng dầu giảm sâu, lãnh đạo các bến xe trên địa bàn TP.HCM đã nhắc nhở các chủ hãng xe nên điều chỉnh hạ giá cước, nhưng hầu hết các DN này đều im lìm, “án binh bất động”.
Theo đánh giá của một giám đốc bến xe, vì lợi nhuận, việc các DN vận tải tăng thì “chóng”, giảm thì “chầy” là đương nhiên. Vì thế, nếu không có “bàn tay” đốc thúc của cơ quan nhà nước, các DN vận tải không dại gì hạ giá cước. 
Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Tổng Thư ký Hội Thẩm định giá Việt Nam cũng cho rằng, nếu chỉ mong chờ DN tự động giảm giá là rất khó. Do đó, cơ quan chức năng cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa. Trong đó, cơ quan quản lý vận tải và giá cần phối hợp kiểm tra chặt chẽ, xử lý với các trường hợp chây ì không giảm giá cước. 
Hai Bộ Tài chính và GTVT cũng đã yêu cầu các DN vận tải kê khai lại giá, tính toán chi phí đầu vào giảm để giảm giá cước tương ứng. Mới nhất, Bộ Tài chính vừa có văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, điều chỉnh lại cước vận tải để phù hợp với tình hình giá xăng dầu giảm.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Thêm trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 1/6

(PLVN) - Nhà xe sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên Giấy phép kinh doanh (GPKD) từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp GPKD hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên GPKD 6 tháng liên tục trở lên...

Đọc thêm

Dồn sức thông xe hai dự án cao tốc Bắc - Nam trước 30/4

Thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. (Ảnh: Nhà thầu dự án cung cấp)
(PLVN) - Không chỉ thi công 3 ca, 4 kíp suốt ngày đêm, nhiều nhà thầu còn sẵn sàng tăng cường máy móc, nhân lực sang hỗ trợ nhà thầu khác đang gặp khó để nỗ lực đưa 2 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào hoạt động trước dịp 30/4.

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...